Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Bà bầu bị mẩn ngứa khắp người có sao không?

Mẩn ngứa khắp người ở phụ nữ mang thai do tử cung tăng trưởng, thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) cũng có thể bị khô da và ngứa..

Bà bầu bị mẩn ngứa khi mang thai có sao không?

Một số thai phụ đến khoảng tháng thứ 4 trở đi bỗng dưng xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy. Ban đầu tưởng chuyện vệ sinh, sau thì nghĩ đến dị ứng. Càng gãi càng ngứa, ăn kiêng đủ điều vẫn ngứa như thường. Có mẹ bầu phải ráng xoa dầu nóng thường xuyên cho bớt ngứa. Như vậy có đáng ngại không?


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngứa trong thai kỳ khác nhau. Ví dụ như tử cung tăng trưởng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của ngứa trong thai kỳ. Sự tăng trưởng của tử cung để có chỗ cho em bé khiến da bị giãn, khô và trở nên khó chịu, ngứa ngáy. Sự gia tăng hormone estrogen, sẽ mất tự nhiên sau khi sinh. Ngoài ra, bầu còn có thể bị ngứa vì có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc bị dị ứng thức ăn.


Cuối cùng, nhóm thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) cũng có thể bị khô da và ngứa. Chứng bệnh này có thể đi kèm dấu hiệu khác như bạn mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da. Viêm nang lông trong thai kỳ cũng có thể tạo nên cơn ngứa, với dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, gây ngứa. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác gây ngứa khi mang thai như bạn bị đổ mồ hôi nhiều; bạn mắc bệnh trĩ, có thể gây ngứa hậu môn; bị rạn da quá mức (thường xuất hiện trong những tháng cuối của thai kỳ), xuất hiện những mảng ngứa ở bụng, ngực, mông, đùi…

Bà bầu bị mẩn ngứa khắp người có sao không?

Ngứa dễ gặp ở thai phụ, tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, ngứa quá mức đến cảm thấy bứt rứt, phải bôi dầu nóng, gãi đến trầy xước da, chảy máu thì chỉ gặp ở một số ít người. Có trường hợp chỉ ngứa, không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu gì trên da. Có một số trường hơp khác thấy xuất hiện những dấu mẩn đỏ, không đau. Khi trời nóng thì thấy người mẩn đỏ nhiều hơn và ngứa cũng nhiều hơn.


Cần theo dõi kỹ những cơn ngứa, vì có thể nguyên nhân dẫn đến mẩn ngứa khi mang thai rất tự nhiên, bình thường, do hormone thay đổi…, song cũng có những nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến cảm giác ngứa như thế. Ngoài ra, ngay cả ngứa “bình thường” nhưng nếu kéo dài cũng cần điều trị sớm, vì nó dễ tạo nên cảm giác khó chịu, bứt rứt cho thai phụ, ảnh hưởng đến cả sự phát triển của bé.

Bà bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai

  • Một số thai phụ đến khoảng tháng thứ 4 trở đi bỗng dưng xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy. Ban đầu tưởng chuyện vệ sinh, sau thì nghĩ đến dị ứng. Càng gãi càng ngứa, ăn kiêng đủ điều vẫn ngứa như thường. Có mẹ bầu phải ráng xoa dầu nóng thường xuyên cho bớt ngứa. Như vậy có đáng ngại không?
  • Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngứa trong thai kỳ khác nhau. Ví dụ như tử cung tăng trưởng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của ngứa trong thai kỳ. Sự tăng trưởng của tử cung để có chỗ cho em bé khiến da bị giãn, khô và trở nên khó chịu, ngứa ngáy. Sự gia tăng hormone estrogen, sẽ mất tự nhiên sau khi sinh. Ngoài ra, bầu còn có thể bị ngứa vì có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc bị dị ứng thức ăn.
  • Cuối cùng, nhóm thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) cũng có thể bị khô da và ngứa. Chứng bệnh này có thể đi kèm dấu hiệu khác như bạn mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da. Viêm nang lông trong thai kỳ cũng có thể tạo nên cơn ngứa, với dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, gây ngứa. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác gây ngứa khi mang thai như bạn bị đổ mồ hôi nhiều; bạn mắc bệnh trĩ, có thể gây ngứa hậu môn; bị rạn da quá mức (thường xuất hiện trong những tháng cuối của thai kỳ), xuất hiện những mảng ngứa ở bụng, ngực, mông, đùi…
  • Ngứa dễ gặp ở thai phụ, tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, ngứa quá mức đến cảm thấy bứt rứt, phải bôi dầu nóng, gãi đến trầy xước da, chảy máu thì chỉ gặp ở một số ít người. Có trường hợp chỉ ngứa, không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu gì trên da. Có một số trường hơp khác thấy xuất hiện những dấu mẩn đỏ, không đau. Khi trời nóng thì thấy người mẩn đỏ nhiều hơn và ngứa cũng nhiều hơn.
  • Cần theo dõi kỹ những cơn ngứa, vì có thể nguyên nhân dẫn đến ngứa rất tự nhiên, bình thường, do hormone thay đổi…, song cũng có những nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến cảm giác ngứa như thế. Ngoài ra, ngay cả ngứa “bình thường” nhưng nếu kéo dài cũng cần điều trị sớm, vì nó dễ tạo nên cảm giác khó chịu, bứt rứt cho thai phụ, ảnh hưởng đến cả sự phát triển của bé.

Bà bầu ngứa bụng có được gãi không?

Lời khuyên của các bác sĩ là, cho dù ngứa do nguyên nhân gì, bạn cũng không bao giờ được gãi hoặc tự ý dùng thuốc gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.


Có thể giảm những triệu chứng khó chịu trên da bằng một số biện pháp sau:

  • Mặc quần áo bằng vải cotton và rộng rãi (kể cả đồ lót).
  • Tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức.
  • Tắm với nước mát hoặc nước ấm để giúp giảm ngứa
  • Tránh dùng các loại xà phòng hay chất sút tẩy rửa mạnh. Một số trường hợp có thể chỉ được tắm bằng nước chứ không dùng xà phòng. Tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da chứa dầu khoáng.
  • Chế độ ăn nên có thêm dầu ôliu (chưa tinh luyện) và các thực phẩm giàu vitamin A, D (cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa…), axit linoleic (dầu hạt lanh, dầu anh thảo, cá mòi…).
  • Uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày).
  • Giảm ngứa do thay đổi pH âm đạo bằng cách: Giữ khô và sạch vùng tam giác bằng nước pha muối loãng, thay quần nhỏ 2 lần/ngày hơn là dùng băng vệ sinh.
  • Dùng các loại kem làm ẩm da và mềm da toàn thân hay tại chỗ để làm mềm, dịu đi làn da khô và bong tróc.

theo songkhoe, vnexpress


tu khoa

  • ba bau bi ngua khi mang thai co sao khong
  • bi ngua khi mang thai co sao khong
  • nguyen nhan ba bau bi ngua
  • bà bầu ngứa bụng có được gãi không
  • mang thai bị ngứa khắp người
  • bà bầu ngứa bụng có được gãi không
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart