Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Cách giúp trẻ em bị bệnh down phát triển khả năng tự chăm sóc bản thân

Trẻ em bị bệnh down còn có tên gọi khác là Trisomy 21. Đây là tình trạng trẻ sinh ra có thêm một nhiễm sắc thể phụ 21, gây chậm trễ trong cách trẻ phát triển về mặt tinh thần lẫn thể chất. Một số trẻ mắc bệnh down cần được chăm sóc y tế kỹ lưỡng, số khác lại có thể tự lập một cách khỏe mạnh. Mặc dù không có biện pháp phòng ngừa hội chứng down ở trẻ, nhưng vẫn có phương pháp giúp phát hiện trước khi bé chào đời. Hôm nay, bố mẹ hãy cùng Mom.vn tìm hiểu về hội chứng này ở trẻ nhé.Trẻ em bị bệnh down mang một số biểu hiện bên ngoài khá giống nhau, nhưng vẫn có một số điểm khác biệt.

1. Nguyên nhân trẻ em bị bệnh down là gì?

Thông thường, vào thời điểm thụ thai, một em bé thừa hưởng thông tin di truyền từ cha mẹ dưới dạng 46 nhiễm sắc thể. Trong đó, 23 nhiễm sắc thể từ mẹ và 23 nhiễm sắc thể từ cha. Trong hầu hết các trường hợp trẻ bệnh Down, trẻ có thêm nhiễm sắc thể 21, nghĩa là có tổng cộng 47 nhiễm sắc thể, thay vì 46. Đây là yếu tố di truyền gây nên các đặc tính vật lý và chậm phát triển liên quan đến hội chứng Down.


Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ sẽ sinh con mắc chứng down nhiều hơn bình thường. Tỷ lệ này khoảng 1/400. Nhưng ở phụ nữ mang thai từ 40 tuổi trở lên, thì tỷ lệ này gia tăng đến mức 1/100 – rất đáng chú ý.

trẻ bệnh down đeo kính

Trẻ em bị bệnh down do thừa hưởng thêm nhiễm sắc thể 21. Ảnh: Internet

2. Biểu hiện đặc trưng của trẻ mắc bệnh down

Trẻ em bị bệnh down có khuynh hướng chia sẻ một số đặc điểm cơ thể giống nhau. Chẳng hạn như, mặt hơi phẳng, mặt nghiêng về phía trước, tai nhỏ, lưỡi nhô ra. Cơ bắp nhỏ – hypotonia – cũng là một đặc trưng ở trẻ mắc bệnh down. Vấn đề này có thể được cải thiện theo thời gian. Hầu hết trẻ mắc bệnh down đều đạt đến các cột mốc phát triển – như ngồi, bò, đi bộ, dù muộn hơn các trẻ khác.


Khi sinh, trẻ bệnh down thường có kích thước cơ thể trung bình, và có xu hướng tăng trưởng chậm hơn, nhỏ hơn các bạn cùng tuổi. Đối với trẻ sơ sinh, cơ bắp nhỏ và yếu có thể gây ra các khó khăn trong việc mút và đút ăn, hoặc táo bón và các vấn đề về tiêu hóa khác. Trẻ mới biết đi và lớn hơn thì có thể chậm trễ trong kỹ năng nói, tự chăm sóc bản thân – như tự xúc ăn, mặc quần áo, vệ sinh, học tập.

bé bệnh down học nhận biết bàn tay

Trẻ em bị bệnh down gặp nhiều khó khăn trong việc học tập. Ảnh: Internet

Hội chứng down ảnh hưởng đến khả năng học tập của bé theo nhiều cách khác nhau. Nhưng hầu hết trẻ bệnh down đều có biểu hiện suy giảm trí tuệ từ mức độ nhẹ đến trung bình. Trẻ em bị bệnh down có thể học tập, có khả năng phát triển các kỹ năng trong suốt cuộc đời mình. Tuy nhiên, trẻ chỉ đơn giản đạt được các mục tiêu ở tốc độ khác nhau.


Đó là lý do không nên so sánh một đứa trẻ mắc bệnh down với một đứa trẻ phát triển bình thường, hay thậm chí với một trẻ bệnh down khác cùng tuổi.

3. Một số vấn đề sức khỏe đi kèm hội chứng down ở trẻ

Gần một nửa trẻ em bị bệnh down khi sinh ra đã mang khuyết tật tim bẩm sinh. Một số vấn đề sức khỏe khác có thể đi kèm hội chứng down ở trẻ như: tăng huyết áp phổi, khả năng nghe và nhìn, vấn đề tai mũi họng. Hoặc, vấn đề về tuyến giáp, về dạ dày và ruột, hô hấp, rối loạn động kinh, béo phì, bệnh nhiễm trùng,…


Những người mắc bệnh down khi trưởng thành đôi khi có cuộc sống không ổn định, cần được bác sĩ đánh giá kỹ lưỡng trước khi tham gia bất kì hoạt động mạnh nào. Không có cách nào phòng ngừa bệnh down ở trẻ. Tuy nhiên, các bố mẹ tương lai có thể thực hiện kiểm tra để phát hiện sớm vấn đề của trẻ trong thai kỳ để có hướng can thiệp phù hợp.

Cách giúp trẻ em bị bệnh down phát triển khả năng tự chăm sóc bản thân 1

Trẻ bệnh down vẫn có thể học tập với trẻ bình thường. Ảnh: Internet

4. Bố mẹ cần làm gì để trẻ em bị bệnh down có thể phát triển khả năng tự chăm sóc bản thân?

Nếu là phụ huynh của một đứa trẻ được chẩn đoán mắc bệnh down, hẳn bạn sẽ bị choáng ngợp bởi cảm giác mất mát, tội lỗi và nỗi sợ hãi bao trùm. Hãy tìm kiếm phụ huynh của những đứa trẻ mắc bệnh down khác để được chia sẻ kinh nghiệm vượt qua cú sốc, nỗi đau buồn ban đầu này, để tìm cách hướng về tương lai tốt đẹp hơn cho con mình. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, việc tìm hiểu về chứng bệnh này càng nhiều sẽ càng giúp họ giảm bớt được nỗi sợ hãi và lo lắng.


Các bác sĩ cũng khuyến nghị phụ huynh của trẻ em bị bệnh down nên cho bé tham gia các dịch vụ can thiệp sớm. Như trị liệu về thể chất, trị liệu hướng nghiệp và ngôn ngữ, giáo dục đặc biệt ngay từ nhỏ để khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển. Nhờ đó, bé sẽ học và thực hành thuần thục các kỹ năng tự chăm sóc bản thân.


Việc chọn trường cho con mắc bệnh Down theo học cũng là một vấn đề nan giải của các bậc cha mẹ. Một số trẻ em bị bệnh down cần được cung cấp các dịch vụ chuyên biệt để học tập, số khác lại có thể hòa nhập cùng lớp với những bé phát triển bình thường khác. Dù đưa ra bất cứ quyết định nào, thì bố mẹ cũng cần nhớ rằng, bạn phải là nguồn ủng hộ lớn nhất cho con mình.

mẹ ôm bé bệnh down

Bố mẹ hãy luôn là nguồn ủng hộ, động viên lớn nhất cho con. Ảnh: Internet

Ở nhà, bố mẹ có thể thực hiện theo một số bài tập đơn giản dạy con học ở nhà, đọc sách bé nghe để phát triển ngôn ngữ, tương tác,…Bên cạnh đó, thường xuyên hướng dẫn con thực hiện một số động tác đơn giản một cách nhẹ nhàng, kiên nhẫn. Ví dụ như tự mặc quần áo, tự xúc cơm ăn, tự xếp quần áo, thậm chí nấu ăn,…

Trẻ em bị bệnh down cũng có nhiều khả năng riêng của mình. Không ai nói được trẻ có những khả năng gì khi lớn lên. Ngày nay, nhiều trẻ mắc bệnh down có thể đi học và hưởng ứng nhiều hoạt động giống như những trẻ bình thường khác. Số ít thậm chí còn học lên tiếp Đại học. Số khác tiếp tục sống ở nhà cùng gia đình, nhưng vẫn có thể làm một số công việc đơn giản để tìm kiếm thành công trong cộng đồng của mình. Dù có thế nào, bố mẹ hãy nhớ nhé, luôn là người bạn đồng hành cùng con trong mọi khoảnh khắc.

Trúc Nguyễn tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart