Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

11 cách dạy con từ 1 tuổi phát triển kỹ năng xã hội

Cách dạy con từ 1 tuổi phát triển kỹ năng xã hội rất đa dạng. Từ 1 tuổi trở đi, bé bắt đầu hình thành một số đặc điểm tâm lý phức tạp. Việc giáo dục trẻ trong giai đoạn này cần phù hợp với những biến đổi tâm lý của từng bé. Hôm nay, Mom.vn sẽ gợi ý bố mẹ cần dạy cho bé những kỹ năng xã hội nào bắt đầu từ 1 tuổi trở đi nhé.Có rất nhiều cách dạy con từ 1 tuổi về kỹ năng xã hội khác nhau. Tất cả đều dựa trên nền tảng sự phát triển tâm lý trẻ trên 1 tuổi.

1. Dạy cho bé cách khám phá thế giới xung quanh, định hướng sự tò mò

Trẻ ở độ tuổi 1 – 6 đang trong quá trình mở rộng môi trường tương tác từ gia đình ra xã hội bên ngoài. Do đó, tiếp xúc với thế giới mới lạ và đầy rẫy những điều thú vị xung quanh, bé vừa ngạc nhiên, vừa vô cùng hứng thú.


Bạn có thể bắt gặp một đứa bé vừa biết đi đã chui hết các ngóc ngách trong nhà, nhặt những món đồ rơi vãi trên sàn và…bỏ vào miệng! Điều này là bình thường, vì bé đang khám phá đấy! Nhưng cũng lưu ý là, phụ huynh cần theo sát nhé, tránh trường hợp xấu xảy ra. Và phải đảm bảo mọi vật dụng trong nhà đều được vệ sinh sạch sẽ, tạo điều kiện an toàn cho con mình “nếm trải”.

bé đeo kính tò mò

Định hướng sự tò mò đúng đắn là cách dạy con từ 1 tuổi trở lên. Ảnh: Internet

Lên 3, bé bắt đầu ồ ạt với những câu hỏi “Tại sao”, “Tại sao”, và “Tại sao”. Khi này, kỹ năng ngôn ngữ phát triển, vốn từ được mở rộng. Bé sử dụng lời nói nhiều hơn để tìm hiểu thông tin nhiều nhất có thể về những thứ khiến mình tò mò. Ngay từ bây giờ, hãy chuẩn bị sẵn cho mình kiến thức về tất tần tật mọi thứ trên đời, để sẵn sàng đối diện với những câu hỏi của con nhé.

2. Cách dạy con từ 1 tuổi phát triển kỹ năng vận động

Từ 1 tuổi, trẻ đang hoàn thiện kỹ năng tập đi, và một số thao tác tay, chân phức tạp hơn. Bố mẹ cần dành thời gian ở bên con nhiều hơn, tập cho bé đi thật vững, tham gia nhiều hoạt động lành mạnh. Vào cuối tuần, có thể cho bé ra công viên, hoặc cùng tập thể dục cùng bố mẹ.


Thiên nhiên sẽ là môi trường vô cùng thuận lợi và lành mạnh để bé tăng cường vận động và thỏa thích óc tò mò. Công cụ hỗ trợ rất đơn giản, bố mẹ có thể tập bé tung banh nhựa, thảy bóng, chơi nghịch cát an toàn tại các khu vui chơi đảm bảo vệ sinh.

3. Tạo cơ hội cho bé phát triển ngôn ngữ

Từ 1 tuổi trở đi, bé bắt đầu hình thành một số từ bập bẹ, như “baba”, “mama”,…Để một đứa trẻ phát triển ngôn ngữ toàn diện và phong phú, cách tốt nhất luôn là. Bố mẹ hãy cứ nhớ rằng, một đứa bé trên 1 tuổi học nói, cũng tương tự như người lớn học ngoại ngữ vậy. Giai đoạn đầu tiếp xúc một ngôn ngữ mới lạ, hẳn rất bỡ ngỡ và bối rối vì vốn từ vựng bao la. Và bạn biết đó, càng cố gắng nạp nhiều từ mới thì bản thân mới phát triển ngôn ngữ phong phú được.


Thế nên, hãy nói chuyện với con thật nhiều, dạy con từ những điều nhỏ nhất. Ví dụ, chỉ vào cái bàn và nói “cái bàn” nhiều lần. Thậm chí, cầm tay bé nhẹ nhàng đặt vào cái bàn và đọc tên vật dụng đó giúp bé nhớ lâu.

ba mẹ nói chuyện vui vẻ với con

Nói chuyện với con thật nhiều để phát triển ngôn ngữ. Ảnh: Internet

 

4. Tập cho bé thói quen đọc sách ngay từ nhỏ

Đây là thói quen tốt mà người Nhật luôn dạy cho con từ 1 tuổi trở đi. Bé còn nhỏ, dù chưa đọc và nói được, nhưng bé có thể theo dõi hình ảnh và nhìn mặt chữ. Trí nhớ của trẻ rất tốt. Và đây cũng là cơ hội để bố mẹ dạy ngôn ngữ cho con. Mỗi tối, hãy dành ra từ 20 đến 30 phút tối trước khi đi ngủ, cho con xem một quyển sách có tranh vẽ thú vị, ít chữ.


Đọc cho bé nghe, đồng thời chỉ vào tranh và đọc tên cho bé học từ vựng. Khi kỹ năng ngôn ngữ của con phong phú hơn, bạn sẽ thấy được hiệu quả từ cách dạy con này.

5. Tập cho con kỹ năng tự chơi một mình

Cách dạy con từ 1 tuổi tự chơi một mình rất có ích, giúp bé học cách theo đuổi việc gì đó bằng ý chí của mình. Đồng thời, theo thời gian, chính kỹ năng tưởng chừng đơn giản này lại có thể hình thành được tính tự lập cho bé từ rất sớm.


Khi bé có thể một mình xử lý được các tình huống khi tự chơi, thì khi lớn lên, bé cũng có thể chủ động tìm được phương pháp vượt qua khó khăn ở môi trường xã hội.

6. Cách dạy con từ 1 tuổi thông qua trò chơi

bé chơi xếp gỗ 1 mình

Trò chơi là một công cụ giúp phát triển trí tuệ toàn diện. Ảnh: Internet

Trò chơi là một trong những hình thức giúp bé phát triển tư duy và trí thông minh tuyệt vời. Một số trò chơi rèn luyện vận động tinh như xâu chuỗi hạt, xếp hình, xếp các khối gỗ vào khuôn,… Số khác tạo môi trường cho trẻ chơi và phát triển trí tuệ, chẳng hạn như các câu đố vui, trò chơi dân gian.


Hoặc, các trò chơi được lồng ghép vào bài hát, thơ ca, truyện kể ở các trường mầm non cho bé phát triển tư duy và trí nhớ toàn diện.

7. Dạy bé kỹ năng tự thu dọn đồ chơi

Đây là một trong những thói quen tốt cần dạy cho con ngay từ nhỏ. Điều này giúp bé hình thành tính gọn gàng, ngăn nắp, biết bảo quản vật dụng của mình. Đồng thời, phát triển tính trách nhiệm, khả năng tự tin, độc lập, không ỷ lại hay chờ đợi người khác làm thay cho mình.

8. Không cấm đoán trẻ

Chúng ta cần nhớ rằng, cái gì càng bị cấm, thì trẻ càng có nguy cơ cao sẽ làm, không bằng cách này thì bằng cách khác. Vì với bản tính tò mò, cái tôi đang được hình thành chưa định hướng đúng đắn, một số bé bướng bỉnh sẽ thường đi ngược lại với những gì người lớn “cấm đoán”. Với một số khác thì bé dần mất đi sự tự tin, không dám làm bất cứ điều gì vì sợ bị la mắng.


Phụ huynh chúng ta không ai mong muốn điều đó. Hãy dạy con bạn thực sự tự lập, và tự tin, có khả năng chịu trách nhiệm cho những gì mình lựa chọn khi trưởng thành. Vì bố mẹ không theo con cả đời được. Thay vì nói “Con không được…” hay “Con phải…”, “Cấm con…”, hãy dùng những ngữ pháp nhẹ nhàng hơn.

mẹ thảo luận với con gái

Hãy gợi ý cho con lựa chọn cách làm lành mạnh hơn. Ảnh: Internet

Ví dụ, “Thay vì làm cái đó, con hãy thử…” – nghĩa là, bạn đề xuất cho bé một lựa chọn khác tốt hơn. Đó là thứ bạn muốn bé làm nhưng dưới dạng một câu đề nghị để bé cân nhắc và lựa chọn. Điều này còn dạy cho bé 1 thông điệp giáo dục khác, đó là, khi làm một việc, chúng ta có rất nhiều cách. Hãy cân nhắc để lựa chọn cách nào lành mạnh hơn, tốt hơn, kết quả an toàn hơn.

9. Cách dạy con từ 1 tuổi biết chia sẻ, biết yêu thương

Dạy con biết yêu thương người khác không chỉ là kỹ năng xã hội cần thiết, mà còn là một đức tính vô cùng quý báu của văn hóa người Việt chúng ta. Một đứa trẻ ngay từ nhỏ biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với những người có hoàn cảnh không may mắn, thì khi trưởng thành sẽ là một nhân cách được nhiều người yêu thương, quý trọng.


Để dạy bé kỹ năng này, trước hết, bố mẹ là những người làm gương để trẻ học theo. Bạn có thể bắt đầu với việc khuyến khích con gom đồ cũ tặng lại cho bạn bè miền Trung lũ lụt, hoặc những đứa trẻ mồ côi, không gia đình. Đồng thời, nói cho trẻ hiểu ý nghĩa của việc mình đang làm, bé sẽ cảm thấy tự hào và có động lực thực hiện hơn.

10. Dạy con từ 1 tuổi học nói cám ơn và xin lỗi

Nói cám ơn và xin lỗi thể hiện nét văn hóa lịch sự trong cộng đồng của một người. Hơn nữa, còn thể hiện tính trách nhiệm, khả năng ứng phó tình huống của bản thân khi có sự cố. Cách dạy con từ 1 tuổi học nói cám ơn và xin lỗi thực chất không khó, nhưng đòi hỏi sự kiên trì.


Khi bé mới bập bẹ nói được các tiếng đơn giản, hãy tập bé cúi đầu nói “ạ” khi được người khác cho quà. Sau này, bé lớn hơn, thì thay thế vào đó là hành động cúi đầu, khoanh tay lại và nói “cám ơn”. Tương tự với cách dạy bé học nói lời xin lỗi. Khi bé làm sai điều gì đó, tập bé khoanh tay, cúi đầu và “ạ”. Lớn hơn một chút, bé học nói được nhiều từ có 2 – 3 tiếng trở lên, thì tập cho bé thay vào đó với cụm từ “xin lỗi”.

11. Dạy con biết cách tôn trọng người khác

bé hỏi ý kiến người lớn

Hãy tập cho bé biết cách tôn trọng người khác. Ảnh: Internet

Khi còn bé, trẻ hành động theo những suy nghĩ đơn giản của bản thân. Nhất là ở độ tuổi lên 3, cái tôi cá nhân dần thành hình, bé xem mình là “cái rốn của vũ trụ”. Bé làm mọi việc một cách bản năng, tự ý chứ không dò hỏi ý kiến người khác. Điều này không tốt, dù bé không cố ý như thế. Bố mẹ cần rèn cho bé thói quen tôn trọng đồ dùng, cũng như không gian cá nhân của người khác. Khi bé muốn lấy đồ vật gì đó không phải của mình, hãy tập hỏi ý kiến chủ nhân rồi mới hành động.


11 kỹ năng xã hội trên đây đều là những quy tắc quan trọng mà bố mẹ cần bổ sung vào cách dạy con từ 1 tuổi trở lên. Lớn hơn 1 tuổi, bé dần đặt những bước chân đầu tiên vào thế giới xã hội, tập khám phá mọi thứ xung quanh. Hãy rèn cho bé những thói quen tốt ngay từ nhỏ, để khi trưởng thành, nhân cách con hoàn thiện tích cực. Khi con lớn lên, bố mẹ sẽ tự hào thấy được hiệu quả của việc giáo dục con từ những điều nhỏ nhặt nhất. Chúc bố mẹ thành công với 11 kỹ năng xã hội cần rèn con nhé.

 

 

 

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart