Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Bà bầu ăn mít được không? Có tốt không? Nên ăn như thế nào?

Khi mang thai 3 tháng đầu bà bầu ăn mít được không với những nội dung liên quan tới lợi ích và tác hại của việc ăn mít mà chúng tôi sắp sửa liệt kê ra ngay sau đây sẽ cung cấp cho thai phụ thật nhiều kiến thức trước khi bước vào chặng hành trình chăm sóc sức khỏe trong suốt chặng hành trình 9 tháng 10 ngày của mình.

Mít là một trong những loại trái cây chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ngoài ăn mít từng múi theo cách thông thường thì người ta còn dùng thức quả ngày làm chè, làm bánh, làm kem hay sinh tố giải nhiệt mùa nắng nóng. Nhiều thắc mắc đặt ra không biết liệu rằng trong thời gian bầu bí, việc ăn mít có thật sự nên hay không, hôm nay chuyên mục sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật mọi điều để từ đó biết cách bổ sung sao cho phù hợp nhất nhằm đảm bảo tốt hơn cho quá trình phát triển của thai nhi trong bụng.

Hãy cùng adayne.vn chúng tôi tìm hiểu xem bà bầu ăn mít khi mang thai 3 tháng đầu hay không ngay bây giờ nhé!

Bà bầu ăn mít được không?

Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy mít là loại thực phẩm bà bầu không nên ăn trong thời gian mang thai. Đây là loại quả có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và có nhiều tác động tích cực cho sức khỏe.

Vậy nên, bà bầu hoàn toàn có thể ăn mít như một loại trái cây tốt cho sức khỏe.

Bầu 3 tháng ăn mít có tốt không?

3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm, chính vì thế mẹ bầu thường phải cân nhắc kỹ những loại thực phẩm nên và không nên ăn.

Nếu mít là món khoái khẩu của mẹ thì tin mừng là bầu 3 tháng đầu mẹ vẫn có thể ăn mít bình thường nhé!

Đọc thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng thai kỳ

Lợi ích của mít đối với bà bầu

Có một “ngoại hình” không bắt mắt, nhưng theo các chuyên gia, giá trị dinh dưỡng mà quả mít mang lại vô cùng to lớn, nhất là với các mẹ bầu. Đây cũng là một trong số ít những loại trái cây có hàm lượng vitamin nhóm B khá cao, bao gồm vitamin B6, niacin, riboflavin, và axít folic. Không dừng lại ở đó, bà bầu ăn mít còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe mẹ và bé. Đừng bỏ qua mẹ nhé!

1. Củng cố hệ miễn dịch: Chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, ăn mít sẽ góp phần tăng cường “bức tường” miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi-rút, vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, đây cũng là một biện pháp “ngọt ngào” giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi những căn bệnh thông thường.

2. Tốt cho bà bầu cao huyết áp: Trung bình cứ 100 g mít sẽ cung cấp khoảng 303 milligram kali, có tác dụng làm giảm mức huyết áp của cơ thể. Vì vậy, thường xuyên tiêu thụ mít là cách đơn giản giúp mẹ bầu duy trì mức huyết áp trong tầm kiểm soát, nhất là những mẹ có tiền sử cao huyết áp. Ngoài ra, bà bầu ăn mít cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim và hạn chế nguy cơ bị đột quỵ.

3. Giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp: Sự gia tăng của hoóc-môn hCG trong thời gian mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến giáp trong máu, làm tăng nguy cơ rối loạn tuyến giáp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, rối loạn tuyến giáp có thể gây nguy hiểm cho cả bạn và bé. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thường xuyên ăn mít sẽ giúp duy trì những chức năng bình thường của tuyến giáp, giúp ngăn ngừa các vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ.

4. Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu: Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thường xuyên ăn mít có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bởi mít cũng là một trong những nguồn cung cấp sắt dồi dào. Tuy nhiên, so với lượng sắt từ động vật, sắt từ thực vật ít và khó hấp thu hơn hẳn.

5. Tăng cường hoạt động tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ trong mít có thể đáp ứng được 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể, giúp ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa bình thường của cơ thể. Ngoài ra, loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ màng nhầy bám ở ruột, ngăn ngừa viêm loét dạ dày và nguy cơ ung thư đại tràng.

Bà bầu có nên ăn mít khi mang thai không? phần 1

6. Bảo vệ mắt và da: Với hàm lượng vitamin A dồi dào, bà bầu ăn mít không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh về mắtmà còn có tác dụng hỗ trợ quá trình phát triển của tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương của thai nhi.

7. Giúp xương chắc khỏe: Không chỉ giàu canxi, mít còn cung cấp cho cơ thể một lượng magie phong phú, giúp hỗ trợ việc hấp thụ canxi của cơ thể. Vì vậy, nếu muốn bổ sung canxi và ngăn ngừa bệnh loãng xương khi lớn tuổi, chịu khó “măm măm” mít nhiều hơn bầu nhé!

Bà bầu có nên ăn mít khi mang thai không? phần 2

Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100 gram mít:

Năng lượng95 kcal
Carbonhydrate23 g
Đường19,08 g
Chất xơ1,5 g
Chất béo0,64 g
Protein1,72 g
Vitamin A5 mcg
Vitamin B10,105 mg
Vitamin B20,055 mg
Vitamin B30,92 mg
Vitamin B50,235 mg
Vitamin B60,329 mg
Vitamin B924 mcg
Vitamin C13,8 mg
Vitamin E0,34 mg
Canxi24 mg
Magiê28 mg
Sắt0,23 mg
Kẽm0,13 mg
Phốt-pho21 mg

Tác dụng phụ của mít đối với thai kỳ

* Dù mít nhiều dưỡng chất nhưng nó vẫn có một số tác dụng phụ với bà bầu:

1. Nếu bạn bị dị ứng với mít, bạn nên tránh hoàn toàn ăn mít, dù có đang mang thai hay không.

2. Nếu thích mít và không bị dị ứng, bạn cần phải chắc chắn rằng không ăn mít quá nhiều. Ăn quá nhiều mít có thể dẫn đến rối loạn tiêu hoá, đau, khó chịu bụng vì hàm lượng chất xơ cao.

3. Nếu bị rối loạn máu, ăn mít có thể đẩy nhanh sự đông máu và làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn.

4. Mít thậm chí có thể làm thay đổi tỷ lệ glucose ở những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn bị tiểu đường hay dễ bị bệnh này, bạn không nên ăn mít trong khi mang thai.

5. Nếu bạn đang trải qua cấy ghép mô, không tiêu thụ mít trong khi mang thai.

Bà bầu ăn mít như thế nào mới đúng?

Từ trước tới nay, nhiều bà bầu sợ ăn mít, ăn xoài, ăn nhãn khi mang thai vì sợ bị nóng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, theo ý kiến của các bác sĩ, hầu hết những loại trái cây được “gắn mác” nóng trong người đều là những loại có hàm lượng đường cao, nên có thể gây cảm giác nóng sau khi ăn, nhất là đối với những mẹ bầu bị thừa cân béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ.

Mặc dù vậy, những loại quả này vẫn chứa một lượng chất xơ, vitamin và nhiều loại khoáng chất có lợi, nên bầu vẫn có thể ăn một lượng vừa phải, khoảng từ 80 – 100 g là vừa đủ để tận dụng những lợi ích trái cây mang lại nhưng không gây hại cho cơ thể.

Đặc biệt, những mẹ bầu bị dị ứng với mít hoặc có bị rối loạn đông máu không nên ăn mít vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Với 9 lợi ích và 5 tác hại của việc bà bầu ăn mít khi mang thai vừa được chỉ ra trên đây, chắc hẳn các chị em thai phụ cũng hiểu được đâu là mặt lợi, đâu là mặt hại của loại quả này rồi phải không? Ăn nhiều mít thì sẽ rất nóng nhưng ăn đúng cách thì sẽ cực kỳ tốt cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển từng ngày của thai nhi trong bụng, vậy nên bạn cứ nghiên cứu, tìm đọc thật kĩ bài viết ở trên để bổ sung vào thực đơn tráng miệng hằng ngày sao cho hợp lý nhất nha. Lưu ý, đối với những bà bầu bị mắc chứng bệnh tiểu đường thì khi mang thai nên hạn chế ăn mít, thay vào đó là ăn các loại quả khác ít ngọt hơn, như vậy sẽ đảm bảo cho mẹ và con. Chúc bạn luôn vui. Đừng quên đồng hành và ủng hộ adayne.vn nhé!

Từ khóa:

  • bà bầu ăn mít thường xuyên có tốt không
  • bà bầu có nên ăn mít non
  • bà bầu có được ăn mía không
  • bà bầu có nên ăn sầu riêng không
  • bà bầu có nên ăn mít sấy
  • bà bầu có được ăn ổi không
  • bà bầu có nên ăn nhãn
  • bà bầu ăn mít trộn được không

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart