Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh và các dấu hiệu để phát hiện sớm căn bệnh của bé

Bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh càng được phát hiện sớm thì cơ hội chữa dứt bệnh cho trẻ càng thành công. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh thường khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy, bài viết của Mom.vn dưới đây sẽ giúp mẹ nhận biết một số dấu hiệu tự kỷ thường gặp ở trẻ sơ sinh để có phương án điều trị thích hợp.Thông thường, trẻ sơ sinh có rất ít biểu hiện về sự rối loạn tự kỷ và những dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh thường rất khó phân biệt và dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của các loại bệnh khác.


Bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh chỉ có biểu hiện thực sự rõ ràng khi trẻ được khoảng 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, khi đó thì quá trình điều trị sẽ gặp khó khăn vì bệnh tự kỷ được chẩn đoán càng sớm sẽ càng có cơ hội giúp đỡ trẻ tự kỷ tốt hơn.

bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh

Bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh và các dấu hiệu để phát hiện bệnh sớm – Ảnh: Internet                                 

1. Biểu hiện bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh

Bệnh tự kỉ ở trẻ sơ sinh được xem là một loại bệnh rối loạn phát triển lan tỏa xuất hiện sớm ở trẻ nhỏ và kéo dài với các dấu hiệu ở 3 lĩnh vực:

  • Giảm tương tác xã hội: Trẻ ít nhìn mắt, ít chỉ tay, ít cử chỉ giao tiếp, không chơi với bạn, gọi ít quay đầu lại, không khóc, không chia sẻ sự quan tâm với người khác.
  • Giảm giao tiếp: Trẻ chậm nói, nhại lời, phát âm vô nghĩa, nếu nói được lại không biết duy trì hội thoại, giọng nói khác thường, không biết chơi giả vờ.
  • Hành vi bất thường: Trẻ có những hành động rập khuôn, cầm lâu một thứ, cuốn hút quá mức với tivi, quảng cáo, logo, sách, chữ, số, bấm nút đồ điện, đi kiễng gót, chạy vòng quanh, nhìn tay, ăn ít nhai…
trẻ sơ sinh có các hành vi bất thường

Trẻ sơ sinh có các hành vi bất thường do mắc bệnh tự kỷ – Ảnh: Internet

Theo đó, tùy vào từng giai đoạn phát triển mà trẻ có biểu hiện của bệnh tự kỷ khác nhau. Cụ thể:

1.1 Từ lúc mới sinh cho đến 6 tháng tuổi

  • Trẻ dễ nổi giận, dễ trầm cảm.
  • Trẻ không với lấy đồ vật khi bố mẹ đưa đồ vật trước mặt trẻ.
  • Trẻ không phát ra những âm thanh bi bô.
  • Trẻ ít cười, ít sủ dụng mắt để giao tiếp với người khác.
  • Trẻ không có phản ứng khi được kích thích.
  • Trẻ vẫn phát triển vận động cơ thể bình thường.

1.2 Từ 6 – 12 tháng tuổi

  • Trẻ không thân thiện với cha mẹ.
  • Khi được gọi tên, trẻ hầu như không có phản ứng đáp lại.
  • Trẻ không biết chơi một số trò chơi đơn giản như: Ú òa, phun mưa…
  • Đến thời điểm tập nói, trẻ vẫn không có dấu hiệu của sự phát triển ngôn ngữ.
  • Trẻ không thích hầu như tất cả các loại đồ chơi trẻ em.
  • Trẻ thích nhìn ngắm hai bàn tay của mình.
  • Trẻ không nhai hoặc không chấp nhận các loại thức ăn cứng.
  • Trẻ thích đi kiễng chân, đi bằng 5 đầu ngón chân.
  • Trẻ thường tự mình phát ra những âm thanh vô nghĩa.
trẻ phát triển ngôn ngữ chậm

Ở thời điểm tập nói, trẻ không có dấu hiệu của sự phát triển ngôn ngữ – Ảnh: Internet

2. Phân loại bệnh tự kỉ ở trẻ sơ sinh

Bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh thường được phân loại thành 3 loại chính. Đó là:

  • Tự kỷ điển hình: Xuất hiện trước 3 tuổi ở cả 3 lĩnh vực trên.
  • Tự kỷ không điển hình: Xuất hiện sau 3 tuổi, không đủ cả 3 lĩnh vực.
  • Tự kỷ chức năng cao: Biết chữ số sớm, trí nhớ máy móc tốt nhưng kém giao tiếp và tương tác xã hội.

3. Những đối tượng dễ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh

Khoa học đã chứng minh, một số đối tượng dễ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh xảy ra trong các trường hợp điển hình như:

  • Trong quá trình mang thai mẹ bị nhiễm một số loại vi rút.
  • Khi sinh trẻ bị ngạt, sang chấn não, can thiệp sản khoa, sinh non.
  • Trẻ bị khuyết tật tâm thần, tổn thương hệ thần kinh bẩm sinh.
  • Trẻ được chuẩn đoán tồn tại các tình trạng nhiễm sắc thể bất thường.
trẻ sinh non

Trẻ sinh non dễ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh – Ảnh: Internet

4. Chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh

Bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh sẽ được chẩn đoán theo các bước: Khám thần kinh, nội khoa, tâm thần, đánh giá theo DSM-IV. Khám răng hàm mặt, tai mũi họng, đo thính lực… sau đó tiến hành sàng lọc các dấu hiệu để xác định trẻ có mắc tự kỷ hay không rồi mới đánh giá chuyên khoa xác định chẩn đoán.

5. Chăm sóc và can thiệp sớm khi trẻ sơ sinh mắc bệnh tự kỷ

Khi trẻ sơ sinh được chuẩn đoán là mắc bệnh tử kỷ, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành can thiệp sớm bằng một số biện pháp sau:

  • Trị liệu hành vi, dạy trẻ ngôn ngữ, giao tiếp.
  • Trị liệu tâm vận động và điều hoà cảm giác, tự phục vụ, chơi tương tác, kỹ năng xã hội, tư vấn gia đình.
  • Dạy trẻ các kỹ năng cơ bản như: Dạy trẻ cách chú ý bằng các kĩ năng nhìn, lắng nghe, bắt chước, giao tiếp bằng cử chỉ, chơi các trò chơi phù hợp, hiểu lời người khác nói, dạy trẻ kỹ năng phát âm.
chăm sóc trẻ mắc bệnh tự kỷ

Tạo môi trường sống tích cực, lành mạnh cho trẻ sơ sinh mắc bệnh tự kỷ – Ảnh: Internet

Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tự kỷ mẹ cần đưa trẻ ngay đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng nên:

  • Tạo môi trường sống an toàn, ổn định cho trẻ tự kỷ.
  • Dành nhiều thời gian để trò chuyện, chăm sóc cũng như dạy trẻ các kĩ năng cần thiết.
  • Hạn chế cho trẻ xem tivi.
  • Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi bằng đồ vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, biểu tượng xung quanh trẻ.

Cho đến hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị để chữa khỏi hoàn toàn bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh mà chỉ có thuốc điều trị rối loạn đi kèm như tăng động, hung tính, động kinh… Do đó, khi xác định trẻ mắc bệnh tự kỷ, bố mẹ và gia đình cần kết hợp với các nhà chuyên môn, các bác sỹ nhi khoa, cán bộ tâm lý, giáo viên giáo dục đặc biệt, các bác sỹ chuyên khoa tâm thần… để lựa chọn ra phương án tốt nhất giúp đẩy lùi tình trạng tự kỷ ở trẻ. Chúc bé nhà bạn lớn nhanh, khỏe mạnh.

Ngọc Hoài tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart