Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Axit folic có trong những thực phẩm nào?

Axit folic có nhiều ở thực phẩm rau lá xanh như: súp lơ xanh, cải làn; trong các loại hạt như: đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen và các loại hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam quýt…

Axit folic là gì, có tác dụng gì với phụ nữ mang thai?

Axit folic (folate) còn gọi là vitamin B9, là một loại vitamin cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người, giúp tổng hợp AND và là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh. Hậu quả của thiếu axit folic là khiếm khuyết ống thần kinh gây ra vô sọ, thoát vị não – màng não, hở đốt sống, gai đôi cột sống và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch…


Vì ống thần kinh của thai nhi được hình thành trong 4 tuần đầu của thai kì, nên việc bổ sung axit folic phải được thực hiện ngay từ khi có ý định mang thai cho đến hết 3 tháng đầu của thai kì. Trên thực tế, hầu hết phụ nữ chỉ để ý đến chuyện bổ sung chất này khi đã biết chắc mình có thai. Do đó, trẻ rất dễ bị thiếu axit folic nếu trước đó bà mẹ không có chế độ ăn đa dạng. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, bổ sung axit folic giúp giảm được từ 50 đến 70% các dị tật do khiếm khuyết ống thần kinh gây ra.


Nhu cầu trung bình là 3mcg/kg trọng lượng cơ thể, tương đương 180 – 200mcg/ngày với người trưởng thành bình thường. Nhu cầu tăng lên trong khi mang thai cần 400mcg/ngày để đáp ứng sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước tử cung. Cần cho tổng hợp nhân tế bào AND, ARN và protein, hình thành nhau thai. Số lượng tế bào hồng cầu gia tăng theo khối lượng máu tăng, tăng trưởng của bào thai, và do tăng thải folate qua nước tiểu trong khi mang thai.

Những thực phẩm chứa nhiều acid folic?

Acid folic có nhiều trong rau lá xanh như: súp lơ xanh, cải làn; trong các loại hạt như: đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen và các loại hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam quýt. Đặc biệt, acid folic có nhiều trong gan gia súc và gia cầm… Chỉ cần kết hợp hài hòa sản phẩm tự nhiên nêu trên, phụ nữ hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng thiếu hụt acid folic cho cơ thể.

1/ Axit folic có nhiều trong măng tây

Một bát măng tây nấu chín có khoảng 79mcg axit folic. Đối với mẹ: Phụ nữ đang thời kỳ mang thai nên dùng măng tây thường xuyên vì chất acid folic trong măng tây rất tốt cho sự phát triển của bé. Khi bé đã chào đời, măng tây cũng giúp các bà mẹ có nguồn sữa dồi dào

Các loại thực phẩm chứa nhiều axit folic nhất tốt cho bà bầu

Đối với con: Không chỉ giàu axit folic, măng tây có chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Các mẹ có thể chế biến được rất nhiều món cực ngon từ măng tây cho bé đổi bữa.

2/ Súp lơ xanh có chứa nhiều axit folic

Một bát soup súp lơ xanh có tới 104mcg axit folic (khoảng ¼ nhu cầu axit folic hàng ngày). Ngoài ra, súp lơ xanh còn giàu canxi, vitamin C, chất xơ và sắt.


Đối với mẹ: Trong quá trình mang thai, bà bầu cần một lượng máu nhiều hơn bình thường. Thiếu máu liên quan đến việc thiếu sắt và nếu thiếu máu mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, không tốt cho cả mẹ lẫn bé yêu.


Chính vì vậy mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ lượng sắt cần thiết để tránh thiếu máu. Súp lơ là loại thực phẩm giàu sắt và axít folic giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, chính vì vậy mẹ bầu đừng bỏ qua loại thực phẩm “quý giá” này nhé. Thực phẩm chứa nhiều sắt tốt cho bà bầu

3/ Ăn bơ chứa nhiều axit folic tốt cho phụ nữ mang thai

Các mẹ biết không, một nửa quả bơ cũng đã chứa 90mcg folate. Ngoài ra, bơ còn chứa hàm lượng chất xơ, vitamin, sắt, kali và các khoáng chất cần thiết khác.


Đối với mẹ: Khi nói đến dinh dưỡng trước khi mang thai, quả bơ là nguồn chất tuyệt hảo. Nhưng không chỉ thế, giống như cá hồi và quả óc chó, quả bơ rất nhiều axit béo omega 3 (chất béo lành mành, tốt cho tim của mẹ và não của bé).


Đối với con: Quả bơ không chỉ lành mạnh với trẻ mà còn là loại quả hợp khẩu vị của rất nhiều bé. Ngoài ra bơ còn có một ưu điểm rất lớn đó là không cần nấu qua lửa, bơ chỉ cần sơ chế là có thể sử dụng ngay nên không bị thất thoát vitamin.


Không những thế, bơ còn dễ dàng kết hợp với các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây khác. Do đó, quả bơ thực sự là lựa chọn số 1 trong bảng thực đơn các thức ăn dặm cho bé yêu trong độ tuổi từ 4 đến 6 tháng tuổi trở lên.

4/ Cà chua giàu axit folic

Một cốc nước ép cà chua có 48mcg axit folic. Ngoài ra, cà chua là loại quả giàu vitamin, chất xơ và chất chống ôxy hóa.


Đối với mẹ: Nước ép cà chua còn giúp cơ thể hấp thu sắt tối đa, nhất là khi bạn đang dùng viên bổ sung sắt. Nếu nước ép cà chua không phải món ăn ưa thích của bạn thì một bát soup cà chua được xem là thay thế hoàn hảo.


Đối với con: Cà chua được cho là thực phẩm lợi ích cho bữa ăn dặm của bé. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cha mẹ không nên cho bé ăn cà chua trước khi bé được khoảng 10 tháng tuổi. Nguyên nhân là do lượng axit có trong cà chua sẽ làm yếu dạ dày còn non nớt của bé.

5/ Bánh mỳ, ngũ cốc

Thực phẩm làm từ ngũ cốc như mì ống, bánh mì, ngũ cốc ăn sáng rất giàu axit folic. Một lát bánh mỳ bổ sung axit folic chứa 60mcg axit folic.


Đối với mẹ: Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên mẹ bầu khi sử dụng các sản phẩm được bổ sung axit folic, cố gắng ăn cùng một loại thức ăn giàu folate (như súp lơ xanh hoặc thêm rau lá xanh sậm vào bánh sandwich) để lượng axit folic hấp thu vào cơ thể được nhiều hơn.


Đối với con: Các mẹ đừng nghĩ bánh mì không có chất gì đối với con nhé. Ngay cả bánh mì trắng làm bằng bột mì chất lượng tốt vẫn là lựa chọn lý tưởng cho bé. Bánh mì trắng có chất xơ, giúp ngừa táo bón, bệnh tim, cao huyết áp và tiểu đường. Ngoài ra, bánh mì có thể được thêm sắt và các vitamin nhóm B như niacin, axit folic, thiamin và riboflavin.

Nhu cầu acid folic cho phụ nữ mang thai

Nhu cầu trung bình 3mcg/kg trọng lượng cơ thể đáp ứng được cho nhu cầu người trưởng thành, tương đương 180 – 200mcg/ngày. Nhu cầu tăng lên trong khi mang thai cần 400mcg/ngày để đáp ứng: sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước tử cung. Cần cho tổng hợp nhân tế bào acid deoxyribo nucleic (ADN), acid ribo nucleic (ARN), và protein; hình thành nhau thai; số lượng tế bào hồng cầu gia tăng theo khối lượng máu tăng; tăng trưởng của bào thai; và do tăng thải folate qua nước tiểu trong khi mang thai.


Khi phát hiện có thai mới bắt đầu đảm bảo đủ khẩu phần ăn có 400mcg acid folic thì đã chậm mà nhất thiết nồng độ acid folic phải đảm bảo đủ cao vào thời điểm mang thai. Vì vậy, điều quan trọng là phải bổ sung đủ acid folic trước khi thụ thai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, tất cả phụ nữ mang thai dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ acid folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai.


Cơ quan y tế của một số nước như: Mỹ, Anh, Canada đã khuyến nghị: cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng có đủ 400mcg acid folic/ngày cho tất cả phụ nữ độ tuổi sinh đẻ bằng các thực phẩm có tăng cường acid folic.

Bổ sung axit folic bằng cách nào?

Ngoài việc tăng cường ăn các loại như trên cũng có thể dùng viên bổ sung acid folic. Bổ sung bằng dạng thuốc uống với liều 400mcg acid folic/ngày trước khi mang thai ít nhất là 1 – 3 tháng, và uống acid folic kèm với sắt từ khi phát hiện có thai đến sau khi sinh một tháng. Nên lựa chọn sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố, acid folic: 400cmg.


Cần lưu ý là acid folic rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao cũng như quá trình chế biến. Khi chế biến, thai phụ không nên ngâm, rửa cũng như nấu quá lâu cũng để tránh thất thoát thành phần acid folic trong nguồn thực phẩm.

theo suckhodoisong, eva

tu khoa

  • axit folic co nhieu trong thuc an nao
  • axit folic cho ba bau
  • axit folic co tac dung gi voi ba bau
  • axit folic có tác dụng gì
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart