Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ thường gặp ở các sản phụ là do nguyên nhân gì?

Không ít các mẹ gặp phải hiện tượng chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ nên chắc hẳn sẽ rất thắc mắc vì không biết đâu là nguyên nhân, đâu là cách khắc phục xử trí hiệu quả tốt nhất nhằm hạn chế tối đa mọi nguy cơ đe dọa tới tính mạng cả mẹ lẫn bé. Hiểu được những trăn trở ấy của các chị các mẹ, chúng tôi xin đưa ra lời giải đáp cụ thể và đầy đủ nhất để nếu gặp phải tình trạng chảy máu ngoài mong đợi này, thai phụ sẽ bình tĩnh vượt qua. Các nguyên nhân gây chảy máu trong khi chuyển dạ cũng được chỉ ra là do rau tiền đạo, rau bong non, vỡ tử cung, chảy máu do đứt mạch máu ở màng rau. Nguyên nhân gây chảy máu trong thời kỳ sổ rau hay còn gọi là sau đẻ là do rau không bong, rau cài răng lược, sót rau, vỡ tử cung,…và còn một số nguyên nhân khác nữa. Để biết thêm chi tiết vấn đề mà bạn quan tâm, mời tìm đọc bài viết sau.Chảy máu trong thời kỳ chuyển dạ và sau khi đẻ đều được xem là những biến chứng sản khoa thường gặp đặc biệt nguy hiểm. Nếu như không được khắc phục kịp thời thì nhiều khả năng sẽ gây tử vong cho sản phụ. Mẹ bầu nào chưa từng nghe qua về hiện tượng này và chưa biết hết mức độ nguy hại của nó như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết hữu ích này nhé.

chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ rất nguy hiểm

Chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ là biến chứng nguy hiểm. Ảnh: Internet

1. Chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ là gì? Có nguy hiểm không?

Chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ là bao gồm tất cả mọi trường hợp sản phụ bị chảy máu âm đạo bởi bất cứ nguyên nhân nào khi chuyển dạ, trước và sau khi thai ra khỏi tử cung trong vòng khoảng 6 giờ đầu sau khi đẻ. Đây được xem là một trong những bệnh lý đặc biệt nguy hiểm tới tính mạng của người mẹ và thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng tử vong do mất máu quá nhiều. Thế nên cần nhanh chóng xử trí một cách dứt khoát và kịp thời.


Chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ có thể chia thành 2 giai đoạn, đó là:

  • Giai đoạn chuyển dạ khi thai chưa ra khỏi tử cung.
  • Giai đoạn sau đẻ khi thai hoặc cả rau thai đã ra khỏi tử cung.

2. Nguyên nhân nào gây chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ? Cách xử trí ra sao?

2.1 Chảy máu trong chuyển dạ do đâu?

Có các nguyên nhân gây chảy máu trong chuyển dạ được kể đến như:

  • Rau tiền đạo: Đây là tình trạng rau không bám hoàn toàn vào thân tử cung mà chỉ bám một phần hoặc toàn bộ bánh rau bám vào đoạn dưới tử cung. Cách xử trí khi bị rau tiền đạo là bác sĩ sẽ chỉ định mổ trong trường hợp rau tiền đạo trung tâm, bán trung tâm. Hoặc cũng có thể thực hiện thủ thuật bấm ối để hạ thấp ngôi thai, sau đó sẽ tiếp tục theo dõi nhưng nếu máu không cần thì bắt buộc phải mổ lấy thai.
rau tiền đạo gây chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ

Chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ là do rau tiền đạo. Ảnh: Internet

  • Rau bong non: Hiện tượng này là rau bám đúng vị trí nhưng lại bong ra trước khi sổ thai, trường hợp này hay gặp ở bệnh nhân mắc chứng tiền sản giật nhưng cũng có thể gặp ở trường hợp sau sang chấn. Cách xử trí của tình trạng rau bong non thường là lấy thai ra càng ngay càng tốt để tránh tổn thương cho tử cung. Trong các trường hợp muốn bảo tồn tử cung thì cũng cần phải hết sức cẩn thận.
  • Vỡ tử cung: Đây là một tai biến sản khoa và thường xảy ra do không được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình chuyển dạ. Vỡ tử cung thường gặp trên những bệnh nhân có dấu hiệu bất thường tại khung chậu, có vết sẹo mổ cũ tại tử cung. Cách xử trí là mổ cấp cứu càng sớm càng tốt và cũng tùy theo từng tổn thương, nhu cầu sinh đẻ của người mẹ mà sau đó có thể khâu bảo tồn hoặc cắt bỏ tử cung đi.
  • Chảy máu do đứt mạch máu ở màng rau: Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng có bệnh cảnh lâm sàng giống với các trường hợp rau tiền đạo. Cách xử trí tốt nhất đó là, nếu trong trường hợp ối chưa vỡ thì có thể bấm ối, để cầm máu. Nếu không được thì cần mổ lấy thai gấp.

2.2 Chảy máu sau đẻ do nguyên nhân nào?

Sau khi đẻ bị chảy máu có thể là do những nguyên nhân như:

  • Rau cài răng lược: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rau không bong. Cách xử trí hiệu quả nhất là mổ cấp cứu và thường thì phải cắt tử cung bán phần.
rau cài răng lược gây chảy máu sau khi đẻ

Chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ là do rau cài răng lược. Ảnh: Internet

  • Rau không bong: Hiện tượng này thường xảy ra sau khi sổ thai được 30 phút trở lên. Thường thì rau bong hoàn toàn sẽ gây chảy máu còn rau không bong hoàn toàn chắc chắn sẽ không có hiện tượng này. Cách xử trí tốt nhất là hồi sức, giảm đau nhanh, sau đó tiến hành bóc rau nhân tạo và kiểm soát tử cung.
  • Sót rau: Đây là một trong những nguyên nhân gây chảy máu khá phổ biến. Sót rau có thể được phát hiện dễ dàng qua việc kiểm tra rau. Cách xử trí tốt nhất là giảm đau và kiểm soát tử cung.
  • Đờ tử cung: Tình trạng này là thường gặp ở những thai phụ có thai nhiều lần, thai to, đa thai hay chuyển dạ kéo dài. Cách xử trí là dùng thuốc co hồi tử cung, hoặc có thể tiến hành kiểm soát tử cung kết hợp với hình thức xoa bóp tại chỗ.
  • Chảy máu phần mềm đường sinh dục: Đối với trường hợp này thì âm đạo bị chảy máu màu đỏ tươi, chầm chậm từng ít một. Cách xử trí tốt nhất đó là cầm máu và phục hồi các vùng phần mềm bị tổn thương.
  • Lộn tử cung: Trường hợp này là rất hiếm gặp nhưng cũng có thể gặp ở những sản phụ đã từng sinh đẻ nhiều lần hoặc tiến hành đỡ rau quá thô bạo. Cách xử trí tốt nhất là giảm đau, chống choáng cho bệnh nhân. Tiến hành đẩy buồng tử cung tụt trở lại vào trong. Hoặc được chỉ định dùng thuốc co hồi tử cung để tránh lộn trở lại.
  • Vỡ tử cung: Đây là một biến chứng sản khoa đặc biệt nguy hiểm, thậm chí nếu không sớm phát hiện có thể dễ dẫn đến tử vong. Cách xử trí là vừa hồi sức, vừa cấp cứu, tùy tình trạng hiện tại của mẹ mà có thể tiến hành cắt hay khâu bảo tồn tử cung.
hiện tượng chảy máu sau đẻ do vỡ tử cung

Vỡ tử cung gây chảy máu sau đẻ ở sản phụ. Ảnh: Internet

3. Cách phòng ngừa tình trạng chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ mẹ cần biết

Sau khi sinh, tai biến chảy máu thường xảy ra một cách nhanh chóng và bất ngờ nên rất khó kiểm soát bệnh được nên tốt hơn cả là mẹ phải tự có biện pháp đề phòng hiệu quả cho mình, bằng cách:

  • Khám thai thường xuyên theo chỉ định và lời hẹn từ các bác sĩ để sớm phát hiện các bệnh về máu cũng như các trường hợp thai nhi bất thường khác.
  • Tại các cơ sở y tế thăm khám chuyên khoa sản cần có sự phân công chu đáo, theo dõi sản phụ sau sinh từ 3 đến 6 giờ. Khi sản phụ chảy máu cũng có đầy đủ các phương tiện cấp cứu hỗ trợ như máu dự trữ, dung dịch mặn, hay các loại thuốc cấp cứu cần thiết khác.
  • Đối với các trường hợp sản phụ mắc bệnh về máu, bệnh có liên quan tới rối loạn đông máu, có vết sẹo mổ cũ, thai to, rau tiền đạo,…thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị trước sinh.
  • Sau khi sinh để tránh bị nhiễm khuẩn do máu chảy, sản phụ nên có khố sạch đầy đủ sử dụng khi cần thiết.
  • Lúc chuyển dạ sinh con, sản phụ phải yên tâm, bình tĩnh, tin tưởng và lắng nghe theo lời chỉ dẫn từ bác sĩ.
mẹ nên thư giãn trước khi chuẩn bị chuyển dạ sinh con

Trước khi chuyển dạ sinh con các mẹ nên giữ bình tĩnh. Ảnh: Internet

Sau khi đã tìm hiểu thật cụ thể và chi tiết về triệu chứng, biến chứng chảy máu ở sản phụ, chắc hẳn mẹ cũng đã biết được mình nên làm gì, nên thận trọng trong mọi tình huống như thế nào để hạn chế tối đa mọi trường hợp xấu nhất có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ dễ dàng gặp phải ở bất kì thai phụ nào nên tốt hơn cả là bạn cần phải hiểu hết về nó, về nguyên nhân, dấu hiệu cùng nhiều vấn đề khác liên quan. Nếu phát hiện thấy dấu hiệu nào bất thường thì tốt nhất nên nhờ bác sĩ sản khoa theo dõi can thiệp càng sớm càng tốt. Lưu ý, tùy thuộc vào từng trường hợp chảy máu cụ thể ở thời điểm nào mà bác sĩ sẽ có cách xử trí phù hợp, vậy nên tốt nhất vẫn là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chúc các mẹ xem tin vui.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart