Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Bà bầu bị suy dinh dưỡng khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Suy dinh dưỡng khi mang thai là điều khiến các mẹ rơi trong trường hợp này đều rất hoang mang lo lắng, lo sợ sẽ gây nguy hiểm tới cả hai mẹ con. Thiếu cân khi mang bầu rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ lẫn bé và có thể gây sảy thai. Không ít người gặp tình trạng này nhưng thay vì ăn uống “vô tội vạ” để tăng cân, mẹ bầu cần có chế độ sinh hoạt cân bằng, khoa học.

1. Những nguy cơ mắc phải khi bà bầu bị suy dinh dưỡng khi mang thai 

Ngoài nguy cơ bị sảy thai ở giai đoạn đầu thai kỳ như đã đề cập ở trên, mẹ bầu thiếu cân còn phải đối diện với nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó, các bác sĩ sản khoa nhấn mạnh tới các vấn đề như:

1.1 Thai chết lưu

Theo Boldsky, nếu phụ nữ mang thai bị suy dinh dưỡng, thai nhi có thể bị chết lưu hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hiện nay, trường hợp này rất hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra. Bạn không nên bỏ qua hậu quả này và cần thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh.

vợ chồng đau khổ

Phụ nữ mang thai bị suy dinh dưỡng, thai nhi có thể bị chết lưu. Ảnh: Internet

1.2 Thai nhi sinh ra nhẹ cân

Thai phụ có chế độ dinh dưỡng kém nhiều khả năng sẽ sinh ra em bé nhẹ cân. Đa số trẻ nhẹ cân có thể dẫn đến nhiều bệnh mạn tính, thậm chí gây tử vong trong vài năm đầu của thời thơ ấu.

1.3 Tăng trưởng không đầy đủ

Chế độ ăn không đúng cách hoặc thiếu vitamin, chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai nhi có thể làm em bé phát triển chậm vì sự thiếu hụt nguồn lực từ trong cơ thể của bà mẹ.

1.4 Sinh non

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý còn khiến bạn có thể bị sinh non, em bé thiếu nhiều dưỡng chất và calo. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho em bé, bạn nên tiêu thụ khoảng 2.200 calo trong 3 tháng đầu, tăng lên đến 2.300-2.500 calo trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

1.5 Thiếu canxi

Đây là dưỡng chất cần thiết cho thai nhi, nếu bạn không nhận đủ lượng canxi, em bé sẽ lấy nó từ răng và xương của bạn. Điều này có thể dẫn đến viêm khớp, loãng xương, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

1.6 Khuyết tật ống thần kinh

Axit folic là dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Sự thiếu hụt axit folic có thể gây dị tật bẩm sinh trong ống thần kinh. Ngoài ra, những bà bầu có lượng axit folic thấp nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần so với những người cung cấp đầy đủ dưỡng chất này.

Khuyết tật ống thần kinh

Khuyết tật ống thần kinh rất cao ở những bà bầu bị suy dinh dưỡng. Ảnh: Internet

 

2. Chuẩn tăng cân thai kỳ

Suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ tăng trung bình 9 – 11 kg. Ở giai đoạn đầu tiên, mẹ bầu chỉ nên tăng từ 8 lạng tới 1,5 kg. Cân nặng của mẹ bầu trong cả thai kỳ nên tăng như sau:

  • Nếu thừa cân trước khi bắt đầu có thai, mẹ bầu chỉ nên tăng khoảng 7 – 9 kg.
  • Nếu bị béo phì, mẹ bầu nên tăng 4 – 9 kg.
  • Nếu bị thiếu cân, mẹ bầu nên tăng 12 – 18 kg.
  • Nếu mang thai đôi, mẹ bầu nên tăng 16 – 19 kg.

Có một số trường hợp, mẹ bầu rất khó để đạt được cân nặng tiêu chuẩn vì chứng ốm nghén hay bệnh lý đường tiêu hóa… Trong trường hợp này, mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học và luôn giữ tinh thần thoải mái để giảm được tối đa ảnh hưởng tiêu cực. Mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để tìm được cách tăng cân phù hợp với mình.

tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng

Mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng. Ảnh: Internet

3. Cách phòng tránh bị suy dinh dưỡng khi mang thai 

Khi bị chẩn đoán thiếu cân, mục tiêu quan trọng của mẹ bầu là phải tăng được số cân tiêu chuẩn bằng những cách an toàn, phù hợp. Mẹ bầu có thể tham khảo những gợi ý sau:

  • Không bỏ bữa, cố gắng chia nhỏ bữa ăn trong ngày để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé.
  • Mẹ bầu có thể nhấm nháp một số món ăn vặt như lạc (đậu phộng), hoa quả sấy khô, bánh quy, nho khô…
  • Thêm một chút bơ lạt vào bánh mỳ cho bữa sáng. Bơ lạc có hàm lượng calories dồi dào và tốt cho phụ nữ mang thai.
  • Nấu súp cùng với bơ để tăng giá trị dinh dưỡng cho món ăn.
  • Uống nhiều nước trái cây giàu vitamin C như nước cam, nho, đu đủ, chanh hoặc cà rốt.
  • Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ (đồ chiên, xào) vì chúng có thể làm tăng cholestrol trong máu và ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.
  • Ăn thực phẩm có hàm lượng chất béo tốt cho sức khỏe như dầu ô liu, đậu phộng hoặc quả bơ.
  • Uống vitamin và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khi đã có thai, bà mẹ phải được khám thai định kỳ đều đặn (1 tháng/lần) để thầy thuốc kịp thời phát hiện các bất thường về thai nghén và sự phát triển của thai từ đó có thể tư vấn cho bà mẹ cách chăm sóc sức khỏe để không bị suy dinh dưỡng.
miếng bơ lạt

Thêm một chút bơ lạt vào bánh mỳ cho bữa sáng. Ảnh: Internet

Trên đây, là những nguy cơ tiềm ẩn khi bà bầu bị suy dinh dưỡng khi mang thai, cũng như những lời khuyên thiết thực để phòng tránh nguy cơ bị suy dinh dưỡng cho chị em tham khảo. Vì vậy, phụ nữ khi mang thai cố gắng tiêu thụ nhiều loại rau có màu xanh đậm như rau bina, bông cải xanh, đậu lăng. Ngoài ra, bơ, nước ép trái cây, hoa quả cũng rất giàu axit folic.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart