Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Cách phòng bệnh viêm amidan ở trẻ em

Bệnh viêm amidan ở trẻ em có thể chữa trị được, tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh ở mỗi trẻ. Vậy, viêm amidan có nguyên nhân từ đâu? Triệu chứng nhận biết gồm những gì? Có cách nào phòng ngừa hiệu quả? Hãy cùng mom.vn tìm lời giải đáp thỏa mãn nhất qua bài viết dưới đây nhé.Bệnh viêm amidan ở trẻ em là tình trạng bé bị viêm, sưng đỏ, đau rát ở khối mô amidan trong miệng. Amidan thường có chức năng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Chúng hoạt động như một bộ lọc để “bẫy” virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và mũi. Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị viêm amidan. Nhưng, độ tuổi dễ mắc bệnh nhất là từ 5 – 15 tuổi.

1. Bệnh viêm amidan ở trẻ em – Nguyên nhân và triệu chứng

Virus Streptococcus pyogenes

Virus Streptococcus pyogenes gây viêm amidan ở trẻ em. Ảnh: Internet

Nguyên nhân viêm amidan ở trẻ là do loại virus, hoặc vi khuẩn có tên Streptococcus pyogenes gây nhiễm trùng, khiến amidan bị sưng to và viêm. Hầu hết các trường hợp trẻ sưng amidan đều là do virus mà không thể điều trị bằng kháng sinh.

Các triệu chứng bệnh viêm amidan ở trẻ em bao gồm:

  • Sốt
  • Cảm giác ớn lạnh
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Đau cơ
  • Đau tai
  • Đau họng hoặc khó chịu khi nuốt
  • Sờ vào thấy sưng ở bên cổ
  • Trẻ lười ăn, bỏ ăn
bé gái bỏ ăn

Bé bị viêm amidan khó nuốt, dễ bỏ ăn. Ảnh: Internet

Khi đến thăm khám, bác sĩ thường sẽ dùng que đè lưỡi và đèn pin soi kiểm tra bộ phận amidan. Khi này, amidan có biểu hiện sưng, đỏ, trường hợp nặng sẽ thấy các đường vân mủ trắng. Triệu chứng kéo dài từ 4 đến 6 ngày.


Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng viêm amidan như đã nêu trên trong khoảng 48 tiếng, nhất là khi có sốt kèm theo, cần đưa bé đến bác sĩ điều trị ngay. Đặc biệt lưu ý, nếu bé không thở được, hoặc không thể nuốt, phải đưa bé đi cấp cứu kịp thời.

2. Cách phòng bệnh viêm amidan ở trẻ em bố mẹ cần tham khảo

Loại vi khuẩn, virus gây bệnh viêm amidan ở trẻ có khả năng lây lan cao từ người sang người. Nhất là với những người trong cùng gia đình, hoặc bạn bè cùng lớp.

các bé ăn trưa ở trường mẫu giáo

Tập bé sử dụng đồ dùng cá nhân riêng, không dùng chung. Ảnh: Internet

Một số gợi ý phòng ngừa bao gồm:

  • Tập cho bé sử dụng đồ dùng cá nhân, không chia sẻ hay dùng chung với bạn, hay thậm chí là người thân trong gia đình. Nhất là ly, bàn chải đánh răng, khăn rửa mặt,…
  • Sau khi tiếp xúc người viêm amidan, hoặc dùng chung đồ với người bệnh, cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và súc nước muối ấm.
  • Bàn chải đánh răng cũ cần được thay mới 6 tháng một lần. Tránh tái sử dụng, dễ gặp nhiều bệnh tiềm ẩn vi khuẩn.
  • Người chăm sóc người bệnh viêm amidan cần giữ vệ sinh cá nhân riêng, rửa tay sạch sẽ để ngăn ngừa lây nhiễm sang người khác. Nhất là trẻ em.
  • Tăng cường trái cây, rau xanh, các loại vitamin, khoáng chất, chế độ ăn uống dinh dưỡng cho bé để có hệ miễn dịch tốt.
  • Thường xuyên khuyến khích bé tập luyện thể dục, thể thao, tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật

3. Cách điều trị bệnh viêm amidan ở trẻ em

Trong suốt quá trình điều trị, trẻ bị viêm amidan sẽ được tạo môi trường thoải mái nhất có thể. Một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ có thể kê toa penicillin hoặc kháng sinh khác điều trị bệnh viêm amidan ở trẻ em. Nếu bị nhiễm trùng nặng, có thể bé sẽ được tiêm benzathine hoặc procaine, nhưng cách này rất đau đớn. Nếu được chỉ định uống kháng sinh, bé sẽ phải uống liên tục từ 10 – 14 ngày, kể cả khi triệu chứng đã hết. Còn nếu bé bị viêm amidan tái lại nhiều lần, bác sĩ có thể đề nghị biện pháp phẫu thuật cắt bỏ amidan.

phẫu thuật cắt bỏ amidan

Minh họa phẫu thuật cắt bỏ amidan. Ảnh: Internet

Chế độ chăm sóc tại nhà được khuyến nghị như:

  • Cho bé nằm nghỉ ngơi nơi trên giường
  • Cho bé uống nhiều nước không lạnh
  • Cho bé súc nước muối ấm pha loãng để giảm bớt triệu chứng đau, diệt trùng
  • Đồng thời, kết hợp cho bé uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ dưới 12 tuổi không được dùng aspirin, vì có nguy cơ cao mắc hội chứng Reye.
  • Tăng cường cho trẻ uống nước ép trái cây không lạnh, trà ấm, hoặc nước canh để làm dịu cơn đau rát họng

Bệnh viêm amidan ở trẻ em thường không gây ảnh hưởng lâu dài nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngược lại, chương trình can thiệp chậm trễ, bệnh sẽ dễ biến chứng sang các bệnh lý khác. Chẳng hạn như, sốt thấp khớp, viêm thận, hoặc áp xe ngăn chặn đường thở của bé. Thật nguy hiểm, đúng không nào! Vậy nên, bố mẹ hãy ghi chép lại những gợi ý phòng ngừa được mom.vn hướng dẫn trên đây nhé. Hãy cố gắng ngay từ khâu phòng ngừa, để tránh hậu quả nghiêm trọng về sau.

Trúc Nguyễn tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart