Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Mẹ bầu sinh thường nằm viện mấy ngày mới được phép xuất viện?

Vẫn có nhiều mẹ bầu thắc mắc, sinh thường nằm viện mấy ngày sẽ được phép cho về nghỉ ngơi tại nhà. Để đảm bảo an toàn, thì mẹ sau khi sinh thường cần có thêm thời gian nằm viện để được theo dõi và chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của mình. Ở bài viết dưới đây, Mom.vn sẽ chia sẻ cho các bạn về thời gian nằm viện cần thiết sau khi sinh thường.

1. Khi nào mẹ nên sinh thường?

  • Có đủ sức khỏe để có thể rặn, hít thở để cung cấp oxy và các dưỡng chất cho trẻ trong quá trình đẻ.
  • Đường âm đạo không bị vật cản gì, có thể dễ dàng đưa con ra bằng đường âm đạo.
  • Thai nhi được khám kết luận khỏe mạnh, đủ sức khỏe để đi ra bằng đường âm đạo, không gặp tình trạng bị sa dây rốn, không bị suy thai thì các mẹ có thể đẻ thường.
có đủ sức khỏe để rặn

Mẹ được sinh thường khi có đủ sức khỏe để rặn. Ảnh: Internet

2. Ưu điểm của sinh thường

2.1 Đối với mẹ

  • Đối với phương pháp sinh thường này, các mẹ sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị tinh thần cho việc sinh nở.
  • Có thêm thời gian cảm nhận khoảnh khắc con lớn lên từng ngày, cho tới khi con chào đời.
  • Các loại thuốc gây tê, thuốc kháng sinh phục vụ cho việc sinh thường sẽ không bị ảnh hưởng gì tới nguồn sữa, cũng như sức khỏe của mẹ.
  • Quá trình sinh thường giúp kích thích lượng sữa về nhiều và nhanh hơn, nhờ đó mà bé có thể được sử dụng sữa non ngay từ khi mới chào đời.
  • Sau khi sinh thường sức khỏe mẹ được phục hồi nhanh hơn.
  • Sinh thường là phương pháp sinh tự nhiên, ít sử dụng máy móc và các loại thuốc, giúp tránh được các tác dụng phụ không đáng có cho cả mẹ và bé.
kích thích lượng sữa về nhiều

Quá trình sinh thường giúp kích thích lượng sữa về nhiều, nhanh hơn. Ảnh: Internet

2.2 Đối với con

  • Khi con được sinh thường qua đường âm đạo, sẽ được hấp thụ chất Endorphins (Một loại thuốc giảm đau tự nhiên của người mẹ tiết ra), giúp tăng khả năng thích nghi với môi trường bên ngoài của trẻ.
  • Trẻ sinh thường sẽ được kích thích lá phổi mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi hệ hô hấp tự nhiên của trẻ khi mới chào đời, tránh tình trạng bị ngạt.
  • Sữa non là nguồn sữa dinh dưỡng tốt nhất của trẻ nhỏ, vì thế các bé sinh thường sẽ được hưởng sữa non ngay từ khi mới chào đời, giúp bé nâng cao sức đề kháng, phát triển trí não và cơ thể một cách toàn diện nhất.
  • Trẻ sinh thường có được đề kháng tốt hơn so với trẻ sinh mổ, vì thế những trẻ sinh thường ít bị ốm đau.

Vậy bạn đã biết được nên sinh thường hay sinh mổ tốt cho trẻ chưa nào?

3. Sinh thường nằm viện mấy ngày?

Đối với những người sinh thường thì cần ở lại viện 3 – 4 ngày là được về. Nếu cơ thể mẹ vẫn còn yếu, lâu phục hồi thì chỉ cần sau 1 tuần mẹ sẽ được các bác sĩ cho phép xuất viện.


Bác sĩ sẽ khám cho mẹ và bé để bảo đảm rằng cả hai đều ổn trước khi cho xuất viện. Bệnh viện sẽ giao lại cho bạn sổ theo dõi sức khỏe của bé, trong đó có đầy đủ thông tin về lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm phòng cho bé. Ngoài ra, còn có số điện thoại để bạn đặt hẹn khám sức khỏe cho bé khi bé được 6 tuần tuổi.

khám cho cả 2 mẹ con

Trước khi xuất viện sẽ được bác sĩ khám cho cả 2 mẹ con. Ảnh: Internet

4. Những lưu ý khi nằm viện sau sinh thường

4.1 Thu thập kiến thức

Những ngày nằm trong bệnh viện, bạn hãy tranh thủ học hỏi kinh nghiệm của các nữ hộ sinh. Có thắc mắc gì bạn cứ hỏi ngay, lắng nghe lời họ khuyên bảo và áp dụng những gì mình thấy hữu ích.


Một số bệnh viện phụ sản có tổ chức lớp học hướng dẫn cách chăm sóc bé, cụ thể như cách cho bé bú mẹ, tắm bé và dỗ dành bé. Nếu có điều kiện, bạn hãy tham gia các lớp học này.

4.2 Tiêm chủng

Ở bệnh viện, bé sẽ được tiêm phòng theo định kỳ. Đầu tiên là vitamin K, người ta có thể cho bé tiêm một liều ngay sau khi chào đời hoặc chia thành 3 liều để uống. Liều 1 uống ngay sau khi sinh, liều 2 khi bé được 4 ngày tuổi và liều 3 lúc bé được 4 tuần tuổi.


Ngoài ra, bé còn được tiêm liều đầu tiên phòng bệnh viêm gan siêu vi B ngay sau khi sinh. Nếu bạn định xuất viện sớm sau sinh thường, bạn cần chắc rằng mình đã nắm rõ mọi thông tin cần thiết liên quan đến chuyện tiêm ngừa cho bé.

nắm rõ lịch tiêm chủng

Cần nắm rõ mọi thông tin cần thiết liên quan đến tiêm ngừa cho bé. Ảnh: Internet

4.3 Quy trình thăm khám

Quy trình thăm khám ở bệnh viện có thể làm bạn khó chịu khi hết bác sĩ đến hộ lý vào thăm hỏi, kiểm tra. Nếu ở đó có sẵn bảng “xin đừng làm phiền”, bạn không cần phải ngại, cứ lấy treo lên nắm cửa, nhất là khi bạn đang cho bé bú hoặc định chợp mắt một chút.

4.4 Dinh dưỡng khi nằm viện

Nếu thức ăn bệnh viện chuẩn bị không đủ no hoặc không vừa miệng, bạn có thể thủ sẵn vài món ăn vặt trong phòng. Sau cơn “vượt cạn”, bạn thật sự mệt và cơ thể cần bổ sung dưỡng chất để tái tạo năng lượng. Nếu cho bé bú mẹ, bạn có thể thấy đói liên tục.


Ngoài ra, cho bé bú mẹ còn có thể khiến bạn thấy khát khô cổ. Vì vậy, bạn nên để sẵn một chai hoặc ly nước kế bên trước khi cho bé bú.

mẹ uống nước

Nên để sẵn một chai hoặc ly nước kế bên trước khi cho bé bú. Ảnh: Internet

4.5 Khách đến thăm

Bệnh viện thường quy định nghiêm ngặt về giờ thăm bệnh. Như vậy cũng tốt, để các sản phụ được nghỉ ngơi yên tĩnh. Thông thường sau bữa trưa sẽ là giờ thăm bệnh. Lúc này, không khí có thể trở nên hết sức náo nhiệt.


Để tránh tình trạng quá ồn ào, nếu có thể, bạn hãy hạn chế nhiều người vào thăm cùng một lúc, cố gắng sắp xếp sao cho người này ra rồi người kia mới vào. Dù bản thân bạn có thể thấy không cần nghỉ ngơi, nhưng hãy nghĩ đến những sản phụ khác cùng phòng và tuân thủ đúng quy định về giờ thăm bệnh.


Thông thường, bạn bè vào thăm hay tặng hoa. Tuy nhiên, bạn có thể gợi ý cho họ chọn món gì đó để trang trí giường cũi, xe đẩy hay đồ dùng cho bé. Nếu được tặng nhiều hoa, bạn nên cẩn thận hương hoa có thể quá nồng khi bé nằm trong phòng máy lạnh.

4.6 Cho bé bú mẹ

nghe tư vấn hộ sinh

Lắng nghe ý kiến hộ sinh khi lần đầu cho bé bú. Ảnh: Internet

Giây phút đầu tiên lúc mới tập cho bé bú mẹ có thể đầy khó khăn nhưng cũng thật nhiều cảm xúc. Lần đầu, hai mẹ con cùng hợp tác để làm quen với một thứ vô cùng mới mẻ, nhưng một khi làm được rồi, mọi chuyện trở nên dễ như không. Các hộ lý sẽ góp ý cho bạn cách đạt hiệu quả tốt nhất.


Có thể mỗi người đưa ra một cách, bạn hãy tiếp nhận và sàng lọc, chọn ra cách nào phù hợp với hai mẹ con, đừng để nghe nhiều quá rồi cảm thấy rối, cuối cùng chẳng biết làm sao.


Trên đây, Mom.vn đã chia sẻ cho các mẹ bầu về vấn đề sinh thường nằm viện mấy ngày, cũng như một số lưu ý khi đang trong thời gian nằm viện mẹ cần đặc biệt quan tâm đến. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích để có thể chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe sản phụ và thai nhi.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart