Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Bà bầu ăn chuối có tác dụng gì? Nên ăn chuối từ tháng thứ mấy khi mang thai?

Bà bầu ăn chuối có tác dụng gì? Nên ăn chuối từ tháng thứ mấy khi mang thai? Chất kali có trong chuối còn có khả năng giảm thiểu tình trạng phù nề cho thai phụ. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân làm gia tăng tình trạng chuột rút ở bà bầu có liên quan đến sự thiếu hụt các loại thức ăn giàu kali trong thực đơn của thai phụ hàng ngày….

Bà bầu ăn chuối có tác dụng gì? Nên ăn chuối từ tháng thứ mấy khi mang thai?

Chứa nhiều vitamin B6, kali, magie và nhiều loại chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, bà bầu ăn chuối không những tốt cho sự phát triển của thai nhi mà còn giúp ngăn ngừa những triệu chứng khó chịu khi mang thai. Tuy nhiên, bạn có biết, trong nhiều trường hợp, ăn chuối khi mang thai có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe mẹ bầu?

Bà bầu ăn chuối có tác dụng gì? Nên ăn chuối từ tháng thứ mấy khi mang thai?

Bà bầu ăn chuối rất tốt cho sức khỏe thai kỳ là điều mà các chuyên gia dinh dưỡng đã khám phá ra. Trái chuối được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe của con người nói chung vì có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt rất tốt cho những ai bị bệnh dạ dày. Và chuối cũng có rất nhiều lợi ích đối với thai phụ. Cùng adayne.vn tìm hiểu công dụng của trái chuối nhé.

Bà bầu ăn chuối có tốt không? Tác dụng của quả chuối đối với bà bầu?

– Tốt cho hệ thần kinh: Trung bình một trái chuối thường chứa khoảng 0,4 mg vitamin B6, chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa đạm, chất béo và carbohydrate cho cơ thể. Đồng thời, vitamin B6 cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi. Thiếu vitamin B6 là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu, thậm chí có thể gây rối loạn hệ thần kinh.

– Ngăn ngừa chuột rút: Chỉ với 1 quả chuối mỗi ngày, lượng kali bầu nhận được đã có thể đáp ứng được 9% nhu cầu kali khuyến cáo mỗi ngày. Thêm nữa, lượng kali, magie dồi dào trong chuối cũng có tác dụng ngăn ngừa tình trạng chuột rút, đau nhức tay chân và một số triệu chứng khi mang thai khó chịu khác.

Phòng ngừa tiêu chảy khi mang thai: Bằng cách hấp thụ lượng nước dư thừa trong cơ thể, chuối giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy khi mang thai. Đồng thời, chuối cũng là vị cứu tinh lý tưởng cho những mẹ bầu bị ốm nghén nhờ hàm lượng vitamin nhóm B dồi dào.

Củng cố hệ xương vững chắc: Không phải là một trong những nguồn canxi dồi dào nhất, nhưng theo các chuyên gia, ăn chuối vẫn có tác dụng tích cực giúp bảo vệ hệ xương và răng vững chắc. Bởi trong chuối chứa nhiều fructooligosaccharides, chất tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ canxi của cơ thể.

Những công dụng của trái chuối đối với sức khỏe

  • Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, chất xơ có trong quả chuối có thể phòng ngừa được viêm loét dạ dày. Ngoài ra, các loại vitamin và khoáng chất có trong chuối cũng giúp não luôn phấn chấn và khiến tinh thần bạn vui vẻ.
  • Cứ 100g thịt chuối chứa khoảng 1,2g protein; 0,9g chất xơ; 9mg canxi; 32mg photpho; 6mg sắt và các loại vitamin A, B6, C. Nếu thường xuyên ăn chuối có thể phòng được chứng bệnh cao huyết áp vì chuối chứa nhiều kali (có tác dụng làm giảm huyết áp).
  • Chất kali có trong chuối còn có khả năng giảm thiểu tình trạng phù nề cho thai phụ. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân làm gia tăng tình trạng chuột rút ở bà bầu có liên quan đến sự thiếu hụt các loại thức ăn giàu kali trong thực đơn của thai phụ hàng ngày.
  • Vì chuối chứa nhiều axit trung tính tự nhiên nên bạn chỉ cần ăn một quả chuối, chứng ợ nóng sẽ được cải thiện ngay tức khắc. Bên cạnh đó, chuối còn cung cấp một lượng chất sắt cho cơ thể nên rất tốt cho nhóm thai phụ bị thiếu máu. bà bầu uống nước dừa có tác dụng gì?
  • Không những thế, vitamin B6 được tìm thấy trong chuối còn có khả năng giảm thiểu triệu chứng ốm nghén buổi sáng cho thai phụ. Loại vitamin này giúp cân bằng chất và tạo năng lượng nhanh cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin B6 cũng được xem như loại vitamin cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
  • Vitamin A trong chuối có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa chứng bệnh ung thư, béo phì và tiểu đường cho thai phụ.
  • Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, những biểu hiện ốm nghén có thể được giảm nhẹ bằng việc tiêu thụ vitamin B6 có nhiều trong chuối. Thêm vào đó, chuối còn là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho những phụ nữ mang thai. Một trái chuối khoảng 100g sẽ cung cấp 100kcal, bằng năng lượng của nửa chén cơm trắng và có thêm 0,8g cellulose để chống táo bón.
  • Những thành phần chính có trong chuối như kali và vitamin B6 rất cần thiết trong suốt quá trình mang thai, nó không chỉ đóng góp cho sức khỏe của người mẹ mà còn cho sự phát triển của thai nhi, giúp phát triển một hệ thần kinh trung ương khỏe mạnh.

Thực đơn giải nhiệt bổ dưỡng nhất dành cho bà bầu ăn vào mùa nắng nóng

Bà bầu ăn đu đủ chín được không khi mang thai mẹ phải biết

Bảng tra chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần CHUẨN NHẤT

Top 300 tên đẹp cho con trai con gái sinh năm 2021 tuổi Tân Sửu

Những lưu ý cần biết khi sử dụng và bảo quản chuối

  • Bạn nên bảo quản chuối chín ở nơi khô mát tự nhiên, không cần để chuối trong tủ lạnh. Chuối sẽ bị biến chất một phần nếu được dự trữ lâu trong tủ lạnh hoặc tủ ướp đá. Bạn không nên bóc vỏ chuối quá sớm trước khi ăn để tránh tình trạng chuối bị nhiễm khuẩn hoặc hao mòn các chất dinh dưỡng bên trong.
  • Chuối thường được ăn tươi, nướng (dùng làm bánh) hoặc làm sinh tố. Một cốc sữa chua dầm thêm vài lát chuối chín cũng là món ăn vặt ngon miệng, bổ dưỡng cho sức khỏe bà bầu. Nếu không, bạn có thể trộn chuối với bột, tạo thành món bánh ngon miệng.
  • Chuối khô đóng hộp cũng rất tiện dụng lại giàu dưỡng chất. Bạn có thể nhấm nháp những lát chuối khô tại nơi làm việc, khi đi dã ngoại bên ngoài…
  • Tuyệt đối tránh ăn chuối lúc đói: Các thành phần dinh dưỡng có trong chuối có thể gây nên các phản ứng không tốt cho dạ dày khi đói và làm cho bạn bị đầy bụng, khó tiêu. Ngoài chuối thì cà chua, vải thiều, chanh, quất… cũng không nên ăn lúc đói bụng.
  • Bạn cũng không nên ăn chuối như một món tráng miệng ngay sau bữa vì có thể bị đau bụng. Tốt nhất, bạn có thể dùng chuối như một món ăn vặt: Bạn ăn một lát bánh mì, bánh quy trước, khoảng nửa giờ sau thì ăn thêm một quả chuối. Hoặc bạn có thể ăn chuối sau bữa cơm chính khoảng một giờ đồng hồ. Nếu bạn bị dị ứng bởi hoa quả có nhựa như lê thì nhiều khả năng bạn cũng có thể bị dị ứng với chuối. Chuối có thể ăn hàng ngày nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều để tránh đầy bụng.
  • Chuối chứa nhiều kali, vitamin B6, mangan, đồng thời còn là nguồn cung cấp vitamin A và C và giàu chất xơ hòa tan pectin. Những bà mẹ tương lai chỉ cần chuẩn bị vài trái chuối chín vàng là có thể an tâm đi làm với những bữa ăn đơn giản và giàu năng lượng… Đây là những dưỡng chất cần thiết trong một chế độ ăn uống lành mạnh cho tất cả mọi người, trong đó có những bà mẹ tương lai.
  • Thành phần kali giúp giảm phù trong khi mang thai. Các bác sĩ khuyến khích bà bầu nên dùng những thực phẩm giàu kali như chuối để làm giảm chứng chuột rút ở chân, một vấn đề phổ biến và gây khó chịu trong thai kỳ.
  • Những bà mẹ tương lai chỉ cần chuẩn bị vài trái chuối vàng tươi ngon mỗi ngày là có thể an tâm đi làm với những bữa ăn đơn giản và giàu năng lượng. Chúng ta có thể ăn chuối trực tiếp, trộn với sữa hoặc yogurt, nướng hoặc chiên.

Những công dụng kỳ diệu của trái chuối với sức khỏe thai phụ

  • Giàu vitamin và chất khoáng: Chuối chứa nhiều sinh tố như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khoáng tố như kali, magie, sắt, phosphor, fluor và iốt vì vậy có thể cung cấp cho bà bầu và thai nhi nguồn dinh dưỡng và vitamin dồi dào.
  • Giảm chứng phiền muộn: Kali là một chất khoáng rất cần thiết giúp bình ổn chứng ợ nóng, đưa ôxy lên não và điều chỉnh lượng nước cân bằng trong cơ thể. Cơ thể bị stress khi mức độ kali thấp vì thế ăn chuối giúp tăng lượng kali và giảm stress.chuối cung cấp cho cơ thể toàn bộ sinh và khoáng tố cần thiết cho sức khỏe con người.
  • Cân bằng huyết áp: Cũng do chuối giàu kali và có lượng muối thấp nên là loại quả tốt nhất giúp huyết áp ở trạng thái ổn định.
  • Đối phó với chuột rút: Chứng chuột rút trong những tháng cuối thai kỳ luôn là nỗi ám ảnh đối với phụ nữ mang thai. Với lượng kali dồi dào, chuối không chỉ là món ăn chống chuột rút cho phụ nữ mang thai mà còn cho người lao động nặng, vận động viên,… Kali trong chuối còn giúp trí não hoạt động nhạy bén và linh hoạt.
  • Chống táo bón: Khi mang thai, bà bầu thường bị chứng táo bón nhiều hơn do tác động của thai lên hệ tiêu hóa, nồng độ progesterone ở thai phụ tăng lên, làm giảm trương lực cơ trơn dẫn đến thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột non kéo dài làm cho thai phụ dễ bị táo bón. Chuối rất giàu chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón mà bà bầu nên dung nạp hàng ngày. Mỗi ngày ăn 2 quả chuối khi bụng trống không hoặc ninh chín chuối (ninh cả vỏ), có tác dụng nhuận tràng lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu.
  • Bổ sung máu: Phụ nữ mang thai cần bổ sung chất sắt để tăng cường máu trong suốt cả thời gian diễn ra thai kỳ để tránh thiếu máu trong quá trình sinh nở. Ăn chuối sẽ giúp phụ nữ mang thai giảm bệnh thiếu máu do trong chuối có nhiều chất sắt kích thích sản sinh ra hemoglobin có tác dụng kích thích sự sản sinh của hồng cầu trong máu.

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thường bị nghén vào sáng sớm . Ăn chuối sẽ giúp các bà mẹ đang mang thai giảm những triệu chứng khó chịu vào buổi sáng như ợ chua, ợ nóng, ghê cổ… do chuối có tác dụng giảm độ axit trong dạ dày. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia, bầu chỉ nên ăn từ 1-2 trái chuối mỗi ngày. Khuyến nghị này không chỉ dựa trên những tác hại bầu có thể gặp phải khi ăn chuối mà còn dựa trên khẩu phần trái cây phù hợp trong thực đơn khuyến nghị của bà bầu. Để tận dụng những lợi ích tối đa từ trái cây, bà bầu không nên ăn quá 500 gram trái cây mỗi ngày để tránh gây hại cho sức khỏe. adayne.vn chúc các mẹ bầu luôn mạnh khỏe.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart