Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh và cách phân biệt với các bệnh lý về da khác

Bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh là một loại bệnh rất thường gặp khi trẻ mới sinh ra, tuy nhiên, bệnh kê vẫn có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lí ngoài da khác. Bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh thường bị nhầm lẫn với bệnh chàm sữa, bệnh phát ban đỏ, rôm sảy hoặc viêm da thể tạng… Vì vậy, Mom.vn sẽ giúp mẹ nhận biết bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh cũng như giúp mẹ phân biệt bệnh kê với các loại bệnh ngoài da thường gặp khác ở trẻ.

1. Bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh

Bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh hay thường được gọi với tên gọi khác là trẻ sơ sinh bị mụn sữa hoặc nang kê. Bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh là một trong nhiều bệnh lí về da thường gặp ở trẻ.


Khi trẻ sơ sinh bị nổi hạt kê, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những nốt nhỏ li ti màu trắng sữa nổi lên trên mặt, tay, chân… Biểu hiện bằng mắt thường trông tương tự như mụn trứng cá của thiếu niên ở tuổi dậy thì.

bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh

Bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh và cách phân biệt với các bệnh lý về da khác – Ảnh: Internet

Bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh có nguyên nhân xuất phát từ các kích thích tố thừa từ mẹ chuyển sang cho bé qua đường sữa mẹ hoặc hạt kê cũng có thể xuất hiện do trẻ bị phì đại phần tuyến bã.


Thông thường, để điều trị bệnh kê, mẹ nên giữ cho trẻ và môi trường sống xung quanh trẻ được sạch sẽ, mát mẻ và thoáng mát.


Kê thường xuất hiện khi trẻ được khoảng 4 tuần cho đến 6 tháng tuổi và sẽ tự lặn sau đó vài tuần hoặc vài tháng mà không cần bất kì một sự can thiệp đặc biệt nào.

trẻ sơ sinh mắc bệnh hạt kê

Bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện khi trẻ được khoảng 4 tuần cho đến 6 tháng tuổi – Ảnh: Internet

2. Phân loại bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh với các loại bệnh lý về da thường gặp khác

2.1 Phân loại bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh với bệnh chàm sữa

Bệnh chàm sữa hay còn gọi là bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh cũng có một số biểu hiện tương tự như bệnh hạt kê. Khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa, trẻ sẽ xuất hiện các nốt mụn đỏ ở mặt, hai bên má hay tay, chân như trẻ sơ sinh bị kê. Ngoài ra, bệnh chàm sữa cũng có thể xuất hiện ở các vùng khác trên cơ thể trẻ.


Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện khi trẻ được nửa năm tuổi. Bệnh có dấu hiệu là trẻ bị nổi những nốt mẩn đỏ, sau đó biến chuyển thành mụn nước nhỏ và có thể bị rịn nước rồi đóng mày, tróc vảy. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh cần được điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để khắc phục tình trạng bệnh.

trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm sữa

Trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm sữa khác với bệnh hạt kê – Ảnh: Internet

2.2 Phân loại bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh với bệnh phát ban đỏ

Bệnh phát ban đỏ ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ bị nổi những nốt đỏ giống như nốt muỗi cắn, ở đầu có mủ màu vàng trắng và thường nổi theo từng mảng. Ban đỏ thường xuất hiện ở những vùng như mặt, tay, chân và trong mình trẻ.


Khi trẻ mắc bệnh, chỉ cần giữ cho mình trẻ luôn khô thoáng và không đụng chạm gì đến nốt ban thì sau một thời gian ngắn, bệnh sẽ tự khỏi và các nốt ban sẽ tự biến mất mà không cần có sự tác động điều trị đặc biệt.

2.3 Phân loại bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh với bệnh rôm sảy

Bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường phán tán nhanh, mạnh, rộng rãi vào những mùa nắng nóng giống bệnh hạt kê. Tuy nhiên, các nốt mụn của bệnh rôm sảy thường có kích thước nhỏ, màu hồng và hơi cứng.


Rôm sảy thường xuất hiện ở các vị trí ra mồ hôi nhiều như ngực, cổ, bắp tay, bắp chân, lưng…Bệnh rôm xảy ở trẻ sơ sinh thường xảy ra do tuyến mồ hôi trẻ bị bít kín khiến mồ hôi bị tồn đọng.

trẻ sơ sinh mắc bệnh rôm sẩy

Phân biệt trẻ sơ sinh mắc bệnh rôm sảy so với bệnh hạt kê – Ảnh: Internet

Bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh cũng sẽ hết khi các mẹ giữ cho các vùng kể trên được sạch mồ hôi, không bị bí bách. Khi trẻ mắc bệnh, mẹ không nên làm trầy các vết rôm vì có thể khiến da trẻ tại vùng đó bị nhiễm trùng và để lại sẹo.

2.4 Phân loại bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh với bệnh viêm da thể tạng

Bệnh viêm da thể tạng ở trẻ sơ sinh là một loại bệnh lí hiếm gặp ở trẻ nhưng lại có hậu quả khá nghiêm trọng. Có thể tạm hiểu viêm da thể tạng là một thể của bệnh eczema ở trẻ sơ sinh với các nốt đỏ gây ngứa ngáy, da khô tróc, đôi khi còn có nốt mưng nước và rỉ ra, dẫn đến tróc vảy.


Bệnh viêm da thể tạng ở trẻ sơ thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi. Nguyên nhân của bệnh có thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền hoặc do hệ miễn dịch của trẻ kém.

trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm da thể tạng

Trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm da thể tạng – Ảnh: Internet

Cách điều trị viêm da thể trạng tốt nhất khi trẻ sơ sinh mắc bệnh chính là đưa trẻ đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp.


Các bệnh lí về da kể trên có thể sẽ xuất hiện đồng thời với bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh. Do đó, các mẹ nên để ý phân biệt và xử lí đúng cách theo từng loại bệnh để tránh bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu hơn. Chúc bé nhà bạn lớn nhanh và khỏe mạnh.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart