Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

5 bệnh lý trẻ sơ sinh thường gặp phải và cách xử lý mẹ nên nằm lòng

Có nhiều bệnh lý trẻ sơ sinh thường gặp sau khi sinh do sức đề kháng của bé yếu rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Các bệnh thường gặp ở bé sơ sinh phần lớn không nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng mẹ không biết cách xử lý kịp thời có thể khiến bé chịu nhiều biến chứng đáng tiếc. Chủ động tìm hiểu thông tin về các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh sẽ giúp cha mẹ nhận biết và kịp thời tìm được hướng khắc phục. Sau đây sẽ là một số bệnh lý bé thường gặp và phương pháp giúp cha mẹ nhanh chóng phát hiện xử lý kịp thời cho con yêu.

1. Rôm sảy

Một trong các bệnh lý trẻ sơ sinh thường gặp nhất là chứng rôm sảy. Đó là hiện tượng những nốt sần đỏ xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau và đặc biệt là những vùng da nơi nếp gấp khiến cho trẻ có cảm giác ngứa ngày khó chịu. Hiện tượng rôm sảy thường xảy ra bởi một vài nguyên nhân như: mùa hè nóng mồ hôi bé không thoát được ra ngoài làm cho rôm sảy phát triển, mùa đông cha mẹ ủ ấm quá lâu cũng gây rôm sảy cho bé, vệ sinh cho bé kém… Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mẹ cần chọn cho bé những phương pháp xử lý khác nhau.

trẻ sơ sinh nổi rơm sẩy

Bé lý trẻ sơ sinh thường gặp nhất là nổi rôm sảy. Ảnh: Internet

Cách xử lý khi bé bị rôm sảy:

  • Sắp xếp phòng ngủ của bé rộng rãi, thoáng mát, chọn cho bé những bộ quần áo vải coton mềm, nhạt màu.
  • Tắm cho bé hàng ngày để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho da, mẹ có thể dùng mướp đắng tắm cho bé, lá sài đất, trè xanh để sạch sẽ và trị rôm sảy tốt.
  • Không nên sử dụng phấn rôm bôi lên vùng có sảy.
  • Vào mùa đông nếu ủ ấm quá lâu cho bé thì mẹ nên thường xuyên kiểm tra lưng bé xem có mồ hôi hay không.
  • Quần áo của bé cần được giặt giũ và phơi khô ở nơi sạch sẽ và không có khói bụi.

2. Hăm da

Các vết hăm xảy ra ở các vùng như mông, bụng dưới, đùi trên có màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch gây đau và có thể bong vảy. Bệnh trải qua nhiều cấp độ, từ những vết ửng đỏ đến rộp nước ở vùng mông, bẹn. Bé bị hăm tã thường phải chịu rất nhiều đau đớn.

bé bị hăm da

Da bé bị hăm gây đau đớn ngứa ngáy và khó chịu. Ảnh: Internet

Cách xử lý vết hăm da cho bé:

  • Giữ cho vùng mông, bụng dưới, đùi thông thoáng, làm sạch vùng da bị hăm bàng nước ấm, sạch nhất.
  • Không dùng phấn rôm bôi lên vùng hăm của bé vì sẽ làm lỗ chân lông bị bí lại, gây kích ứng da nặng hơn.
  • Lau sạch sẽ và khô thoáng vùng bẹn và mông sau khi bé đi tiểu.
  • Mặc loại quần rộng, chất liệu mỏng, dể thấm nước.

3. Nôn trớ

Bộ phận thực quản, dạ dày ở trẻ sơ sinh gần như là một đường thẳng và chưa tạo thành góc cong như người lớn. Khi mẹ cho bé ăn quá nhiều thức ăn sẽ khiến cho bé dễ bị nôn trớ. Biện pháp xử lý nhanh cho bé bị nôn trớ:

  • Mẹ đặt bé nằm nghiêng và bế bé cho đầu cúi thấp và để nông cao.
  • Vỗ nhẹ vào lưng bé.
  • Vệ sinh mũi miệng bé sạch sẽ.
bé bị nôn trớ

Bệnh lý trẻ sơ sinh thường gặp bao gồm cả chứng hay nôn trớ của bé. Ảnh: Internet

4. Táo bón

Trong số các bệnh lý trẻ sơ sinh thường gặp luôn có chứng táo bón đi kèm. Biểu hiện của bệnh táo bón ở bé sơ sinh là: số lần đi tiểu của bé sơ sinh dưới 2 lần/ngày, bé đỏ mặt và khó chịu trước khi đi tiểu, thấy phân bé rắn…Cách xử lý bé bị táo bón như sau:

  • Thay đổi chế độ ăn của mẹ vì nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé là sữa mẹ, mẹ cần bổ sung chế độ dinh dưỡng nhiều rau quả, giàu chất xơ và uống nhiều nước.
  • Xoa bụng cho bé theo khung đại tràng, theo chiều khung đại tràng 3 – 4 lần trong ngày.
  • Pha nước ấm với tỷ lệ 1 mật ong 3 nước và bôi vào lỗ hậu môn để tạo phản xạ ị cho bé.
bé bị táo bón

Táo bón cũng là một trong các bệnh lý trẻ sơ sinh khiến trẻ khó khăn khi đi ngoài. Ảnh: Internet

5. Sốt

Sốt là một trong những bệnh lý trẻ sơ sinh thường hay mắc phải. Nguyên nhân bé sơ sinh sốt là do virut hoặc vi khuẩn gây bệnh hoặc mẹ mặc quá nhiều quần áo làm cho môi trường bên trong cơ thể bé nóng. Trẻ sơ sinh còn chưa điều tiết được thân nhiệt, đôi khi nhiều bé sơ sinh sau khi tiêm phòng về hay có dấu hiệu bị sốt. Mẹ nên theo dõi hoặc đưa bé đến ngay bệnh viện để kiểm tra kịp thời.


Cách xử lý khi bé sốt:

  • Thường xuyên dùng nhiệt kế theo dõi, đo nhiệt độ cho bé.
  • Cho bé mặc quần áo rộng tạo cảm giác thông thoáng cho bé.
  • Cho bé bú mẹ, bổ sung nước nhiều hơn.
  • Sử dụng khăn thấm nước ấm để lau trán, nách và tay chân cho bé.
  • Mẹ cần theo dõi nếu bệnh tiến triển nặng hơn cần đưa bé đi khám bác sĩ.
đo nhiệt độ cho bé bị sốt

Mẹ nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể bằng cách cặp nhiệt kế khi bé sốt li bì. Ảnh: Internet

Bài viết này chúng tôi chia sẻ đến phụ huynh những bệnh lý trẻ sơ sinh thường gặp và những biện pháp xử lý kịp thời. Trong trường hợp bé có những biểu hiện nặng tốt nhất là cha mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế để khám và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart