Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Các bệnh trẻ em thường gặp dưới 5 tuổi – mẹ cần lưu ý

Các bệnh trẻ em thường gặp dưới 5 tuổi rất đa dạng. Một số bệnh có triệu chứng ban đầu khá giống nhau, gây dễ nhầm lẫn cho phụ huynh. Do đó, việc tìm hiểu kiến thức về bệnh trẻ em là vô cùng quan trọng. Mời quý phụ huynh tham khảo nội dung tổng hợp về các bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi ngay sau đây.Hiểu được các bệnh trẻ em thường gặp dưới 5 tuổi có những triệu chứng gì, việc điều trị mới diễn ra thuận lợi. Bởi vì, với một số bệnh, chương trình điều trị chỉ tập trung vào việc làm giảm triệu chứng.

mẹ ôm bé vào lòng

Phát hiện sớm bệnh của con là cách tốt nhất điều trị hiệu quả. Ảnh: Internet

1. Các bệnh trẻ em thường gặp dưới 5 tuổi

1.1 Viêm thanh phế khí quản

Viêm thanh phế khí quản là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt với các bé dưới 5 tuổi. Bệnh thường do các loại siêu vi gây nên triệu chứng cảm lạnh thông thường, không nguy hiểm lắm. Đây là một trong các bệnh trẻ em thường gặp mùa đông, trời trở lạnh.

1.2 Nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV

Nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường không nghiêm trọng, nhưng với trẻ dưới 2 tuổi, hoặc trẻ mắc bệnh tim, hệ miễn dịch yếu, thì nó có thể dẫn đến viêm phổi. Virus hợp bào hô hấp RSV trẻ em gây nên các triệu chứng giống như cảm lạnh, như chảy nước mũi, nghẹt mũi và ho. Nếu bé có các dấu hiệu này, hãy đưa bé đến bác sĩ điều trị các triệu chứng.

Nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV

Nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV là bệnh trẻ em thường gặp. Ảnh: Internet

1.3 Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn cấp

Đây là một trong các bệnh trẻ em thường gặp do virus gây nên, phổ biến ở độ tuổi 5 – 15. Bệnh hầu như rất lành tính. Với những bé bị thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, hoặc hệ miễn dịch suy yếu, bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn cấp có thể trở nặng.


Bệnh có các triệu chứng như sốt nhẹ, chảy nước mũi như cảm lạnh, và sưng khớp. Vài ngày sau đó, xuất hiện một số nốt ban đỏ – thường ở trên mặt rồi lan xuống cả cơ thể. Đến thời điểm phát ban thì bệnh không lây nhiễm nữa. Việc điều trị bệnh cũng chỉ tập trung vào làm giảm triệu chứng.

1.4 Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, thường không nghiêm trọng. Trẻ dưới 5 tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng nhất. Trẻ nhiễm bệnh qua tiếp xúc nước bọt người bệnh, hoặc virus truyền qua phân, không khí.


Một số triệu chứng điển hình của tay chân miệng trẻ em bao gồm: Sốt, viêm họng, thèm ăn. Vài ngày sau, xuất hiện các vết loét đỏ trong cổ họng trẻ, rồi tiếp tục nổi các nốt ban trên da, thường ở lòng bàn tay và chân. Sau đó, có thể lan phát ban ra toàn thân, mông. Bệnh thường tự hết sau 7 – 10 ngày mà không cần điều trị. Trường hợp biến chứng nguy hiểm, cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc đặc biệt.

1.5 Bệnh tinh hồng nhiệt – sốt ban đỏ Scarlet

ban đỏ Scarlet ở trẻ em

Bệnh tinh hồng nhiệt – sốt ban đỏ Scarlet. Ảnh: Internet

Đây là một trong các bệnh trẻ em thường gặp do nhiễm trùng vi khuẩn nhóm Strep A gây nên. Nó từng là căn bệnh gây chết người, nhưng hiện nay đã có biện pháp chữa trị dễ dàng. Các triệu chứng của sốt ban đỏ Scarlet bao gồm: viêm họng, phát ban đỏ sẫm trên cổ và mặt, có thể lan rộng ra toàn thân.


Nếu bé than đau vùng cổ và có dấu hiệu phát ban đỏ thẫm màu, hãy đưa bé đến ngay bác sĩ điều trị. Trẻ mắc bệnh này sẽ được điều trị bằng một đợt kháng sinh để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

1.6 Bệnh chốc lở trẻ em

Loại bệnh nhiễm trùng da này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Đặc biệt với những bé còn mặc tã, dễ bị ngứa ngáy, nổi mẩn vùng mặc tã do bị hăm kín không khí. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở miệng, mũi, tay, chân bé, hoặc bất kì bộ phận nào. Triệu chứng bệnh chốc ở trẻ em: các vết rộp bé xíu bị vỡ ra, mủ lỏng từ vết loét tạo nên lớp vỏ như lớp mật ong.


Nếu chạm vào hoặc làm trầy xước vết loét, chỗ bị nhiễm trùng có thể ngứa, đau, rát, lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể bé và cả người khác tiếp xúc nữa. Có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh, hoặc thuốc trụ sinh để điều trị trẻ bị chốc lở.

1.7 Bệnh Kawasaki ở trẻ nhỏ

Loại bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ này có thể làm hẹp đi các mạch máu trong cơ thể. Bệnh Kawasaki trẻ em hiếm gặp, nguyên nhân không rõ ràng. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở trẻ trai dưới 5 tuổi gốc châu Á, hoặc trẻ ở khu vực đảo Thái Bình Dương. Trong vài tuần đầu mắc bệnh, trẻ vẫn sinh hoạt rất tốt. Nhưng khi ảnh hưởng đến động mạch tim, bệnh gây nên những vấn đề nghiêm trọng hơn và kéo dài.

Bệnh Kawasaki ở trẻ

Bệnh Kawasaki ở trẻ em. Ảnh: Internet

Triệu chứng của bệnh Kawasaki trẻ nhỏ: sốt kéo dài từ 5 ngày trở lên, mắt đỏ, môi hoặc lưỡi đỏ, kể cả bàn tay, bàn chân. Sau đó là phát ban, sưng hạch bạch huyết. Không có cách nào để ngăn ngừa bệnh này, và nó không lây nhiễm. Phát hiện và điều trị sớm chính là cách duy nhất bảo vệ bé khi mắc Kawasaki.

2. Cách phòng ngừa các bệnh trẻ em thường gặp mẹ cần lưu ý

Về chế độ ăn uống, cần bổ sung các khoáng chất, vitamin cần thiết cho bé khỏe mạnh. Các loại trái cây tươi, rau xanh đều chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch, như vitamin C, carotenoid,…Bạn có thể dùng cà rốt, đậu xanh, cam, dâu tây vào khẩu phần ăn của bé – các loại rau củ quả này còn có khả năng giúp bé chống lại sự xâm nhiễm, ngăn chặn virus tấn công và xâm nhập. Với trẻ sơ sinh, hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ để tăng sức đề kháng.


Về chế độ nghỉ ngơi, hãy tập cho bé ngủ sớm, ngủ đủ giấc mỗi ngày. Mỗi bé sẽ có thời lượng giấc ngủ hàng ngày khác nhau. Theo nhiều nghiên cứu, thiếu ngủ sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ nhỏ suy yếu, dễ mắc bệnh. Bên cạnh đó, để chăm sóc giấc ngủ con, hãy thiết kế phòng ngủ có không gian thoáng đãng, thoải mái, đủ ánh sáng để không tạo môi trường cho vi khuẩn cư trú.

sạp bán rau củ quả

Tăng cường rau xanh, trái cây để nâng cao hệ miễn dịch. Ảnh: Internet

Về chế độ tập luyện, hãy cho bé tham gia các đội, nhóm, câu lạc bộ thể dục, thể thao. Việc vận động cơ thể đều đặn mỗi ngày giúp bé có sức khỏe tốt hơn, có khả năng kháng lại tác động từ môi trường. Không những thế, các hoạt động thể chất còn giúp bé sảng khoái tinh thần, xả stress học tập hiệu quả.

Các bệnh trẻ em thường gặp dưới 5 tuổi trên đây đều có khả năng chữa trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, ở giai đoạn trước khi mắc bệnh, bố mẹ cần có chiến lược phòng ngừa toàn diện cho con. Nhờ sức đề kháng tích cực, bản thân bé sẽ chống chọi và mau hồi phục khi chịu các kích thích từ môi trường ngoài, và bệnh tật. Hãy cho con ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, hoạt động thể chất thường xuyên, tránh môi trường khói bụi và thuốc lá, để con lớn lên khỏe mạnh.

Trúc Nguyễn tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart