Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Bà bầu vỡ ối thì phải làm gì? Cách phòng tránh vỡ ối sớm hiệu quả

Không ít bà bầu hoang mang vỡ ối thì phải làm gì khi bước vào tháng cuối thai kỳ đúng không nào. Niềm hạnh phúc khi mang thai chưa được bao lâu thì các bà bầu phải đối mặt với nhiều vấn đề thai kỳ trong suốt thời gian mang thai như ốm nghén, rạn da, thiếu nước ối, dư ối, dinh dưỡng cho bà bầu…và đặc biệt là vấn đề vỡ ối chuyển dạ sinh con trong tuần cuối thai kỳ. Thông thường hiện tượng vỡ ối xảy ra khá bất ngờ nên các mẹ chưa kịp chuẩn bị tâm lý nên khá hoang mang không biết vỡ ối thì phải làm gì đảm bảo an toàn cho thai nhi và sức khỏe bản thân.Đừng quá lo lắng, khi vỡ ối thì chưa chắc tử cung đã mở nên các mẹ bầu chưa thể sinh ngay được nên khi gặp phải tình huống này bình tĩnh chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết, đồng thời gọi người thân đưa vào bệnh viện để các bác sĩ có thể đánh giá tình hình chính xác, và chọn phương pháp sinh phù hợp cho bà bầu tránh được những nguy hiểm không mong muốn có thể xảy ra. Nếu mẹ bầu muốn tìm hiểu chính xác khi vỡ ối thì phải làm gì? Hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây để bổ sung thêm nhiều kiến thức cho bản thân nhé.

bà bàu vỡ ối thì phải làm gì

Vỡ ối thì phải làm gì để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Ảnh: Internet

1. Vỡ ối là gì?

Nước ối là môi trường sống của thai nhi trong bụng mẹ, giúp bảo vệ bé khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài, đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh. Thông thường khi thai trên 36 tuần, bé có khả năng sống độc lập thì màng ối sẽ vỡ ra và bé chuẩn bị chào đời.


Theo các bác sĩ thì vỡ ối là hiện tượng một lượng dịch lỏng chảy ra thấm vào quần lót của mẹ bầu trong tháng cuối thai kì. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải hiện tượng này mà thực tế chỉ có khoảng 10-15% thai phụ gặp tình trạng vỡ ối.


Túi ối vỡ ra có kèm theo các cơn co thắt tử cung gây hiện tượng đau bụng ở mẹ bầu, đây là dấu hiệu sắp sinh chính xác nhất. Nếu thai nhi trên 37 tuần, mẹ bầu vỡ ối có thể sinh ngay trong vòng 24 giờ.

vỡ ối có thể xảy ra bất kỳ lúc nào

Hiện tượng vỡ ối là dấu hiệu báo thai nhi muốn chào đời. Ảnh: Internet

2. Cảm giác vỡ ối như thế nào?

Bước vào tuần cuối thai kỳ, hiện tượng vỡ ối có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kèm theo các cơn co thắt chuyển dạ. Nhưng không phải tất mẹ bầu đều vỡ nước ối trong thời gian này mà rất nhiều trường hợp vỡ ối tự nhiên lúc sinh hoặc bác sĩ chọc thủng ối khi sinh. Khoảng 1/10 phụ nữ vỡ ối trước khi kết thúc thai kỳ, điều này được gọi là thai vỡ ối non, nếu vỡ nước ối quá sớm, bác sĩ có thể phải cho bạn dùng thuốc để kích thích sinh.


Cảm giác khi vỡ ối ở mỗi người thường không giống nhau. Nước ối vỡ sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác như cái gì đó trong người bị vỡ ra, nước ối sẽ chảy ồ ạt hoặc rỉ từ từ? Có thể bạn sẽ cảm thấy tất cả những điều trên. Đối với một số người, vỡ nước ối sẽ là cảm giác nước rỉ từ từ giống như khi bạn đi tiểu! Với những người khác, nước ối chảy ra nhiều hơn và mạnh hơn.


Nhưng bình thường, mẹ bầu sẽ cảm nhận được áp lực bên trong cơ thể và cảm giác như có một túi chứa đầy nước trong cơ thể mình bị vỡ. Bạn có thể chắc chắn rằng đó là nước ối, không phải nước tiểu nếu nước không có mùi. Một số phụ nữ thậm chí còn nói rằng nó có mùi hơi ngọt, giống như clo hoặc tinh dịch! Nước ối có thể trong suốt hoặc có các vệt đỏ.

cảm giác vỡ ối như thế nào

Cảm giác vỡ ối ở mỗi người khác nhau nên khiến bà bầu lo lắng?. Ảnh: Internet.

3. Khi vỡ ối thì phải làm gì?

3.1. Bà bầu vỡ ối sau tuần thai 23 phải làm sao?

Thông thường, hiện tượng vỡ ối sẽ xảy ra vào tuần thứ 37, nếu hiện tượng vỡ ối bất ngờ mà xảy ra ở tuần thứ 23 thì quả thực là kém may mắn nhất với mẹ bầu, vì đây là biểu hiện của sinh non. Khi xảy ra tình huống vỡ ối ở tuần 23  thì bạn nên tới ngay bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và sẽ đưa ra quyết định xem có nên đẻ mổ hay không?

3.2. Bà bầu vỡ ối sau tuần thai 37 phải làm gì?

Khi vỡ ối xảy ra, ác mẹ bầu không nên lo lắng mà cần trấn tĩnh tinh thần để gọi cứu trợ từ chồng, bạn bè, người thân. Khi đển bệnh viện thì các bác sĩ sẽ kiểm tra và nắm bắt các tình hình của em bé như nhịp tim, vị trí thai nhi, cử động,.. Nhiều trường hợp thì mẹ bầu nên chuẩn bị tinh thần để bắt đầu cuộc vượt cạn ngay sau đó.


Hãy nhớ rằng, vỡ ối đồng nghĩa với nước ối đang dần cạn kiệt, môi trường sống của bé trong bụng dần mất đi nên bé dễ có nguy cơ bị viêm nhiễm trước khi chào đời. Vì vậy nếu cơn đau mà không diễn ra một cách tự nhiên thì mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc những chuyên môn để có cách xử lý tốt nhất.


Thời gian cho bạn chuẩn bị tinh thần sau vỡ ối là khoảng 24 tiếng trước khi chính thức lâm bồn

vỡ ối thì phải làm gì trước khi sinh

Vỡ ối thì phải làm gì trước khi lâm bồn sinh con. Ảnh: Internet.

3.3. Cách xử lý vỡ ối khi bà bầu ở nhà một mình

Bạn cần nhớ rằng hiện tượng vỡ ối bất ngờ có thể xảy ra bất kì lúc nào, ngay cả khi bạn đang làm việc ở văn phòng, đi siêu thị hoặc ở nhà. Đặc biệt nếu mà bạn ở một mình thì bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Nhanh chóng lấy lại bình tĩnh mà đi lấy băng vệ sinh để xử lý đầu tiên. Nếu không có thể dùng khăn sạch để thay thế. Gọi cứu trợ cho người thân hoặc bạn bè để có thể cứu giúp. Nếu có thể nữa thì bạn có thể gọi xe cấp cứu của bệnh viện để hỗ trợ.
  • Lúc chờ đợi thì bạn hãy uống thật nhiều nước hoặc sinh tố để cơ thể không bị mất nước. Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng đồ đạc cho sự lâm bồn vì bạn có thể tới bệnh viện bất kì khi nào.
  • Để giúp trấn an tinh thần thì bạn có thể nhẩm theo một bản nhạc nào đó hoặc tự nói chuyện với thai nhi để cảm nhận được sự kết nối giữa hai mẹ con.
nói chuyện với thai nhi

Vỡ ối có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên mẹ cần bình tĩnh xử lý tình huống. Ảnh: Internet.

4. Cách phòng tránh vỡ ối sớm ở bà bầu

Hiện nay chưa xác định rõ ràng nguyên nhân gây vỡ ối mà chỉ xác định được các yếu tố liên quan đến việc vỡ ối nên các mẹ bầu hãy chăm sóc bản thân thật tốt để tránh các yếu tố này. Để phòng ngừa vỡ ối sớm thì cần chăm sóc ngay từ giai đoạn trước thụ thai cho các cặp vợ chồng có kế hoạch muốn sinh bé, bao gồm tổng thể từ bản thân của vợ và chồng và tìm hiểu gia đình về các bệnh lý di truyền và bệnh lý truyền nhiễm, để có kế hoạch điều trị ngay trước khi thụ thai.


Ngay sau khi thụ thai, người mẹ được khám thai và chăm sóc tốt, cũng như những lời hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sản trong suốt thai kỳ của mình.


Điều trị dứt điểm các bệnh lý như nhiễm trùng âm đạo, viêm cổ tử cung, nhiềm trùng đường sinh dục,…để loại trừ được nguyên nhân gây vỡ ối.

cách phòng tránh vỡ ối sớm

Để giảm thiểu vỡ ối sớm các mẹ cần chăm sóc thai kỳ thật tốt. Ảnh: Internet

Dinh dưỡng trong lúc mang thai cần chú trọng, tận dụng các nguồn dinh dưỡng ngay tại địa phương mà người mẹ sinh sống, không nhất thiết phải có những chất dinh dưỡng cao sang tốn kém. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý và chăm sóc vệ sinh thân thể sạch sẽ. Tất cả các yếu tố trên sẽ đẩy lùi các nguy cơ gây ra ối vỡ non.


Những trường hợp dự phòng khả năng không cao như người mẹ đa thai, đa ối, ngôi thai bất thường, khung chậu hẹp. Cần thiết có chế độ chăm sóc và điều trị riêng, ngăn cản các yếu tố bất lợi trên những người mẹ bị đa thai, đa ối.


Nếu vỡ ối bất ngờ xảy ra, chắc hẳn các mẹ bầu không còn hoang mang vỡ ối thì phải làm gì sau khi đã theo dõi những chia sẻ trên đây. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, tốt nhất các mẹ hãy bổ sung đầy đủ các kiến thức thai kỳ cần  thiết để chăm sóc bản thân thật tốt, tránh được những nguy hiểm do thiếu kiến thức hay những bối rối khi tình huống xảy ra. Chúc các mẹ bầu vượt cạn thành công “mẹ tròn con vuông”, gia đình hạnh phúc.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart