Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Cẩm nang sơ cứu trẻ sơ sinh bị hóc dị vật bố mẹ nào cũng cần phải biết

Để nuôi con toàn diện, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu những cách sơ cứu trẻ sơ sinh bị hóc để trang bị kiến thức cho mình, phòng tránh những tai nạn không may xảy ra Như chúng ta đã biết, trẻ nhỏ rất nghịch ngợm, không ai có thể đảm bảo được việc giám sát trẻ 100% thời gian trong ngày, vì vậy đã có những tai nạn xảy ra khi trẻ bị hóc, nghẹn các dị vật như : hạt hoa quả, các vật dụng, đồ dùng có kích thước nhỏ  như nắp chai, chìa khóa,…Có không ít trường hợp trẻ bị hóc nhưng cha mẹ lại không biết cách sơ cứu khiến cho tình trạng của con lại thêm nguy kịch. Do đó, việc nắm rõ một số cách sơ cứu cho trẻ khi gặp phải tai nạn là kiến thức rất cần thiết đối với tất cả các bậc làm cha mẹ.

trẻ nghịch ngợm dễ bị hóc dị vật

Trẻ hay nuốt những vật nhỏ và dẫn đến bị hóc. Ảnh: Internet

1. Sơ cứu trẻ sơ sinh bị hóc

Khi bé bị hóc, nghẹn, việc người lớn có thể xử lý ngay từ những phút đầu tiên là rất quan trọng, quyết định khả năng thoát khỏi nguy hiểm của bé trong gang tấc. Sau đây là những cách sơ cứu trẻ sơ sinh bị hóc dị vật tại nhà mà bố mẹ nào cũng cần biết:

1.1 Nguyên tắc khi sơ cứu trẻ sơ sinh bị hóc dị vật

  • Sơ cứu nhanh chóng và đúng cách vì nếu để chậm sẽ khiến bé ngừng thở, dẫn đến suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.
  • Không dùng tay móc họng trẻ khi chưa nhìn thấy dị vật, vì như vậy có thể khiến dị vật trôi sâu vào họng bé, càng nguy hiểm đến tính mạng của bé hơn.

1.2 Biện pháp vỗ lưng

Với phương pháp này người tiến hành sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước, cho trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi vỗ 5 lần vào lưng của trẻ với một lực vừa phải ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu vỗ lưng mà dị vật chưa thoát ra ngoài thì ngay lập tức dùng biện pháp ép ngực.

biện pháp vỗ lưng trẻ bị hóc dị vật

Vỗ lưng là biện pháp sơ cứu nhanh ban đầu khi trẻ bị hóc. Ảnh: Internet

1.3 Biện pháp ép ngực

Để trẻ trong tư thế nằm ngửa dọc theo cẳng tay, cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn một lực vừa phải vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối hai núm vú 5 lần. Tốt nhất nên làm luân phiên biện pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật bị kẹt trong đường thở được tống ra ngoài.

1.4 Phương pháp Heimlich

Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật theo phương pháp Heimlich là tạo ra một lực tác động mạnh, bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành một cách đột ngột vào 2 buồng phổi, mục đích nhằm tạo ra một áp lực lớn trong đường hô hấp giúp đẩy dị vật ra ngoài. Chính vì vậy, đây là cách làm có hiệu quả rất tốt với những dị vật choáng gần hết đường thở và dễ di chuyển như viên bi, kẹo…Đối với phương pháp Heimlich có hiệu quả từ cú vỗ hoặc cú ép hoành đầu tiên, càng về sau hiệu quả càng giảm dần.

phương pháp heimlich

Heimlich rất có hiệu quả đối với những dị vật như bi, hạt trái cây. Ảnh: Internet

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Người sơ cứu trẻ đứng sau lưng nạn nhân, chân trước lồng giữa hai chân nạn nhân, chân sau làm điểm trụ.
  • Bước 2: Vòng hai tay của người lớn ra trước, quàng lấy bụng nạn nhân, bàn tay ngoài nắm lấy nắm đấm của bàn tay trong lòng bàn tay này úp xuống, áp sát vào vùng bụng phía trên thượng vị, ngay dưới xương ức của nạn nhân.
  • Bước 3: Giật lên thật mạnh và đột ngột theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên, liên tục 5 – 6 cái. Động tác này nên thực hiện một cách dứt khoát và không đè ép vào lồng ngực thì mới có hiệu quả.

2. Một số chú ý trong cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật

Sau các biện pháp sơ cứu trẻ ở trên, nếu dị vật không thoát được ra ngoài thì cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất. Kể cả khi dị vật hóc đã được ép ra ngoài thì vẫn cần phải đưa trẻ đi bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật gây nguy hiểm cho trẻ.

móc họng trẻ

Tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ khiến dị vật vào sâu hơn. Ảnh: Internet

Đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không được dùng tay móc dị vật, sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, khiến trẻ trở nên nguy kịch hơn. Khi bé vô tình nuốt phải dị vật nhọn thì nên đưa đi cấp cứu ngay, tránh móc họng bé vì cách làm này có thể khiến dị vật càng mắc sâu hơn.

3. Những biện pháp phòng ngừa hóc dị vật ở trẻ nhỏ

Song song với việc bổ sung các cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật tại nhà thì bố mẹ cũng cần phòng ngừa những tai nạn hóc dị vật không mong muốn có thể xảy ra. Phần lớn các trường hợp hóc dị vật ở trẻ đều do lúc ăn, uống  hoặc chơi đùa. Các bậc cha mẹ nên chú ý những điểm sau:

  • Cẩn trọng hơn khi chế biến, lựa chọn thực phẩm cho trẻ ăn.
  • Tuyệt đối không để trẻ tự ý ăn mà cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ đối với những trẻ nhỏ.
  • Nên cắt đồ ăn thật nhỏ trước khi cho con ăn, hạn chế sự nguy hiểm đối với trẻ.
  • Không cho trẻ chạy, đùa nghịch hay nằm xuống trong khi ăn.
  • Không nên ép con ăn lúc đang khóc hoặc cười, hoặc đang no vì rất dễ bị sặc.
mẹ đút thức ăn cho bé

Bố mẹ cần chú ý hơn khi chế biến thức ăn cho trẻ. Ảnh: Internet

Có những thực phẩm dễ gây ra tình trạng bị hóc ở trẻ như: nho, hạt hướng dương, kẹo cứng, bỏng ngô, nhãn, hạt điều, lạc rang, quả óc chó, hạt dẻ, hạt dưa, cá, lươn…Vì vậy, bố mẹ cần đặc biệt chú ý khi cho trẻ ăn những loại thức ăn này. Nên dạy bé thói quen tập trung khi ăn, tránh cười đùa, chạy nhảy, nằm ăn, và luôn để ý tới bé, không để bé tự ý bốc đồ ăn khi chưa có sự đồng ý, giám sát của cha mẹ.


Trên đây là một số những kiến thức cơ bản về cách sơ cứu trẻ sơ sinh bị hóc dị vật ngay tại nhà, và những biện pháp phòng ngừa mà mọi người lớn nên chú ý. Hãy hạn chế những điều đáng tiếc có thể xảy ra khi mà chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát điều đó. Bố mẹ phải cẩn trọng hơn trong quá trình chăm sóc con cái, để bé luôn khỏe mạnh, vui đùa mà không lo ngại về những tại nạn nhỏ. Chúc các bé luôn khỏe mạnh.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart