Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Cách trị bệnh đẹn ở trẻ em sơ sinh hiệu quả nhất tại nhà

Bệnh đẹn ở trẻ em sơ sinh và trẻ nhỏ là một dạng nhiễm trùng do nấm gây ra trong miệng. Đẹn thường xuất hiện dưới dạng các mảng màu trắng như sữa đông lại trên lưỡi, và bên trong miệng, sâu trong cổ họng. Bệnh thường vô hại và dễ điều trị. Tuy nhiên, khi con có triệu chứng, bố mẹ cũng cần đưa bé đi khám để tránh các tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm hơn. Bệnh đẹn ở trẻ được điều trị thế nào? Câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay sau đây.Ở bé sơ sinh, bệnh đẹn ở trẻ em không hẳn nghiêm trọng. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên đưa bé đến cơ sở y tế nếu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây.

1. Dấu hiệu bệnh đẹn ở trẻ em

Dấu hiệu chính khi trẻ bị đẹn là xuất hiện một lớp phủ màu trắng trên lưỡi bé, hoặc ở những nơi khác trong miệng. Lớp phủ này có thể trông giống như sữa dính lại, khó cọ rửa.


Đẹn miệng khiến bé cảm thấy đau, do đó, có thể bé sẽ miễn cưỡng bú – với trẻ sơ sinh, hoặc tránh xa vú mẹ. Với trẻ lớn hơn, có thể kém ăn hoặc bỏ ăn, và thường than đau ở miệng.

Lớp đẹn trắng phủ trên lưỡi bé

Lớp đẹn trắng phủ trên lưỡi bé. Ảnh: Internet

2. Vết đẹn trong miệng của trẻ nguyên nhân do đâu?

Đẹn miệng do một loại nấm men gọi là Candida albicans gây ra. Ở người bình thường, nấm miệng thường không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng trong một số trường hợp, nó có thể phát triển quá mức và lây nhiễm, tạo thành các màng trong miệng.


Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị đẹn miệng, vì hệ miễn dịch của các con chưa phát triển đầy đủ, ít có khả năng chống lại nhiễm trùng. Điều này đặc biệt đúng với những trẻ sinh non, ra đời trong khoảng trước 37 tuần mang thai.


Với những trẻ thường xuyên dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh đẹn ở trẻ em. Vì thuốc kháng sinh làm giảm khả năng miễn dịch trong miệng bé, giúp gia tăng sản sinh nấm gây bệnh.


Với các “mẹ bỉm sữa” đang giai đoạn cho con bú mà dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng, điều này làm giảm số lượng các vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Đồng nghĩa với việc, mẹ dễ bị nhiễm trùng lại sau đó, và thông qua sữa mẹ, lây qua em bé.

các loại thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là một trong những yếu tố nguy cơ khiến bé dễ mắc bệnh. Ảnh: Internet

3. Cách chữa bệnh đẹn ở trẻ em hiệu quả nhất

Để chữa bệnh đẹn ở trẻ em, bác sĩ, hoặc nhân viên y tế chăm sóc gia đình có thể kê đơn thuốc kháng nấm. Hai loại thuốc kháng nấm chính được sử dụng để điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh là: Miconazole và nystatin. Những loại thuốc này thường cần được sử dụng đến 4 lần trong ngày, và hiệu quả nhất nếu cho bé dùng sau khi ăn uống no.


Tiếp tục cho bé sử dụng thuốc trong 2 ngày sau khi nhiễm trùng biến mất, vì điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng trở lại. Nếu sau 1 tuần điều trị, tình trạng của bé vẫn không được cải thiện, hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị một lần nữa để được tư vấn.

3.1 Thuốc Miconazole

Trong hầu hết các trường hợp, miconazol sẽ là phương pháp điều trị đầu tiên do bác sĩ đề xuất để chữa bệnh đẹn ở trẻ em. Đây là loại gel trong, mẹ dùng ngón tay sạch bôi lớp gel này vào các khu vực bị đẹn trong miệng của bé.


Chỉ dùng 1 lần trong ngày, tránh tình trạng làm bé nghẹt thở nhé. Một số trẻ sau khi dùng gel này có xuất hiện tác dụng phụ. Khi này, hãy báo cáo lại với bác sĩ điều trị ngay để được can thiệp phù hợp.

3.2 Thuốc Nystatin

Trong một số trường hợp, bác sĩ điều trị có thể đề nghị một loại thuốc thay thế gọi là nystatin. Đây là một loại thuốc lỏng (tạm thời) được bôi trực tiếp vào vùng bị đẹn, sử dụng kèm theo thuốc nhỏ giọt được cung cấp cùng với thuốc.


Nystatin thường không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, và hầu hết trẻ em không gặp khó khăn khi dùng thuốc.

thuốc trị đẹn

Đây là một loại thuốc lỏng được bôi trực tiếp vào vùng bị đẹn. Ảnh: Internet

Như vậy, bệnh đẹn ở trẻ em có thể được chữa bằng cách dùng thuốc kháng nấm đặc trị. Để phòng ngừa trẻ bị đẹn, các “mẹ bỉm sữa” hãy nhớ khử trùng núm vú giả thường xuyên, cũng như bất kì món đồ chơi nào bé hay đưa vào miệng. Đồng thời, rửa tay thật kỹ sau khi thay tã cho con cũng có thể là biện pháp hữu ích ngăn ngừa nấm, vi khuẩn phát tán. Vì các bệnh nhiễm trùng cũng có khả năng lây qua đường tiêu hóa. Với bài viết này, hy vọng bố mẹ có cái nhìn rõ ràng hơn về bệnh đẹn ở trẻ, để kịp thời có cách xử lý khoa học khi bé yêu nhà mình mắc phải.

Trúc Nguyễn tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart