Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Cách phòng tránh tắc sữa sau sinh mẹ nên lưu ý

Vấn đề tắc sữa và cách phòng tránh tắc sữa sau sinh luôn là điều được nhiều chị em sắp hoặc đang làm mẹ quan tâm tìm hiểu. Tắc sữa sau sinh không phải là hiện tượng phổ biến nhưng cũng không quá hiếm gặp, đặc biệt là đối với những ai lần đầu làm mẹ. Một thống kê cho thấy có đến 15% phụ nữ bị tắc sữa trong 3 – 4 tuần đầu sau khi sinh bé. Vậy, để biết được dấu hiệu của tắc sữa ở mẹ sau sinh là gì và cách phòng tránh như thế nào thì các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây của Mom.vn nhé.Để áp dụng tốt các phương pháp phòng tránh tắc sữa sau sinh, trước hết các mẹ cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây nên tình trạng tắc sữa là gì. Từ đó, mẹ sẽ rút ra kinh nghiệm và tự khắc phục một cách khoa học hơn.

1. Nguyên nhân mẹ bị tắc sữa sau sinh

1.1 Không cho bé bú sớm và thường xuyên

Khi mang thai, sữa non đã được tạo ra từ tháng thứ 3 của thai kì. Sau sinh vài ngày, lượng sữa non này sẽ chính thức được tiết ra ngoài. Sữa non giàu chất dinh dưỡng và đặc sánh. Vì vậy, nếu mẹ không cho bé bú ngay thì sẽ vừa lãng phí sữa non giàu dinh dưỡng vừa gây tắc tia sữa sau sinh. Bên cạnh đó, khi sữa tiết ra nhiều nhưng bé bú quá ít và mẹ không chịu vắt sữa ra thì điều này cũng sẽ gây ứ đọng, tắc nghẽn trong ống dẫn sữa.

mẹ cho bé bú sữa

Không cho bé bú sớm là nguyên nhân gây tắc sữa sau sinh. Ảnh: Internet

1.2 Mẹ vắt sữa thừa trong bầu ngực ra ngoài chưa đúng cách

Việc trẻ sơ sinh bú không hết một bầu sữa mẹ trong 1 cữ bú là chuyện rất bình thường vì lúc này dạ dày của bé còn rất nhỏ. Do đó, nếu sau khi cho con bú mà mẹ không vắt sữa thừa ra hoặc vắt không đúng cách khiến sữa vẫn còn đọng lại trong ngực thì có thể khiến mẹ bị tắc tia sữa.

1.3 Mẹ chưa day đều bầu vú sau sinh

Sau khi mới sinh con, đặc biệt là sinh bé đầu lòng thì hai bầu ngực của mẹ sẽ căng cứng lên do sữa đang “xuống”. Điều này có thể khiến mẹ cảm thấy căng tức ngực và khó chịu vì chưa quen, từ đó, nếu mẹ không biết cách massage để bầu vú trở nên mềm mại giúp sữa thoát ra ngoài thì rất có thể dẫn đến tắc tia sữa sau sinh đấy.

mẹ vắt sữa thừa ra ngoài

Vắt sữa thừa ra ngoài sai cách cũng có thể khiến mẹ bị mất sữa. Ảnh: Internet

1.4 Mẹ vệ sinh đầu vú không sạch

Nếu sau khi cho bé bú mà mẹ không lau lại đầu vú bằng khăn sạch thì nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào bên trong thông qua đầu vú là rất cao. Khi ống dẫn sữa bị nhiễm khuẩn sẽ thường hẹp lại, gây cản trở sữa thoát ra ngoài.

1.5 Mẹ bị stress

Stress sau sinh là điều khó tránh khỏi và nó phát sinh từ nhiều nguyên nhân. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự tiết sữa của mẹ và dẫn đến nguy cơ mẹ bị tắc tia sữa sau sinh.

1.6 Thay đổi tần suất cho con bú hay cho bé cai sữa đột ngột

Việc thay đổi tần xuất cho bé bú theo chiều hướng giảm đi cữ bú một ngày hoặc là cho con cai sữa hẳn vì một lý do nào đó cũng có thể khiến lượng sữa còn dư trong bầu ngực của mẹ bị ứ đọng, gây ra hiện tượng tắc tia sữa.

mẹ căng thẳng sau sinh

Stress sau sinh là một trong những nguyên nhân gây tắc sữa. Ảnh: Internet

2. Cách phòng tránh tắc sữa sau sinh mẹ nên lưu ý

Khi phải chữa trị tắc tia sữa sau sinh, mẹ sẽ lo lắng và hoang mang vì lúc này bé phải tạm thời bú sữa ngoài, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Do đó, cách tốt nhất là mẹ nên cẩn thận tìm hiểu cách phòng tránh tắc sữa sau sinh ngay từ đầu để không làm gián đoạn việc bú sữa mẹ của bé yêu, nhằm đảm bảo cho trẻ luôn được phát triển toàn diện nhất. Sau đây, Mom.vn xin đưa ra một vài biện pháp phòng tránh tắc sữa đơn giản nhưng quan trọng để mẹ tham khảo nhé.

2.1 Massage bầu ngực thường xuyên

Mẹ nên massage bầu ngực thường xuyên sau khi sinh bé để giúp ngực trở nên mềm mại hơn, đánh tan các cục sữa đông (nếu có), từ đó hỗ trợ cho lượng sữa trong ống dẫn được lưu thông tốt hơn, tránh tắc sữa sau sinh hiệu quả hơn.

massage ngực sau sinh

Mẹ nên thường xuyên massage ngực sau sinh để sữa đươc lưu thông tốt hơn. Ảnh: Internet

2.2 Cho bé bú càng sớm càng tốt

Cho bé bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh. Như đã đề cập, từ khi mang thai, sữa non đã được hình thành trong bầu ngực mẹ. Sau khi sinh, nếu mẹ không nhanh chóng “giải phóng” lượng sữa non đặc sánh này thì rất dễ bị tắc sữa đấy. Vì vậy, hãy cho bé yêu bú càng sớm càng tốt sau khi trẻ chào đời để không bị tắc sữa mẹ nhé.

2.3 Vệ sinh đầu vú sạch sẽ

Mẹ nên vệ sinh đầu vú một cách sạch sẽ và cẩn thận sau khi cho bé bú để tránh nhiễm khuẩn. Trước khi cho bé bú, mẹ nên dùng khăn sạch nhúng nước ấm để vệ sinh đầu vú. Tương tự như vậy, mẹ cũng hãy vệ sinh đầu vú sau khi cho bé bú xong. Lưu ý, là mẹ nên giặt khăn sạch sẽ sau khi sử dụng hoặc thay khăn thường xuyên để tránh khăn bị ẩm mốc khi dùng.

cho bé bú càng sớm càng tốt

Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để tránh tắc sữa. Ảnh: Internet

2.4 Nói không với stress

Mẹ nên ăn uống đủ chất, vận động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị căng thẳng hay nghiêm trọng hơn là trầm cảm. Điều mà có thể dẫn đến tắc sữa sau sinh.


Hy vọng những cách phòng tránh tắc sữa sau sinh mà Mom.vn đã gợi ý trong bài viết trên sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức bổ ích. Việc thay đổi cơ thể, đặc biệt là sự thay đổi của bầu ngực để thực hiện chức năng nuôi bé bằng sữa mẹ là điều rất thiêng liêng và ý nghĩa. Vì vậy, các mẹ sau sinh nên chú ý chăm sóc cẩn thận cho bản thân nhiều hơn để không mất đi nguồn sữa cần thiết dành cho con bú nhé.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart