Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Bà bầu bị chuột rút: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Bà bầu bị chuột rút trong thai kỳ không phải là một trường hợp hiếm gặp. Biểu hiện cụ thể của tình trạng này là những cơn co rút ở vùng bụng và bắp chân. Bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi, tình trạng chuột rút ở một số bà bầu sẽ có nguy cơ biến chuyển trầm trọng hơn. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng chuột rút ở bà bầu, các mẹ đã biết chưa? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này để có cách phòng ngừa và xử lý hiệu quả nhé các mẹ!

1. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng chuột rút ở bà bầu?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng chuột rút ở vùng bụng là do phản ứng của cơ thể trước những sự thay đổi trong thai kỳ. Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ bà bầu bị chuột rút là do sự mở rộng của tử cung làm kéo giãn các cơ bắp và dây chằng của bà bầu. Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2, dây chằng vòng giúp nâng đỡ tử cung bị kéo giãn sẽ khiến cho bà bầu bị đau nhói ở vùng bụng dưới. Tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn kể từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi.

Chuột rút là một trong những tình trạng thường gặp của phụ nữ đang mang thai

Chuột rút là một trong những tình trạng thường gặp của phụ nữ đang mang thai. Ảnh: Internet

Để nâng đỡ cơ thể mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai, các cơ bắp chân sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, từ đó dẫn đến tình trạng chuột rút ở bà bầu. Bên cạnh đó, việc mở rộng tử cung cũng sẽ làm tăng áp lực lên các mạch máu, góp phần làm cho tình trạng chuột rút của bà bầu trở nên trầm trọng hơn vào những tháng cuối thai kỳ. Hơn nữa, tình trạng này còn có thể xảy ra ở cả ngày lẫn đêm bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kỳ.


Tình trạng chuột rút khi mang thai còn phản ánh tình trạng thiếu hụt một số khoáng chất vô cùng cần thiết cho cơ thể như canxi, magie, kali, vv… Do đó, để giảm bớt tình trạng chuột rút các mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng này nhé.

2. Cần phải làm gì khi bà bầu bị chuột rút trong thai kỳ?

Đối với trường hợp bà bầu bị chuột rút vùng bụng, các mẹ có thể thử ngồi, nằm hay đổi tư thế để giảm bớt cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, các mẹ có thể thử ngâm mình trong bể nước ấm, tập các bài thể dục dành cho bà bầu để các cơ được thư giãn hơn. Ngoài ra, các mẹ còn có thể chườm nước ấm ngay chỗ đau và uống nhiều nước để hạn chế bị chuột rút.

Khi bị chuột rút vùng bụng các mẹ có thể thay đổi tư thế ngồi để giảm bớt cảm giác đau

Khi bị chuột rút vùng bụng các mẹ có thể thay đổi tư thế ngồi để giảm bớt cảm giác đau. Ảnh: Internet

Đối với trường hợp bà bầu bị chuột rút ở bắp chân, các mẹ nên tránh đứng hoặc ngồi chéo chân quá lâu, cố gắng co duỗi bắp chân thường xuyên trước khi ngủ. Khi ăn tối hoặc xem tivi, các mẹ cũng nên kết hợp xoay mắt cá chân và cử động các ngón chân để cải thiện tình trạng lưu thông máu. Ngoài ra việc thường xuyên tập thể dục mỗi ngày cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hạn chế tình trạng chuột rút ở bà bầu.


Trong suốt quá trình mang thai, các mẹ nên tránh làm việc quá sức và nên uống nước thường xuyên để tránh bị chuột rút. Ngoài ra, việc tắm bằng nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp cho các cơ được thư giãn hơn, từ đó tránh được những cơn co rút khó chịu.


Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bà bầu bổ sung đầy đủ magie và canxi trước khi mang thai có thể tránh được nguy cơ bị chuột rút trong thai kỳ. Tuy nhiên cũng có một vài nghiên cứu khác đã chứng minh rằng tác dụng của canxi là không đáng kể mặc dù nó là một trong những chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho phụ nữ đang mang thai.


Nếu bị chuột rút, bà bầu nên lập tức duỗi thẳng chân và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân về phía cẳng chân. Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể massage các cơ hoặc làm nóng cơ bằng các túi nước ấm. Điều này sẽ giúp cho các mẹ nhanh chóng giảm đau và giảm bớt tình trạng chuột rút trong thai kỳ.

Nếu bị chuột rút, bà bầu nên lập tức duỗi thẳng chân

Nếu bị chuột rút, bà bầu nên lập tức duỗi thẳng chân. Ảnh: Internet

Trên đây là những cách xử lý rất hiệu quả khi bà bầu bị chuột rút. Nếu các mẹ đã thử qua hết những biện pháp này nhưng tình trạng chuột rút vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra cẩn thận hơn. Nếu chân bị sưng, đau, ấm nóng khi chạm vào, các mẹ nên lập tức trình bày với bác sĩ, vì đây có thể là dấu hiệu nhận biết của cục đông máu.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart