Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Bà bầu bị chóng mặt trong thai kỳ cùng 6 nguyên nhân chủ yếu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bà bầu bị chóng mặt trong thời gian đang mang thai. Một trong những nguyên nhân đó có thể là do sự thay đổi của huyết áp đã khiến cho tim mạch và hệ thần kinh không thích ứng kịp. Điều này sẽ khiến cho các mẹ bầu thường xuyên rơi vào trạng thái chóng mặt và hoa mắt, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thai kỳ. Vậy, còn những nguyên nhân nào khác khiến cho bà bầu dễ bị chóng mặt, các mẹ đã biết chưa?

1. Sự thay đổi của hệ thống tim mạch

Vì sao bà bầu bị chóng mặt? Khi bước vào thai kỳ, hệ thông tim mạch của các mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi lớn. Theo đó, nhịp tim sẽ tăng lên trong khi huyết áp lại lên xuống thất thường. Giai đoạn đầu thai kỳ là thời điểm mà tình trạng huyết áp của các mẹ bầu bắt đầu giảm xuống. Nó sẽ ở mức thấp nhất khi vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và dần ổn định vào cuối thai kỳ.

Nếu xảy ra tình trạng hóa mắt, chóng mặt, tốt nhất các mẹ nên ngồi xuống

Nếu xảy ra tình trạng hóa mắt, chóng mặt, tốt nhất các mẹ nên ngồi xuống. Ảnh: Internet

Nếu xảy ra tình trạng hóa mắt, chóng mặt, tốt nhất các mẹ nên ngồi xuống ngau để tránh bị ngã. Trường hợp bà bầu bị chóng mặt khi đang chạy xe thì nên dừng xe ngay lập tức để tránh gây ra tai nạn khi đang lưu thông.

2. Bà bầu sẽ dễ bị chóng mặt nếu đứng dậy quá nhanh

Khi ngồi xuống, máu trong cơ thể mẹ bầu sẽ dồn xuống bàn chân và bắp chân. Do đó, nếu đột nhiên đứng dậy quá nhanh sẽ khiến huyết áp giảm xuống một cách đột ngột, gây ra tình trạng choáng váng. Để khắc phục tình trạng này, các mẹ nên đứng dậy từ từ và đứng im một chỗ trong vài phút để máu huyết lưu thông. Bên cạnh đó, nếu phải đứng ở một địa điểm trong thời gian dài các mẹ nên tìm cách di chuyển, tránh mặc quần bó sát để quá trình lưu thông máu được diễn ra một cách thuận lợi hơn.

3. Nằm ngửa là nguyên nhân khiến cho bà bầu bị chóng mặt

Khi bước qua tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3, sự phát triển của thai nhi có thể làm chậm quá trình tuần hoàn máu ở đôi chân của các mẹ. Đồng thời, trọng lượng thai nhi tăng dần cũng sẽ gây áp lực lên các động mạch chủ. Do đó, khi nằm ngửa nhịp tim của bà bầu sẽ tăng lên trong khi huyết áp sẽ giảm xuống. Đây chính là nguyên nhân gây chóng mặt ở các mẹ bầu.

Bà bầu nên nằm nghiêng để tránh bị chóng mặt

Bà bầu nên nằm nghiêng để tránh bị chóng mặt. Ảnh: Internet

4. Chóng mặt do thiếu máu và chất dinh dưỡng

Chế độ ăn uống nghèo chất dinh dưỡng sẽ khiến cho bà bầu dễ bị hạ đường huyết, từ đó dẫn đến nguy cơ bị hoa mắt, chóng mặt thường xuyên hơn. Và việc thiếu nước trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng có thể dẫn đến tình trạng tương tự. Để tránh bị hạ đường huyết, các mẹ nên bổ sung thực phẩm đầy đủ chất, đặc biệt là chất sắt. Thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu ở các mẹ bầu. Việc thiếu hồng cầu để cung cấp oxi cho não và các cơ quan khác cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho các mẹ dễ dàng bị chóng mặt.

5. Môi trường nóng bức

Nếu làm việc hoặc sinh sống trong một môi trường quá nóng bức sẽ khiến cho các mẹ dễ bị giãn mạch máu, dẫn tới nguy cơ bị tuột huyết áp gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng sẽ diễn ra tương tự nếu như các mẹ đi tắm hơi. Nếu các mẹ dễ bị chóng mặt do thời tiết thì nên tránh đến những nơi đông đúc, những khu vực nắng nóng để đảm bảo an toàn.

Bà bầu không nên tắm hơi để tránh bị chóng mặt hoa mắt

Bà bầu không nên tắm hơi để tránh bị chóng mặt hoa mắt. Ảnh: Internet

6. Chóng mặt do mất nước

Nếu các mẹ đang rơi vào trạng thái lo lắng hay tập luyện quá sức cũng sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt do mất nước. Do đó, các mẹ nên xây dựng một chế độ tập luyện phù hợp, nếu xuất hiện tình trạng chóng mặt, các mẹ nên dừng tập ngay để tránh té ngã, dẫn tới những sự cố ngoài ý muốn có thể xảy ra.

Bà bầu bị chóng mặt trong thời gian mang thai là một trong những tình trạng khá phổ biến ở đa số phụ nữ. Để hạn chế bị chóng mặt, các mẹ nên lưu ý những trường hợp đã được trình bày trong bài viết trên đây. Nếu thường xuyên bị choáng váng, chóng mặt và hoa mắt nặng sau khi bị chấn thương, thậm chí là bị ngất, các mẹ nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart