Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy mau khỏi mà không cần dùng thuốc

Trẻ bị tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài từ 3 lần trở lên trong ngày và phân nhiều nước. Tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng, thời gian bệnh xảy ra rất nhanh và dễ nguy hiểm đến tính mạng trẻ nhỏ. Các trường hợp trẻ bị tiêu chảy khiến cha mẹ rất lo lắng. Nhiều cha mẹ đã ra ngay hiệu thuốc để mua kháng sinh tự chữa bệnh cho con. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, nếu phát hiện sớm, kháng sinh không phải là liều thuốc hiệu quả nhất, mà dùng kháng sinh lại càng nguy hiểm cho bé hơn.Không phải lúc nào trẻ bị tiêu chảy thì cha mẹ cũng phải dùng thuốc cho bé, ở những trường hợp nhẹ phát hiện sớm thì hãy dùng các bài thuốc từ thảo dược ngay tại nhà mà lại rất hiệu quả.

1. Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy?

Thức ăn của bé kém vệ sinh:

  • Trẻ đã ăn thức ăn bị ôi thiu.
  • Thức ăn không được bảo quản tốt để ruồi nhặng bậu vào, bụi bẫn ở môi trường xung quanh bị ô nhiễm.
  • Mẹ không rửa tay khử trùng cho bé trước khi ăn.
  • Dụng cụ cho bé ăn kém vệ sinh: tô, chén, muỗng, …

Nguyên nhân khác:

  • Trẻ thiếu men đường ruột gây rối loạn hệ tiêu hóa.
  • Thực hiện cho trẻ ăn dặm chưa đúng cách, ví dụ cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn mới lạ trong một lúc. Thức ăn có vị gây kích ứng đường ruột trẻ.
trẻ bị tiêu chảy do thức ăn không hợp vệ sinh

Thức ăn cho bé ăn hàng ngày kém vệ sinh. Ảnh: Internet

2. Biểu hiện khi trẻ bị tiêu chảy

Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước có mùi tanh hoặc chua, không có máu hoặc lẫn trong phân. Tùy theo số lần đi ngoài trong ngày mà trẻ sẽ biểu hiện các dấu hiệu mất nước khác nhau. Có 3 mức độ mất nước thường thấy:

  • Cấp độ 1: Lúc này trẻ chỉ khát nước, khô môi, quấy khóc, lượng nước tiểu hàng ngày bình thường.
  • Cấp độ 2: Trẻ khát nước nhiều hơn, độ đàn hồi da kém, lượng nước tiểu giảm nhiều.
  • Cấp độ 3: Da bé nhăn nheo, xanh xao, mắt trũng sâu, thóp trũng, khô môi, khát nước nhiều, vật vã, tiểu ít.

Căn cứ vào những biểu hiện này mà cha mẹ định hình cách chữa trị trẻ bị tiêu chảy sao cho phù hợp nhất. Lưu ý những cách chữa trị không dùng thuốc mà bài viết này đề cập đến chỉ phù hợp cho trẻ bị tiêu chảy cấp độ 1. Nếu trẻ có dấu hiệu ở cấp độ 2 – 3 thì nên đưa trẻ đến thăm khám để được bác sĩ chuẩn đoán bệnh hiệu quả nhất.

trẻ bị tiêu chảy thường quấy khóc

Biểu hiện quấy khóc vật vã khi trẻ bị tiêu chảy. Ảnh: Internet

3. Cách chữa cho trẻ bị tiêu chảy không dùng thuốc

3.1. Uống nước lá ổi trị tiêu chảy

Nguyên liệu:

  • Lá ổi non khoản 15 lá
  • Nước sạch 1,5 cốc
  • 1 muỗng cafe muối.

Cách thực hiện

  • Mẹ lấy lá ổi rửa sạch ngâm nước muối trong 10 – 15 phút.
  • Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một muỗng cafe muối.
  • Lọc lấy nước lá ổi để nguội cho bé uống. Thực hiện cách này mỗi ngày 2 lần trong vòng 3 ngày trẻ sẽ giảm hẳn tiêu chảy.
nước lá ổi trị tiêu chảy cho trẻ

Nước lá ổi trị tiêu chảy cho trẻ. Ảnh: Internet

3.2. Hồng xiêm xanh trị tiêu chảy

Hồng xiêm xanh có vị chát, tính bình lại là phương thuốc dân gian hiệu quả chữa tiêu chảy cho trẻ, hoặc kiết lỵ. Cách thực hiện như sau:


Mẹ hãy cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng mẹ lấy khoảng 10 lát nấu với nước sạch, lượng nước sao cho ngập hồng xiêm. Sau đó lọc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống mẹ nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá. Vì nước hồng xiêm có vị chát đậm, mẹ có thể thêm chút đường phèn cho bé dễ uống.

trái hồng xiêm xanh trị tiêu chảy

Hồng xiêm có vị chát, tính bình chữa tiêu chảy hiệu quả. Ảnh: Internet

3.3. Rau sam trị tiêu chảy cho trẻ

Dùng để phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ: Hàng ngày dùng từ 100 – 200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày. Đối với trẻ nhỏ nên nghiền rau thật nhuyễn trước khi nấu, và nấu chín vừa phải.


Dùng để chữa bệnh cho trẻ bị tiêu chảy:  Khi trẻ đã có triệu chứng tiêu chảy, hãy dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu trẻ đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng. Vì những vị rau này đều có tính hàn, và kháng khuẩn đường ruột nên sẽ có tác dụng rất tốt với trẻ bị tiêu chảy.

canh rau sam trị tiêu chảy

Canh rau sam tươi tốt cho đường ruột của bé. Ảnh: Internet

3.4. Nước gạo rang trị tiêu chảy

Nguyên liệu:

  • Gạo lấy khoảng 10g đem đi sao vàng.
  • Lá ngải cứu khô: khoảng 15g.
  • Đường đỏ: khoảng 10g.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả hổn hợp vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống lọc lấy nước để hơi nguội uống hết một lần.
  • Mỗi ngày chỉ cần cho trẻ uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả.

3.5. Lá mơ và trứng gà trị tiêu chảy

Mẹ hái một nắm lá mơ tía tươi khoảng 100g (nên chọn lá mơ màu tía sẽ tốt và thơm hơn lá mơ trắng) đem rửa sạch, ngâm lá mơ trong nước muối pha loãng tầm 5 phút, vớt ra để ráo nước.

lá mơ và trứng trị tiêu chảy

Bài thuốc chữa tiêu chảy từ lá mơ và trứng. Ảnh: Internet

Tiếp theo, giã lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập vào 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều đun lửa nhỏ. Trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn khi ấm, cho bé ăn ngày 2 lần. Thực hiện trong vòng 3 ngày trẻ bị tiêu chảy giảm đáng kể.


Hy vọng với những chia sẻ cách chữa cho trẻ bị tiêu chảy đặc biệt không dùng thuốc trên đây, sẽ một phần nào giúp phụ huynh chăm sóc tốt hơn trong lúc bé có dấu hiệu bị tiêu chảy. Tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ phù hợp với trẻ bị tiêu chảy ở cấp độ đầu tiên. Nếu con bạn có biểu hiện tiêu chảy nặng hơn nên đưa đến cơ sở y tế chữa trị. Chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh phát triển toàn diện nhất về mọi mặt.

Hạnh Sử tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart