Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Căn bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra do bất thường bẩm sinh, trong khi ở người lớn, nguyên nhân gây bệnh có thể là do lạm dụng thuốc nhuận tràng và bệnh tâm thần (hoặc do thuốc điều trị tâm thần). Vậy, bệnh xoắn ruột là gì? Xoắn ruột là triệu chứng gây tắc nghẽn đường ruột và ứ đọng thực phẩm, làm giảm lưu lượng máu đến ruột, gây viêm, hoại tử phúc mạc, nguy hiểm đến tính mạng. Thông thường, không xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu muốn đối phó và tìm ra cách điều trị kịp thời căn bệnh này cho trẻ, mẹ hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Mom.vn nhé.

1. Nguyên nhân gây bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh

Xoắn ruột là một phần ruột non hoặc ruột già sẽ bị xoắn lại, vì vậy mà trẻ cảm thấy đau bụng dữ dội. Có thể nói, nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Do bẩm sinh, đó là khi thai nhi xoay và cố định ruột trong cuối thai kỳ.
  • Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ từng phải phẫu thuật ổ bụng hoặc có khối u.
  • Chứng quay ruột bất thường ở trẻ nhỏ.
trẻ sơ sinh bị xoắn ruột

Trẻ sơ sinh bị xoắn ruột có thể do bẩm sinh. Ảnh: Internet

Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân gây xoắn ruột, tuy nhiên, chúng ta chỉ có đúng 6 giờ để cứu trẻ bị xoắn ruột. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể khiến bé tử vong vì hoại tử. Ruột bị hoại tử sẽ không thể phục hồi, gây nhiễm trùng và nhiễm độc ổ bụng dẫn tới tử vong. Trong một số trường hợp, xoắn ruột có thể xuất hiện sau một đợt viêm dạ dày đại tràng cấp tính.


Vi khuẩn hay virus gây nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể làm phù nề các hạch bạch huyết ở ruột, gia tăng nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho xoắn ruột. Ở trẻ dưới 3 tháng hay trên 5 tuổi, xoắn ruột thường liên quan nhiều tới các tổn thương thực thể như hạch bạch huyết sưng to, các khối u lành tính hoặc ác tính, dị dạng ruột (ruột đôi, túi thừa Meckel…).

mẹ xoa bụng trẻ bị xoắn ruột

Trẻ có thể tử vong vì hoại tử ruột. Ảnh: Internet

2. Triệu chứng

Bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh là do lồng ruột, nên các triệu chứng của lồng ruột liên quan mật thiết đến bệnh này. Dấu hiệu đầu tiên nhận biết trẻ sơ sinh khỏe mạnh bị xoắn ruột là đột ngột khóc to do đau bụng. Trẻ sơ sinh bị đau bụng dữ dội và có thể kéo đầu gối vào ngực của chúng khi chúng khóc. Cơn đau ruột thường lặp đi lặp lại, thường mỗi 16-25 phút đầu tiên. Các cơn đau kéo dài và xảy ra thường xuyên hơn theo thời gian. Các dấu hiệu và triệu chứng  khác của bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Phân trộn lẫn với máu và chất nhầy (đôi khi được gọi là phân”thạch nho” vì bề ngoài trông giống thạch nho).
  • Nôn.
  • Một khối u trong bụng.
  • Ngủ lịm.
  • Tiêu chảy.
  • Sốt cao trên 37oC.
trẻ bị xoắn ruột thường la khóc

Trẻ đau bụng dữ dội khi mắc bệnh xoắn ruột. Ảnh: Internet

Không phải tất cả các trường hợp trẻ bị xoắn ruột đều có tất cả các triệu chứng trên. Một số trẻ bị đau không rõ ràng và một số trẻ không tiêu phân máu hoặc có một khối u trong ổ bụng. Một số trẻ lớn bị đau nhưng không có các triệu chứng khác.

3. Phương pháp điều trị

Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh, cách tốt nhất là mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để con được chữa trị kịp thời. Các phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Kiểm tra cơ thể.
  • X-quang.
  • Chụp vi tính cắt lớp (CT).
  • Siêu âm.
  • Thụt tháo bằng khí hoặc barium.
Phụ huynh đưa trẻ khám bác sĩ khi có dấu hiệu bệnh

Phụ huynh đưa trẻ đi khám bác sĩ khi bé có dấu hiệu bệnh xoắn ruột. Ảnh: Internet

Điều trị xoắn  ruột thường được coi là một tình trạng cấp cứu y tế. Chăm sóc y tế khẩn cấp là cần thiết để tránh tình trạng mất nước nghiêm trọng và gây sốc, cũng như ngăn ngừa lây nhiễm có thể xảy ra khi một phần của ruột bị chết do thiếu máu. Khi trẻ đến bệnh viện, các bác sĩ đầu tiên sẽ ổn định tình trạng bệnh của trẻ bằng cách:

  • Truyền dịch cho con bạn thông qua một đường truyền tĩnh mạch.
  • Giúp ruột “giải nén” bằng phương pháp đặt một ống thông qua mũi của trẻ và vào dạ dày.

Sau đó, bác sĩ sẽ sửa các khối lồng ruột, gồm các bước:

  • Tháo lồng bằng khí hoặc barium. Đây vừa là quá trình chẩn đoán vừa là phương pháp điều trị. Nếu thụt tháo hiệu quả, việc tiếp tục điều trị thường là không cần thiết. Liệu pháp này có hiệu quả cao ở trẻ em nhưng ít được sử dụng ở người lớn.
bác sĩ phẫu thuật cho trẻ bị xoắn ruột

Phẫu thuật là phương pháp điều trị xoắn ruột cấp thiết ở bé. Ảnh: Internet

  • Dưới 10%  trường hợp bị xoắn ruột tái phát thường xuyên và phải tiến hành điều trị trở lại.
  • Phẫu thuật. Nếu ruột bị thủng và tháo lồng bằng khí không thành công trong việc giải quyết các vấn đề, con bạn sẽ cần phẫu thuật. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho người lớn và những người đang bị bệnh cấp tính.

Bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh dễ dàng phát hiện từ những biểu hiện bên ngoài của bé. Do đó, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi chế độ và hành vi ăn uống của trẻ. Đồng thời, mẹ cần tăng cường dinh dưỡng giúp con khỏe mạnh hơn. Đối với bé đã bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu vì đường ruột trẻ còn yếu. Còn đối với những bé còn quá nhỏ thì mẹ nên cho con bú sữa mẹ đều đặn để trẻ luôn nhận được đủ chất dinh dưỡng nhé.

Hạnh Sử tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart