Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Bé sơ sinh nổi mụn nước trên đầu là bệnh gì?

Trẻ sơ sinh mọc mụn nước, mụn nhọt trên đầu có thể là do rôm sảy không được vệ sinh cẩn thận, vi khuẩn sẽ gây bệnh tạo thành mụn, nhọt…

  • Trẻ nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt là bệnh gì?
  • Các bệnh về da của trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ hay mắc phải

Mọc mụn nước trên đầu ở trẻ nhỏ là do đâu?

Bác sĩ Trần Thị Việt, Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 2, cho biết rôm sảy xuất hiện trên người trẻ là do cơ thể phản ứng với nhiệt độ. Lúc này, các bậc cha mẹ chỉ cần vệ sinh da trẻ, cho trẻ nằm ở những nơi thoáng mát để không làm nhiễm trùng da.


Khác với rôm sảy, mụn, nhọt là do vi khuẩn gây ra. Từ những nốt rôm sảy không được vệ sinh cẩn thận, vi khuẩn sẽ gây bệnh tạo thành mụn, nhọt. Nhọt trên đầu thường do tụ cầu khuẩn (hay gặp nhất là tụ cầu vàng), có thể xuất hiện một hoặc nhiều cái, mọc riêng lẻ hoặc từng chùm phụ thuộc vi khuẩn gây bệnh. Tùy theo tổn thương, mụn, nhọt sẽ có nhiều kích cỡ khác nhau: to bằng hạt chanh, hạt bắp, trái chanh hoặc có thể bằng… trái táo xanh (áp-xe nguyên một khối cơ).

Bé sơ sinh nổi mụn nước trên đầu là bệnh gì?

Khi cơ thể trẻ đề kháng tốt, những vi khuẩn chỉ khu trú trong mụn, nhọt; nhưng nếu sức đề kháng không tốt, vi khuẩn sẽ đi vào máu, gây nhiễm trùng huyết. Lúc đó, trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao 39 – 40oC. Lúc này, nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc bùng phát, trẻ còn có thể bị sốc do độc tố vi khuẩn.


Không ít trường hợp trẻ bị nhiễm trùng huyết, sau đó vi khuẩn đi vào màng não. Nếu phát hiện và điều trị trễ, trẻ có thể bị các biến chứng như điếc, viêm màng não, viêm phổi, áp-xe phổi…

Trẻ mọc mụn nhọt trên đầu nên làm gì?

Bác sĩ Việt cho biết, sai lầm thường gặp của các bậc cha mẹ là khi thấy trẻ mọc mụn, nhọt thường nghĩ là do ăn nhiều đồ nóng hoặc thời tiết nóng nên phát ra chứ không biết là do vi khuẩn, vì thế ít khi đưa trẻ đi điều trị ngay. Trong trường hợp này, việc điều trị sớm rất đơn giản, chỉ cần uống thuốc kháng sinh; nhưng nếu điều trị trễ, trẻ có thể bị nhiễm trùng huyết, phải điều trị bằng kháng sinh liều cao theo đường tĩnh mạch. Bác sĩ Việt khuyên: “Khi thấy trẻ mọc mụn, nhọt, dù sốt hay không sốt, cũng nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để tránh biến chứng. Để phòng ngừa mọc mụn nhọt, trong mùa nóng, các bậc cha mẹ nên tắm rửa, vệ sinh da, mặc đồ thoáng mát cho trẻ”.

4 loại bệnh ngoài da hay gặp ở trẻ nhỏ& cách phòng trị

1/ Chàm sữa (lác sữa)

Hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi…


Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mày và tróc vảy..


Cách phòng ngừa: Cần vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn hay bú sữa. Cho trẻ ăn uống như bình thường, hạn chế một số thực phẩm làm bệnh chàm của bé nặng hơn (trứng, mỡ động vật, hải sản, nội tạng động vật, …). Sử dụng dung dịch làm dịu da để tắm cho bé như cetaphil, Physiogel, Oilatum. Tránh cào gãi ở trẻ: cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh bé ngứa gãi làm tăng nhiễm trùng da.


Chàm là một bệnh hay tái phát nên việc điều trị và theo dõi rất quan trọng, đặc biệt là không được tự ý dùng thuốc uống, thuốc thoa ngoài khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

2/ Hiện tượng hạt kê

Là những hạt nhỏ màu trắng đục nhô lên da, do sự ứ đọng của chất bã, hay gặp ở vùng trán, mũi, gò má, một số trẻ có thể xuất hiện ở bắp tay.


Các “hạt kê” này sẽ tự mất sau vài tuần lễ. Do vậy khi tắm cho trẻ sơ sinh, những chỗ này không nên kỳ cọ mạnh, ảnh hưởng đến da của bé.

3/ Phát ban đỏ

 Vài ngày sau khi chào đời, bé có thể xuất hiện những mảng ban, còn được gọi là “phát ban đỏ”. Những nốt ban trông hơi giống nốt muỗi cắn, có kèm theo đầu mủ màu trắng vàng trên mỗi nốt ban.


Ban thường nổi trên người bé nhưng cũng có khi chúng xuất hiện trên mặt, tay và chân. Những nốt ban này đến và đi trong vòng một thời gian ngắn nên bạn không cần lo lắng và cũng không cần phải điều trị cho bé.


Nên tránh cậy (hoặc ép) nốt ban vì bạn có thể khiến da bé bị nhiễm khuẩn. Chứng ban đỏ thường tự biến mất sau khi bé được khoảng 7-10 ngày tuổi.

4/ Hăm tả

Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ.


Cách phòng ngừa

  • Giữ cho trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên
  • Vệ sinh, rửa sạch, kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã
  • Khi quấn tã cho trẻ, mẹ nên chú ý để tã của trẻ lỏng một chút, sử dụng tã có lỗ thoáng khí như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của trẻ lưu thông tốt hơn.
  • Cố gắng để bé được “nude” mỗi ngày vài lần giúp cho da được khô thoáng.
  • Bôi thuốc Bephanthen theo hình quần đùi ngày 2-3 lần / ngày sau mỗi lần vệ sinh
  • Không dùng phấn rôm thoa lên vùng hăm của trẻ vì sẽ làm lỗ chôn lông bị bít lại, gây kích ứng nặng hơn.
  • Mặc loại Quần rộng, chất liệu mỏng, dể thấm nước.

Khi nào bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

  • Trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm theo hướng dẫn trên nhưng trẻ không khỏi
  • Trẻ bị sốt
  • Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ
  • Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng

Chốc: Bệnh có biểu hiện là những nốt mụn đỏ, sau đó vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy, thường xuất hiện ở vùng mặt, nhất là quanh mũi và miệng. Bệnh dễ lây và thường có nguyên nhân do vi khuẩn.

Làm gì để phòng chống bệnh chốc cho con?

  • Giữ cho da trẻ sạch sẽ là cách tốt nhất để tránh nhiễm trùng.
  • Nhẹ nhàng rửa sạch vùng bị bệnh bằng xà phòng nhẹ dưới vòi nước chảy và sau đó băng lại
  • Cắt ngắn móng tay cho trẻ để trẻ khỏi cào gãi
  • Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên

Tưa lưỡi:


– Nguyên nhân:

  • Vì một lý do nào đó mẹ phải nuôi con bằng sữa ngoài.
  • Do một loại nấm candida ,hoặc một loại vi khuẩn E coly.
  • Mẹ không vệ sinh núm vú.

– Nhận biết : Xuất hiện những mảng trắng có thể kèm theo những vết loét nhỏ bám vào bề mặt lưỡi bé. Các vết loét này có thể lan rộng sang vùng lợi, niêm mạc miệng của bé. Bé có thể gặp trở ngại trong quá trình bú.


– Cách xử trí :

  • Nếu bé bị tưa nhẹ bạn nên dùng gạc đánh tưa & nước muối sinh lý vệ sinh cho bé ngày 2 lần. Nếu bé bị nặng hơn bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ.
  • Tuyệt đối không được dùng mật ong và chanh để đánh tưa lưỡi cho bé vì trong mật ong có nhiều vi khuẩn không tốt cho bé.
  • Mẹ bé không nên tìm mọi cách để cạo sạch đi những đốm trắng này cho bé, vì bé còn quá nhỏ nên có thể khiến bé bị chảy máu lưỡi. Ngoài ra, nếu dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé.

tu khoa

  • tre moc mun nhot tren dau
  • tre so sinh moc mun nhot tren dau
  • tre so sinh moc mun nhot benh gi
  • trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu
  • trẻ sơ sinh bị mọc mụn ở mặt
  • hien tuong hat ke o tre so sinh

 

 

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart