Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Có nên cho bé bú cả sữa mẹ và sữa ngoài hay không?

Hiện nay, có rất nhiều mẹ vẫn đang băn khoăn rằng có nên cho bé bú cả sữa mẹ và sữa ngoài không? Có rất nhiều lí do khiến mẹ quyết định dùng thêm sữa ngoài cho bé. Có thể mẹ nhận thấy bé bú mẹ không đủ no, hoặc bé bú mẹ nhưng không phát triển tốt cân nặng như tiêu chuẩn,…Vậy cho bé bú cả sữa mẹ và sữa ngoài có tốt không?Một số bà mẹ vừa sinh xong đã ít sữa, do không có kiến thức kích sữa hay vì một lý do nào đó mà vừa phải cho trẻ bú mẹ vừa phải mua sữa ngoài. Cũng có trường hợp, mẹ đã cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhưng sau khi đi làm lại, không được ở gần con thường xuyên, không có thời gian hút sữa nên lựa chọn sữa ngoài để đảm bảo có đủ dưỡng chất cho trẻ.

cho bé bú cả sữa mẹ và sữa ngoài

Có nên cho bé bú cả sữa mẹ và sữa ngoài không? Ảnh: Internet

1. Trẻ bú sữa ngoài có ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ?

Sữa mẹ ít hay nhiều tùy thuộc vào nhu cầu bú của mỗi bé, bé bú càng nhiều thì mẹ càng tiết ra nhiều sữa. Nếu bé bú sữa ngoài nhiều hơn bú sữa mẹ thì ngực mẹ sẽ sản xuất ra ít sữa hơn.


Trường hợp nếu bé ít bú sữa mẹ thì có thể mẹ bị mất sữa. Muốn giữ cho lượng sữa mẹ luôn dồi dào cả khi bé bú sữa thêm sữa ngoài, mẹ nên sử dụng  thêm máy hút sữa để kích sữa và có thể cấp đông sữa mẹ lại để cho bé bú từ từ.

2. Làm sao biết trẻ bú no sữa mẹ hay chưa?

Muốn biết trẻ đã bú đủ hay chưa, mẹ có thể nhận biết bằng một số cách sau:

2.1 Số lượng tã thay trong một ngày

Trẻ thường tiểu tiện sau khi bú xong, số tã ướt của trẻ là 6 – 8 chiếc/ngày, trong đó tã bẩn khoảng 3 – 4 chiếc là do đi ngoài là biểu hiện của trẻ đã bú đủ no.

thay tã cho trẻ sơ sinh

Trẻ bú no thường tiểu tiện ngay khi vừa bú xong. Ảnh: Internet

2.2 Kiểm tra cân nặng trong ngày

Thường trẻ bú đủ thì trung bình mỗi ngày sẽ tăng khoảng 30 – 40 gram và khoảng 1 – 1,2 kg/tháng trong 3 tháng đầu tiên và khoảng 0,6 kg/tháng trong giai đoạn 3–6 tháng tuổi.

2.3 Số lần bú mỗi ngày của trẻ

Khoảng cách mỗi lần bú là  2 – 3 giờ/lần hoặc là  8 – 12 lần/ngày. Không phải bé đòi bú liên tục là bé đói vì đơn giản là nhiều bé thích cảm giác gần gũi và thích ngậm ti của mẹ nhiều hơn.

trẻ thích ngậm ti mẹ

Trẻ bú xong thường thích ngậm ti mẹ. Ảnh: Internet

3. Dấu hiệu nhận biết cần dùng thêm sữa ngoài cho bé

Mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau để nhận biết có nên cho bé bú cả sữa mẹ và sữa ngoài:

  • Cân nặng của bé sụt đi nhiều: Thường thì trong 5 ngày đầu tiên, cân nặng của bé sẽ giảm đi khoảng 10% so với lúc mới sinh. Từ ngày thứ 6 trở đi thì trẻ tăng nhanh, mỗi ngày có thể tăng khoảng 40 gram và trong khoảng 2 tuần trẻ ổn định lại cân nặng.
  • Mẹ cảm thấy ngực căng sữa: trẻ bú rất ít sữa khiến cho ngực mẹ không mềm, chưa hết sữa.
  • Trẻ đi tiểu ít: trong 5 ngày đầu sau sinh, số lượng tã ướt trong một ngày ít hơn 6 chiếc.
  • Bé thường xuyên thấy mệt mỏi và thờ ơ với môi trường xung quanh.

4. Khi nào nên cho trẻ bú thêm sữa bột?

  • Trẻ dưới 1 tháng tuổi thì cần bú sữa mẹ hoàn toàn, không cho trẻ bú sữa ngoài ở giai đoạn này. Việc cho bé bú mẹ liên tục trong tháng đầu tiên giúp bé hình thành phản xạ bú tốt hơn và cũng giúp mẹ dồi dào sữa hơn.
  • Sau 1 tháng tuổi mẹ có thể cho bé làm quen với sữa ngoài, vì lúc này thói quen bú mẹ đã được hình thành và thỉnh thoảng cho bé bú thêm sữa ngoài không ảnh hưởng nhiều tới sữa mẹ.
  • Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu mẹ có đủ sữa thì nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, và duy trì việc cho bé bú trong ít nhất 1 năm đầu.
sau 1 tháng có thể cho bé bú cả sữa mẹ và sữa ngoài

Sau 1 tháng tuổi có thể cho bé bú cả sữa mẹ và sữa ngoài. Ảnh: Internet

5. Tập cho trẻ làm quen với bú bình

Trẻ thích ngậm ti mẹ nên chắc chắn sẽ gây khó khăn trong việc trẻ làm quen với núm cao su và sẽ phản kháng dữ dội khi mẹ cho bé bú bình, vì bé ngửi thấy mùi của mẹ và càng muốn ti mẹ hơn.


Để trẻ làm quen với bú bình, tốt nhất là mẹ hãy nhờ người nhà cho trẻ bú bình trong những lần đầu. Ban đầu hãy cho sữa mẹ vào bình để bé làm quen với việc bú bình, sau đó dần dần thay bằng sữa ngoài. Lần đầu cho bé làm quen với sữa bột, nên pha ít sữa để tránh lãng phí vì bé có thể không chịu bú bình.

bố cho bé bú

Nhờ người nhà tập cho bé bú bình trong những ngày đầu. Ảnh: Internet

6. Có nên pha chung sữa mẹ với sữa ngoài?

Tránh pha lẫn sữa mẹ với sữa ngoài, điều này làm lãng phí sữa mẹ nếu trẻ không bú hết bình sữa, trong khi sữa mẹ đang khan hiếm. Mặt khác, có thể làm trẻ bị tiêu chảy hoặc ngộ độc, do đó tốt nhất là cho trẻ bú sữa mẹ trước, nếu bé còn đói thì hãy cho trẻ bú sữa ngoài thêm.

trẻ bú sữa mẹ

Trẻ bú bình nhiều sẽ ngại bú mẹ. Ảnh: Internet

7. Khi trẻ làm quen với bú bình thì điều gì sẽ xảy ra?

Số lần bú bình tăng lên thì trẻ sẽ càng ngại bú mẹ hơn vì sữa trong bình chảy ra nhanh hơn trong khi đó bú mẹ phải mút mạnh thì sữa mới chảy ra. Bên cạnh đó, số lần đại tiện cũng giảm đi vì sữa ngoài thường khó tiêu hơn sữa mẹ.


Trẻ bú sữa ngoài sẽ no lâu hơn và ít đòi ăn hơn. Cho bé bú cả sữa mẹ và sữa ngoài thì phân sẽ cứng hơn, màu đạm hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.


Việc cho bé bú cả sữa mẹ và sữa ngoài chỉ kết hợp khi trẻ không đủ cân nặng hoặc mẹ thiếu sữa. Ngoài ra, hãy cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà chỉ có trong sữa mẹ mà sữa ngoài không cung cấp đủ cho bé. Mẹ nên ghi chép lại những thông tin cần thiết vào nhật ký chăm sóc trẻ, để chăm sóc bé yêu mình tốt hơn.

 

 

 

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart