Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Cách chữa bệnh ban ở trẻ em và lưu ý dành cho cha mẹ

Bệnh ban ở trẻ em có thể gây ra các triệu chứng đau họng và nổi ban đỏ – dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Bệnh ban đỏ Scarlet ở trẻ có thể lây lan cho người khác, thế nên, bé cần được theo dõi với chế độ chăm sóc cẩn thận tại nhà. Mời quý phụ huynh cùng theo dõi những kiến thức được chia sẻ dưới đây, để có biện pháp bảo vệ sức khỏe con toàn diện.Bệnh ban ở trẻ em còn có tên gọi khác là sốt phát ban Scarlet. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn do virus Streptococcus A, hoặc “Strep nhóm A” gây nên. Các vi khuẩn này gây ra nhiều loại bệnh nhiễm trùng, bao gồm viêm dây chằng và nhiễm trùng da. Một số vi khuẩn Strep nhóm A sản sinh ra độc tố gây nổi ban đỏ.

1. Bệnh ban ở trẻ em có lây nhiễm không?

Vi trùng Strep nhóm A có thể sống trong mũi và họng của một người. Loại vi khuẩn này lây lan qua tiếp xúc với các bọt nước miếng qua đường ho, hắt hơi của trẻ mắc bệnh. Bệnh ban ở trẻ còn có thể lây nhiễm cho người khác nếu người đó dùng chung ly, chén, đồ dùng sinh hoạt, hoặc tiếp xúc vết loét với người bệnh.

Vi khuẩn Streptococcus A

Vi khuẩn Streptococcus A gây bệnh ban ở trẻ em. Ảnh: Internet

2. Các triệu chứng phổ biến ở trẻ mắc bệnh ban

Các triệu chứng thường gặp ở trẻ mắc bệnh ban là:

  • Họng sưng đỏ, rất đau
  • Sốt từ 39 độ trở lên
  • Phát ban đỏ trên người, với cảm giác nhám, thô ráp
  • Các vùng da đỏ lên ở dưới khuỷu tay, gần bộ phận sinh dục, nách,…
  • Lưỡi có màu đỏ và nhiều nếp gấp
  • Sưng các tuyến trong cổ

Một số triệu chứng khác bao gồm: Buồn nôn, nôn mửa, hoặc đau bụng.

bé bệnh bạn do bị lưỡi trắng

Bệnh ban ở trẻ em thường gây đau họng, lưỡi có màu đỏ. Ảnh: Internet

3. Các xét nghiệm và điều trị bệnh ban ở trẻ em

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra, và điều trị trẻ mắc bệnh ban. Bao gồm làm sạch cổ họng, thử nghiệm bằng tăm bông để xem có phải virus Streptococcus A gây ra triệu chứng ở trẻ không.


Nếu xét nghiệm dương tính, bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh này giúp trẻ mắc bệnh cảm thấy tốt hơn, và ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe lâu dài. Đồng thời, bảo vệ người khác không bị lây nhiễm bệnh. Nguyên tắc điều trị quan trọng nhất, là khi có biểu hiện đau họng là luôn phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn.

thuốc nằm trên tay nổi ban đỏ

Bệnh ban đỏ ở trẻ em có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Ảnh: Internet

4. Các vấn đề sức khỏe lâu dài ảnh hưởng bởi bệnh ban trẻ em

Thực ra, cũng hiếm khi xuất hiện các vấn đề về sức khỏe lâu dài từ bệnh ban đỏ ở trẻ em. Tuy nhiên, việc tìm hiểu đầy đủ là vô cùng cần thiết. Các vấn đề này bao gồm:

  • Sốt viêm nhiễm toàn thể – Rheumatic fever – ảnh hưởng đến tim, khớp, da và não
  • Bệnh thận, như viêm cầu thận sau – còn gọi là post-streptococcal glomerulonephritis
  • Viêm tai giữa, như nhiễm trùng tai
  • Nhiễm trùng da
  • Áp-xe cổ họng
  • Viêm phổi, như nhiễm trùng phổi
  • Viêm khớp

Điều trị kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa hầu hết các vấn đề sức khỏe trên.

5. Cách phòng ngừa trẻ mắc bệnh ban đỏ

Không có vaccine phòng bệnh ban đỏ ở trẻ em. Cách tốt nhất để ngăn ngừa, hoặc tránh lây lan vi khuẩn gây bệnh ban đỏ là:

  • Dạy bé rửa tay đúng cách, thường xuyên bằng xà phòng. Nhất là sau khi ho hoặc hắt hơi, trước và sau khi ăn, đi vệ sinh.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các thiết bị, vật dụng, cửa kính trong gia đình, trường học. Nhất là chén, đĩa, đồ dùng cá nhân của người bệnh sau khi dùng xong.
  • Khi bé mắc bệnh sốt ban đỏ, cho bé nghỉ ở nhà cho đến khi con không còn sốt, và đã được uống kháng sinh ít nhất 24 tiếng.
mẹ dạy bé rửa tay

Tập bé rửa tay thường xuyên đúng cách bằng xà phòng. Ảnh: Internet

Như vậy, bệnh ban ở trẻ em không có vaccine phòng ngừa. Biện pháp ngăn ngừa tốt nhất là tập bé rửa tay thường xuyên, không dùng chung đồ dùng cá nhân, và tránh xa người khác khi bị bệnh. Bệnh này có thể được điều trị bằng kháng sinh, ngăn ngừa hầu hết các biến chứng. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm bệnh viêm thận, tim mạch, viêm khớp, và một số vấn đề khác. Ngay khi phát hiện con có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh ban đỏ, hãy đưa bé đi khám lập tức, để bảo vệ sức khỏe cho con, bố mẹ nhé.

Trúc Nguyễn tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart