Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Bà bầu đau chuyển dạ lâu phải làm gì để giảm đau và tránh mất sức khi sinh?

Đau chuyển dạ lâu sẽ khiến các mẹ bầu vô cùng mệt mỏi và mất sức khi chính thức bước vào giai đoạn vượt cạn. Khi thai nhi đủ tháng và muốn chào đời thì các mẹ bầu sẽ xuất hiện các cơn đau chuyển dạ, những cơn đau này là do sự co bóp tử cung để đẩy thai nhi ra ngoài. Thời gian đau chuyển dạ ở mỗi bà bầu là khác nhau, có người chuyển dạ trong vòng 1 – 2 tiếng đồng hồ nhưng có người phải mất 10 – 18 tiếng mới sinh được. Tuy nhiên có một số mẹ bầu đau chuyển dạ lâu quá 20 tiếng, điều này khiến các sản phụ và người thân trong gia đình lo lắng. Đây là hiện tượng chuyển dạ kéo dài, tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến mẹ bầu mệt mỏi.Khi gặp phải tình trạng đau chuyển dạ lâu, các mẹ nên thực hiện các biện pháp giảm đau và nghỉ ngơi đúng cách để kích thích chuyển dạ nhanh, tránh bị mất sức khi chính thức “vượt cạn”. Để tìm hiểu chi tiết mẹ bầu nên làm gì khi đau chuyển dạ lâu để tránh đau đẻ kéo dài? mời mọi người cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

đau chuyển dạ lâu

Tình trạng đau chuyển dạ lâu khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi. Ảnh: Internet.

1. Thời gian chuyển dạ là bao lâu?

Nếu bạn thắc mắc thời gian chuyển dạ mất bao lâu thì thực chất không có thời gian chuyển dạ chung cho tất cả trường hợp. Với mỗi người thì thời gian chuyển dạ lại khác nhau, có người đau chuyển dạ lâu, người chuyển dạ nhanh và độ dài cơn chuyển dạ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Sinh con dạ hay con so.
  • Cách bạn di chuyển khi chuyển dạ.
  • Sự giãn nở của cổ tử cung.
  • Sức mạnh của các cơn co thắt.
  • Ngôi thai.

Thông thường khi sinh con đầu lòng thì thời gian chuyển dạ sẽ dài hơn so với những người sinh con lần hai, tuy nhiên không phải trường hợp này lúc nào cũng đúng vì có rất nhiều trường hợp sinh con so nhưng thời gian chuyển dạ rất nhanh.

thời gian chuyển dạ lâu

Thời gian đau chuyển dạ lâu hay nhanh tùy thuộc vào mỗi người. Ảnh: Internet.

Cường độ và giai đoạn khi chuyển dạ rất khó đoán, bạn có thể nhận thấy giai đoạn chuyển dạ bắt đầu rồi dừng lại, hoặc bạn không hề nhận ra bất cứ dấu hiệu nào ở giai đoạn đầu chuyển dạ. Đa số dấu hiệu đầu tiên bạn nhận thấy là những cơn co dồn dập, thường xuyên, khi đó bạn đã ở trong giai đoạn chuyển dạ tích cực – dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển dạ đang tiếp diễn.


Thời điểm giai đoạn chuyển dạ tích cực bắt đầu cũng khó xác định. Giai đoạn chuyển dạ tích cực được hiểu là bạn có các cơn co thường xuyên, mạnh mẽ, mỗi cơn kéo dài. Khi đó, cổ tử cung đã mở (hoặc giãn) 3 – 4cm. Cơn chuyển dạ tiếp tục cho tới khi “mở” được khoảng 10cm – tín hiệu cần thiết để người mẹ bắt đầu rặn đẩy.


Nếu sinh con đầu lòng, giai đoạn chuyển dạ tích cực có thể mất khoảng 8 tiếng. Đây là thời gian trung bình vì giai đoạn này có thể ngắn hoặc dài hơn. Sau khi cổ tử cung mở 10cm thì cần khoảng 1 – 2 tiếng rặn đẩy trước khi em bé chào đời.

sinh con so chuyển dạ lâu hơn

Sinh con so đau chuyển dạ lâu hơn sinh con lần 2. Ảnh: Internet.

Nếu bạn sinh lần hai thì thời gian chuyển dạ sẽ nhanh hơn. Giai đoạn chuyển dạ tích cực có thể mất khoảng 5 tiếng. Còn giai đoạn rặn đẩy chỉ mất khoảng 5-10 phút.


Sau khi bé chào đời, bạn bước vào giai đoạn đẩy nhau thai ra ngoài. Quá trình này có thể mất 5 – 15 phút nhưng có thể mất hàng tiếng. Nhanh hay chậm tùy vào việc có tiêm thuốc hay để tự nhiên. Nghĩa là bạn có thể được tiêm một loại thuốc giúp nhau thai nhanh tách khỏi thành tử cung, hoặc để tự nhiên để các cơn co thắt tự nhiên đẩy nhau thai ra ngoài mà không cần tiêm thuốc.

2. Mẹ bầu nên làm gì khi đau chuyển dạ lâu?

2.1. Không nên để ý đến thời gian chuyển dạ

Mình đã chuyển dạ bao lâu rồi? Bao lâu nữa thì mới có cảm giác rặn? Bao lâu nữa thì sinh? Đây dường như là những câu hỏi hợp lệ, nhưng lại không phải liều thuốc động viên tinh thần tốt nhất cho bạn, có chăng chỉ làm bạn thêm lo lắng, khó chịu và khiến cho quá trình đau chuyển dạ lâu hơn thôi.

không nên để ý thời gian chuyển dạ

Đừng quá để ý đến thời gian chuyển dạ của mình. Ảnh: Internet.

2.2. Thư giãn để tránh bị ảnh hưởng của đau chuyển dạ lâu

Đừng cố gắng chiến đấu một mình, thay vào đó nhờ đến sự trợ giúp của mọi người bất cứ khi nào có thể. Nếu thấy đau lưng trong quá trình chuyển dạ, nhờ anh xã massage, bạn sẽ thấy đỡ hơn rất nhiều. Cố gắng vận động đi lại vòng quanh, cách này giúp bảo vệ khớp và cả làn da của bạn trong quá trình rặn đẻ phải nằm ở một tư thế quá lâu.

2.3. Nghỉ ngơi đôi chút trong quá trình chuyển dạ

Trong quá trình đau chuyển dạ lâu, bà bầu nên thoải mái xuôi theo sự dẫn dắt của cơ thể. Nếu bé chưa di chuyển đến vị trí thuận lợi, cổ tử cung chưa mở đủ, điều này đồng nghĩa đây là cơ hội để bạn nghỉ ngơi để chuẩn bị sức cho quá trình vượt cạn. Ngủ một giấc ngủ ngắn, cố gắng thư giãn hết sức có thể sẽ giúp bạn có sức lực để rặn đẻ lúc vượt cạn đấy.

cố gắng nghỉ ngơi khi chuyển dạ

Quá trình đau chuyển dạ lâu nên các mẹ cố gắng nghỉ ngơi đôi chút. Ảnh: Internet.

2.4. Không nên đến bệnh viện quá sớm

Nhiều mẹ bầu khi mới có cơn đau chuyển dạ đã vội vã đến bệnh viện chờ sinh. Khi mới chỉ có máu báo và chưa có bất cứ cơn đau dữ dội hay dấu hiệu chuyển dạ đột ngột nào, bạn cứ nên thong thả, từ tốn, không làm gì phải vội. Thực chất ở nhà sẽ khiến bạn thoải mái hơn trong phòng chờ sinh của bệnh viện rất nhiều vì bạn có thể la hét vì đau đớn, nằm quằn quại trên chiếc giường, đi lại tự nhiên, xem tivi, dùng máy tính,…để giảm các cơn đau hiệu quả.


Tùy vào mỗi sản phụ mà thời gian đau chuyển dạ lâu hay chậm, chính vì vậy các mẹ không cần quá lo lắng mà hãy bình tĩnh thực hiện các vận động để hỗ trợ quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn, giảm cảm giác đau đớn khó chịu hiệu quả. Ai sinh con cũng phải trải qua cảm giác chuyển dạ đau đẻ này, để quá trình này suôn sẻ thì ngay từ giai đoạn mang thai thì các mẹ hãy nên tập thể dục vừa sức, để cơ thể khỏe mạnh, dễ sinh sản hơn nhé.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart