Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Các tư thế chuẩn bị ra đời của bé và biến cố khi chuyển dạ

Các tư thế chuẩn bị ra đời của bé và biến cố khi chuyển dạ mẹ bầu nên biết. Em bé có thể thay đổi rất nhiều vị trí trong suốt thai kỳ. Việc để mắt đến vị trí con nằm cũng quan trọng như thường xuyên kiểm tra sự tăng trưởng và nhịp tim vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe em bé, sự an toàn của con đặc biệt là vị trí thai nhi trước khi chuyển dạ. Quá trình sinh nở mẹ tròn con vuông là niềm mong ước của tất cả các mẹ bầu nhưng không phải ca sinh đẻ nào cũng thuận buồm xuôi gió. Có một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với mẹ bầu khi chuyển dạ như băng huyết, sa dây rau, kiệt sức… đặc biệt nghiêm trọng.

Dưới đây cùng adayne.vn tìm hiểu các tư thế chuẩn bị ra đời của bé và những biến cố khi chuyển dạ mẹ bầu cần nên biết.

Các tư thế chuẩn bị ra đời của bé

1. Mặt trở xuống

Ở vị trí này, chỏm đầu của bé hướng về phía trước, là tư thế thuận lợi và phổ biến nhất.

Các tư thế chuẩn bị ra đời của bé và biến cố khi chuyển dạ

2. Mặt hướng lên trên

Mặt của bé hướng lên bụng của mẹ. Tư thế này, đầu bé khá khó khăn khi lọt xuống khung xương chậu của mẹ bầu. Do đó, quá trình chuyển dạ không còn dễ dàng như vị trí ở trên. Nhiều bé có khả năng quay mặt trở xuống nếu đủ khoảng trống. Một số trường hợp, dùng kẹp forcep sẽ giúp bé quay đầu được. Người mẹ phải dùng thủ thuật rạch tầng sinh môn để âm đạo rộng ra, giúp cuộc “vượt cạn” thành công.

Các tư thế chuẩn bị ra đời của bé và biến cố khi chuyển dạ

3. Ngôi mông

Mông của bé chặn ở lối ra, trong khi mặt được che bởi hai chân vắt chéo vào nhau. Đây là một trong số những dạng phổ biến của ngôi thai ngược. Ngoài thủ thuật xoay ngôi thai thì mẹ bầu có thể bị chỉ định mổ đẻ trong trường hợp này.

Các tư thế chuẩn bị ra đời của bé và biến cố khi chuyển dạ

4. Ngôi chân (chân chặn ở lối ra)

Mặt của bé hướng lên phía trên tử cung mẹ, chân bắt chéo và chặn ở lối ra. Tương tự ngôi mông, bác sĩ có thể dùng thủ thuật xoay ngôi thai hoặc chỉ định mổ đẻ dành cho người mẹ.

Các tư thế chuẩn bị ra đời của bé và biến cố khi chuyển dạ

5. Nằm ngang một bên

Tư thế này, lưng của bé hướng xuống phía dưới, một bên bả vai có thể chạm ở “cửa ra”. Kiểu nằm này khá phổ biến trong giai đoạn đầu thai kỳ và đến cuối thai kỳ, một số bé vẫn thích cách nằm này. Xoay ngôi thai và sinh mổ là hai cách ứng phó với ngôi thai kiểu đó.

Các tư thế chuẩn bị ra đời của bé và biến cố khi chuyển dạ

6. Kiểu nằm của hai bé song sinh

Một bé hướng đầu xuống phía dưới, trong khi bé còn lại hướng chân (hoặc mông) xuống. Với kiểu nằm lộn đầu – lộn đuôi thế này, mổ đẻ là cách được bác sĩ chỉ định cho người mẹ.

Các tư thế chuẩn bị ra đời của bé và biến cố khi chuyển dạ

Một số biến cố khi chuyển dạ

Quá trình chuyển dạ có thể khiến người mẹ bầu phải đối mặt với vài khó khăn như buồn đi tiêu và dây rốn quấn cổ em bé…

1. Dây rốn quấn cổ bé

Khoảng 1/3 số bé chào đời với dây rốn quấn cổ, tùy cấp độ khác nhau. Không phải trường hợp nào bé bị dây rốn quấn cổ cũng là nguy hiểm. Bác sĩ chỉ cần dùng cách cắt dây rốn là giúp bé chào đời dễ dàng.

Một số trường hợp, do dây rốn quấn quá dầy nên bác sĩ phải tiến hành cắt bỏ dây rốn trước khi bé chào đời. Tuy nhiên, quá trình đưa bé ra khỏi bụng mẹ phải được thao tác nhanh vì khi dây rốn bị cắt đứt, bé không còn liên kết với mẹ nữa.

2. Buồn đi tiểu khi chuyển dạ

Một số thai phụ ngượng vì có cảm giác buồn tiểu khi chuyển dạ. Nguyên nhân là do áp lực rặn, để đẩy bé ra ngoài. Ngoài ra, nó còn do đầu của bé đi xuống và chèn ép lên trực tràng. Hậu quả, một số mẫu phân ở vùng này bị rơi ra ngoài. Nếu phải đối mặt với rắc rối này, mẹ bầu chớ vội hoang mang. Đây cũng là điều bình thường và bác sĩ sẽ giúp đỡ mẹ bầu xử lý tình huống. Nhiều người mẹ sợ bị són phân nên không dám rặn đẻ. Điều này không thực sự cần thiết.

Một số thai phụ đi tiểu thường xuyên trong giai đoạn đầu chuyển dạ. Nó giống như cơ chế “thụt rửa” tự nhiên, giúp đường ruột của mẹ bầu được sạch sẽ. Tuy nhiên, trường hợp này dễ dẫn tới kiệt sức cho người mẹ.

3. Băng huyết

Xảy ra nhiều nhất là trong thời kỳ xổ nhau. Nguyên nhân là do rách đường sinh dục, rách cổ tử cung, âm đạo gây băng huyết mạnh nhất, rồi đến rách âm môn (tầng sinh môn). Chẩn đoán không khó vì có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Nếu được xử trí cầm máu ngay lập tức thì ít nguy hiểm nhưng nếu để chậm (chậm chẩn đoán hoặc chậm xử trí), tình trạng nặng lên rất nhanh, nguy cơ tử vong tăng lên nhiều. Những người đã sinh nhiều lần (hoặc có tiền sử chảy máu nặng), người trên 35 tuổi mới sinh con lần đầu (hoặc đã có sẹo ở tử cung do mổ)… dễ bị tai biến này.

Các tư thế chuẩn bị ra đời của bé và biến cố khi chuyển dạ

4. Vỡ ối non và vỡ ối sớm

– Vỡ ối non là tình trạng khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ mà ối đã vỡ.

– Vỡ ối sớm là khi đã có chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa mở hết.

Về bản chất, vỡ ối non nguy hiểm hơn vì chỉ chừng 5-6 giờ sau là nước ối đã có thể bị nhiễm khuẩn trong buồng tử cung. Thai nhi rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, gặp nguy hiểm khi chuyển dạ và cả sau khi sinh. Cả người mẹ bầu cũng có thể bị nhiễm khuẩn hậu sản nặng. Do vậy, sản phụ vỡ ối non cần được dùng kháng sinh ngay và can thiệp lấy thai ra sớm, không để chuyển dạ kéo dài vì nguy cơ tử vong rất cao cho cả mẹ bầu và con.

5. Sa dây nhau

Thường xảy ra lúc vỡ ối do áp lực nước ối tăng và ngôi thai (thường là ngôi đầu, ngôi mông hay ngôi vai) chưa xuống thấp. Dây nhau có thể sờ thấy ngay trong âm đạo, nhiều hay ít tùy từng trường hợp. Nếu là ngôi đầu, nguy cơ thai chết sẽ lớn hơn trường hợp ngôi ngược hay ngôi ngang.

Trên đây là các tư thế chuẩn bị ra đời của bé và biến cố khi chuyển dạ. Các mẹ đã kịp thời ghi chú lại các điều vừa nêu trên đồng thời đối chiếu với các biểu hiện bên trong cơ thể của mình chưa? Phát hiện sớm các hiện tượng trên và nhanh chóng điều trị, phòng ngừa kịp thời sẽ giúp các mẹ yên tâm hơn khi chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Hãy thật cẩn thận và kỹ lưỡng để bé nhà mình chào đời với sức khỏe tốt nhất các mẹ nhé. Hãy luôn đồng hành cùng adayne.vn chúng tôi nhé.

 

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart