Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Bà bầu ăn trứng vịt lộn sinh con ra sẽ nhiều tóc?

Bà bầu ăn trứng vịt lộn sinh con ra sẽ nhiều tóc? Theo các chuyên gia, việc việc tóc dài hay ngắn, ít hay nhiều, da trắng hay đan còn phụ thuộc một phần vào yếu tố di truyền và một phần vào việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như sắt, canxi. Nếu mẹ ăn uống khoa học thì tất nhiên con sẽ khỏe mạnh, cao lớn, xinh đẹp. Vì thế, không nhất thiết chỉ có việc ăn trứng vịt lộn mới có thể làm được điều này như nhiều người vẫn nghĩ. Ngược lại, nếu tập trung dung nạp một loại thực phẩm sẽ dẫn đến những tác dụng ngược tai hại mà mẹ bầu cần lưu ý.

Bà bầu ăn trứng vịt lộn sinh con ra sẽ nhiều tóc?

Trứng vịt lộn từ lâu đã được các mẹ truyền tai nhau về công dụng “thần sầu” của nó như giúp bé mọc nhiều tóc…. Vậy thực hư lời đồn đại này như thế nào và liệu bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt hay không?

Bà bầu ăn trứng vịt lộn có được hay không?

Cho đến nay, chưa có công bố nào về việc trứng vịt lộn có thể gây hại cho bà bầu. Về cơ bản, trứng vịt lộn là một món ăn dinh dưỡng mà mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn khi mang thai của mình. Bởi một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C… Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà.

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn trong thai kỳ của mình vì ăn trứng vịt lộn trong nhiều ngày có thể khiến hàm lượng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường ở mẹ bầu. Hơn nữa, hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn khá cao, nếu ăn quá nhiều mẹ bầu dễ bị dư thừa vitamin A, rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu ăn trứng vịt lộn sinh con ra sẽ nhiều tóc?

Trứng vịt lộn là món “ăn chơi” chứa rất nhiều dinh dưỡng

Ăn trứng vịt lộn đúng cách

– Mỗi tuần, mẹ chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn và không được ăn cùng một lúc. Mẹ cần ghi nhớ, trong thai kỳ của mình, mẹ phải “nạp” dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau, chứ không chỉ chăm chăm vào một món, việc này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé.

– Trứng vịt lộn có hàm lượng đạm khá cao nên không thích hợp ăn buổi tối vì có thể gây khó tiêu, đầy hơi. Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các bệnh tim mạch, nên hạn chế không ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao.

– Rau răm thường được ăn kèm với trứng vịt lộn. Tuy nhiên, ăn rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm mẹ bầu ra máu, thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn một, hai lá rau răm để tăng hương vị thôi nhé!

– Khi ăn trứng vịt lộn, mẹ bầu không nên ăn cùng lúc các loại thực phẩm nhiều vitamin A như gan động vật hoặc uống bổ sung vitamin…

– Trứng vịt lộn khi ăn nên được rửa sạch và nấu chín kỹ. Ngoài trứng vịt lộn thì trứng gà lộn, trứng cút lộn cũng có giá trị dinh dưỡng tương tự hoặc cao hơn, nên mẹ bầu cũng cần ăn giới hạn như trứng vịt lộn vậy.

Thực hư tin đồn: Ăn trứng vịt lộn khi mang thai con sinh ra nhiều tóc?

Theo các chuyên gia, việc việc tóc dài hay ngắn, ít hay nhiều, da trắng hay đan còn phụ thuộc một phần vào yếu tố di truyền và một phần vào việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như sắt, canxi. Nếu mẹ ăn uống khoa học thì tất nhiên con sẽ khỏe mạnh, cao lớn, xinh đẹp. Vì thế, không nhất thiết chỉ có việc ăn trứng vịt lộn mới có thể làm được điều này như nhiều người vẫn nghĩ. Ngược lại, nếu tập trung dung nạp một loại thực phẩm sẽ dẫn đến những tác dụng ngược tai hại mà mẹ bầu cần lưu ý.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart