Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả không?

Trẻ sơ sinh ngậm ti giả có thể giúp bé dễ buồn ngủ hơn, ngủ say hơn, giảm cảm giác khó chịu khi trẻ bệnh, trẻ bớt quấy phá hơn xong nếu cho trẻ ngậm ti giả có thể làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa, phụ thuộc vào ti & khó cho việc bú mẹ vì trẻ ngậm ti quá nhiều, không chịu bú mẹ.

Ti giả có tác dụng gì với bé?

Đối với một số trẻ sơ sinh, núm vú giả đảm bảo sự hài lòng của bé giữa các cữ bú. Chúng ta có thể xem xét các ưu điểm của nó:- Xoa dịu khi bé quấy khóc. Một số bé tỏ ra hạnh phúc nhất khi đang mút một cái gì đó.

  • – Tạm thời làm bé mất tập trung. Điều này rất hữu ích trong những tình huống ở bệnh viện, khi bé phải tiêm, trích máu hay đặt ống truyền.
  • – Giúp làm bé buồn ngủ. Nếu em bé hơi khó ngủ, núm vú giả có thể là một cách để dỗ bé.
  • – Giảm khó chịu cho bé khi đi máy bay. Núm vú giả có thể giúp giảm đau do thay đổi áp suất khi đi máy bay.
  • – Giảm nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh.
  • – Dễ dàng vứt đi khi cần chấm dứt thói quen ngậm ti. Nếu so với việc mút tay, cai ngậm ti giả là dễ dàng hơn vì bé không còn “công cụ” để mút nữa.

Tác hại của ngậm núm vú giả đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh

Tất nhiên, cho bé ngậm núm vú giả cũng có những mặt trái của nó, dưới đây là các hạn chế:

  • Cho bé ngậm ti giả sớm có thể ảnh hưởng đến việc bú mẹ. Bú mẹ khác với bú bình hay ngậm núm vú giả và một số bé sơ sinh rất nhạy với các khác biệt này. Nghiên cứu cho thấy việc cho bé ngậm ti giả sớm có liên đới trong việc giảm thời gian cho bé bú mẹ hoàn toàn.

tre-ngam-ti-gia-co-sao-khong

  • Bé có thể bị phụ thuộc vào ti giả. Nếu bé phải cần đến ti giả để ngủ, bạn có thể đối mặt với tình trạng nửa đêm quấy khóc do ti giả rơi ra trong lúc bé ngủ.
  • Núm vú giả có thể làm tăng nguy cơ viêm tai giữa. Dù vậy, tỉ lệ viêm tai giữa thường thấp nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, trong khi đây là thời gian nguy cơ đột tử trong lúc ngủ là cao nhất và bé có thể hứng thú với núm vú giả nhất.
  • Thói quen ngậm ti giả quá lâu dẫn đến các vấn đề về răng. Dùng núm vú giả bình thường trong 1-2 năm đầu đời không làm ảnh hưởng đến răng bé về lâu dài. Tuy nhiên, việc ngậm ti giả quá lâu có thể khiến răng cửa hàm trên của bé bị nhô ra hoặc không ngay hàng thẳng lối.

Khi nào có thể cho trẻ ngậm vú giả & ngậm như thế nào là tốt nhất?

Nếu bạn quyết định cho con dùng núm vú giả, hãy lưu ý những điều sau:- Đợi đến khi bé đã bú mẹ ổn định. Hãy kiên nhẫn. Bạn có thể chỉ mất vài tuần để thiết lập thói quen bú mẹ cho bé. Nếu bạn cho bé bú mẹ hoàn toàn, các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên cho bé dùng núm vú giả ít nhất là sau 4-6 tháng tuổi.

  • – Không xem ti giả là giải pháp đầu tiên khi bé quấy khóc. Đôi khi, khẽ đu đưa hay đổi tư thế cũng có thể làm dịu bé. Chỉ cho bé ngậm ti giả sau hoặc giữa các cữ bú. Không được cho phép bé ngậm ti giả suốt cả ngày.
  • Nên chọn mua loại núm vú giả bằng silicon liền một khối để tránh nguy cơ hóc nếu bị đứt vỡ. Bạn nên dự phòng 1-2 chiếc cho bé để thay.
  • – Đừng ép con ngậm ti. Nếu bé không thích núm vú giả khi bạn cho bé ngậm thử lần đầu, bạn có thể thử lại 1-2 lần hoặc từ bỏ luôn việc này. Và nếu núm vú giả rơi ra khi bé đang ngủ, đừng đút nó lại cho bé.
  • – Giữ vệ sinh. Trước khi cho bé ngậm ti giả, hãy vệ sinh nó thật sạch sẽ. Em bé dưới 6 tháng tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, bạn cần luộc núm vú giả trước khi đưa nó cho bé. Với bé hơn 6 tháng tuổi. có thể rửa sạch núm vú với nước và xà phòng trước khi cho bé dùng. Tuyệt đối không làm sạch ti giả bằng cách cho vào miệng mình, cách này chỉ làm lây vi khuẩn từ miệng mẹ sang con mà thôi.

tu khoa

  • ngậm ti giả đúng cách
  • có nên cho trẻ ngậm nướu giả không?
  • làm sao để hết ngứa răng
  • có nên cho bé ngậm núm
  • ty ngậm cho bé loại nào tốt
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart