Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ?

Trẻ sơ sinh năm nghiêng khi ngủ giúp tiêu hóa tốt, làm giảm khả năng bị trớ, sặc sữa khi ngủ nhưng dễ thành tư thế ngủ sấp gây nguy hiểm hoặc gây phát triển của bất đối xứng trên khuôn mặt bé.

Tư thế ngủ nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh?

Cho con nằm ngửa, nằm sấp hay nằm nghiêng thì tốt nhất cho trẻ vẫn luôn là thắc mắc của nhiều chị em lần đầu làm mẹ. Trẻ sơ sinh hệ thần kinh trung ương chưa trưởng thành nên dễ bị kích thích và mệt mỏi, vì vậy giấc ngủ đúng vai trò quan trọng trong việc phát triển và ổn định hệ thần kinh. Trung bình một em bé sơ sinh ngoài việc ăn, khóc, đi vệ sinh thì số thời gian ngủ một ngày lên tới 20 giờ. Nếu không thể đảm bảo đủ thời gian ngủ, trẻ sẽ khó chịu, kém ăn, tăng cân, giảm khả năng miễn dịch. Nếu chức năng miễn dịch kém, trẻ sẽ sẽ thường xuyên bị bệnh.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ?

Nói vậy để biết, giấc ngủ rất quan trọng với bé sơ sinh và duy trì cho bé được một giấc ngủ ngon là nhiệm vụ rất quan trọng của mẹ. Tuy nhiên, Cho con nằm ngửa, nằm sấp hay nằm nghiêng thì tốt nhất cho trẻ vẫn luôn là thắc mắc của nhiều chị em lần đầu làm mẹ. Tư thế ngủ nào tốt nhất và an toàn nhất cho con? Xin phân tích cùng mẹ những ưu và nhược điểm các tư thế ngủ của trẻ sơ sinh

1/ Trẻ sơ sinh ngủ ngửa, lưng chạm xuống đệm

  • Ưu điểm: Nằm ngửa giúp các cơ của em bé ở trong trạng thái thoải mái nhất, những cơ quan như tim, đường tiêu hoá không bị chèn ép và cha mẹ có thể quan sát những thay đổi trên khuôn mặt bé, chân tay con có thể di chuyển tự do.
  • Nằm ngửa cũng hạn chế việc miệng, mũi bị chặn, ngây ngạt thở.
  • Nhược điểm: nằm ngửa cũng có nhược điểm, là em bé dễ bị trớ, sặc. Nếu con vừa ăn xong hoặc vừa nằm ngửa vừa ăn, sữa sẽ tập trung ở cổ họng của bé, nếu phát hiện không kịp thời sẽ bị nghẹt thở vào khí quản và phổi.

Thêm vào đó, vì hộp sọ của bé chưa hoàn thiện nên khi ngủ ngửa liên tục trong thời gian dài cũng sẽ gây bẹt đầu.

2/ Cho bé sơ sinh nằm ngủ nghiêng tốt không?

  • Ưu điểm: Tư thế này giúp tiêu hóa tốt, làm giảm khả năng bị trớ, sặc sữa khi ngủ, sữa sẽ không chảy vào cổ họng, gây nghẹt thở. Ngủ nghiêng cũng đồng thời tránh áp lực lên tim.
  • Nhược điểm: Không phải lúc nào trẻ cũng có thể duy trì nằm nghiêng, mẹ có thể để chèn thêm chăn để đỡ ở phía sau lưng giúp bé duy trì được tư thế ngủ này. Khi bé ngủ ở tư thế nghiêng mẹ nên đặt tay của bé về phía trước mặt. Có như vậy khi bé bị lật sẽ vẫn ở tư thế nằm nghiêng mà không thể trở thành tư thế nằm sấp được. Ngoài ra để tránh sự phát triển của bất đối xứng trên khuôn mặt bé, mẹ cũng cần cho bé đổi bên thường xuyên.

3/ Trẻ sơ sinh ngủ sấp

Trẻ sơ sinh rất thích ngủ sấp nhưng nhiều chị em lại lo lắng đây là tư thế ngủ không an toàn. Cùng phân tích: Ưu điểm: Nằm sấp, đặc biệt là cho trẻ sơ sinh chưa đầy một tháng, hoá ra lại rất có lợi cho sự phát triển của ngực và phổi, và có thể cải thiện dung tích phổi, hệ hô hấp của em bé để thúc đẩy sự phát triển. Đây là lý do tại sao rất nhiều bà mẹ nước ngoài sẵn sàng hơn cho con ngủ sấp hoặc lật sấp bé khi mới vài ngày tuổi. Khi nằm sấp, bé cũng không phải đối mặt với nguy cơ biến dạng đầu. Hầu hết thai nhi trong tử cung đều ngủ với tư thế này


Nhược điểm: Tay chân của em bé không được cử động thoải mái. Ngực và bụng áp chặt vào đệm cũng dễ khiến bé bị nóng, dễ bị nổi mẩn, chàm.

Một số điều cần tránh khi cho trẻ đi ngủ

Không nên bế trẻ khi ngủ: Khi trẻ ra đời, cả gia đình có một niềm vui mới, nên người lớn thường ra sức cưng nựng trẻ, trẻ chỉ cần khóc, hay quấy là người lớn lại bế trẻ lên ngay, ngay cả lúc trẻ đang ngủ. Nhưng chính điều đó làm trẻ có thói quen phải được bế mới ngủ. Các bác sĩ cho rằng, bế trẻ khi trẻ đang ngủ là không nên. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của cả bà mẹ lẫn trẻ.


Sau khi sinh, bà mẹ cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi sức khỏe, vì trong quá trình sinh nở, người mẹ đã tiêu hao rất nhiều năng lượng, sức lực, sức đề kháng vì thế, bế trẻ khi ngủ sẽ khiến cho người mẹ không có thời gian để nghỉ ngơi và ngủ. Như vậy, không chỉ ảnh hưởng tới sự hồi phục sức khoẻ và các chức năng sinh sản của người mẹ mà còn dễ dẫn tới các bệnh tật.


Quan trọng hơn, khi mới sinh ra, trẻ đã bắt đầu làm quen với thói quen ngủ nghỉ. Để trẻ nằm yên tĩnh một mình ngủ không những làm trẻ ngủ ngon hơn mà còn có lợi cho sự phát triển của các cơ quan như tim, phổi, hệ thống xương cốt của trẻ.


Không nên cho trẻ ngậm vú cao su khi ngủ: Nhiều bà mẹ muốn con mau chóng ngủ nên cho ngậm vú cao su giả. Nhưng họ không biết rằng, điều đó ẩn chứa rất nhiều nguy cơ. Khi ngậm vú cao su, trẻ thường có phản xạ bú mút, ra sức mút sữa. Cứ như vậy sẽ làm rối loạn các chức năng của dạ dày, không tốt cho tiêu hoá.


Ngoài ra, không khí trong lồng ngực khi trẻ bú rất khó lưu thông, miệng của trẻ ngậm núm vú nên việc hô hấp bị hạn chế, gây nên tình trạng thiếu ôxi làm trẻ ngủ không yên.


Khi trẻ ra sức mút vú giả, dưới sự tác động của hệ thống thần kinh làm dạ dày hoạt động, tiết dịch tiêu hoá, nhưng thực chất trong dạ dày không có thức ăn. Một thời gian dài như thế sẽ làm dịch tiêu hoá vàhoạt động sinh lý của dạ dày không bình thường, làm trẻ ít ăn hơn, chức năng tiêu hoá cũng giảm xuống.


Hơn nữa, ngậm vú giả khiến trẻ nuốt một lượng lớn không khí vào dạ dày, gây chướng bụng, đau bụng, ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Nếu chúng ta không nhanh chóng khắc phục thói quen cho trẻ ngậm núm vú cao su giả sẽ ảnh hưởng tới trật tự răng của trẻ, không có lợi cho việc nhai nghiền thức ăn sau này. Nói tóm lại, để trẻ được an toàn, mạnh khỏe, ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta nên rèn cho trẻ thói quen ngủ một mình. Không nên bé trẻ ngủ và cũng không nên cho trẻ ngậm núm vú cao su giả khi ngủ.

Đoán trí thông minh của trẻ qua thế ngủ

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 350 trẻ sơ sinh khỏe mạnh đang ngủ, và thấy rằng những em bé có thói quen ngủ sấp, úp bụng thường phát triển trí tuệ nhanh hơn. Tuy nhiên, dù tư thế ngủ sấp phần nào đó có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ, song các chuyên gia này cũng khuyến cáo rằng, đây là thế ngủ nguy hiểm dễ ‘lấy mạng’ trẻ em, đặc biệt là bé sơ sinh vì nguy cơ dẫn đến nghẹt thở cao.


Vì vậy, cuối cùng làm thế nảo để con ngủ ngon, thông minh, khoả mạnh và không bị đột tử khi ngủ? Các nhà nghiên cứu đã tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề này Những đứa trẻ được nuôi dạy theo phong cách “cả nhà ngủ chung” sẽ gắn bó với gia đình hơn, có liên hệ chặt chẽ hơn với bố mẹ và tâm trạng vui vẻ hơn những em bé ngủ riêng. Đặc biệt, trẻ sẽ rất tự tin, tâm lý vững vàng vì chúng biết, bố mẹ sẽ luôn bên chũng khi chúng cần. Đó là lý do trẻ không bao giờ bị hoang mang và dễ tự lập hơn sau này.


Xem thêm: Trẻ sốt mọc răng mẹ phải làm sao đây?


Cùng với những lợi ích tâm lý, các em bé ngủ chung với bố mẹ còn có thể trạng tốt hơn. Chuyên gia nhi khoa, TS. William Sears lý giải, trong suốt hơn 30 năm nghiên cứu, quan sát các gia đình có bố mẹ và con cái ngủ chung giường, các nhà khoa học đã thấy rằng, trẻ phát triển nhanh hơn, không chỉ cao lớn mà còn phát triển tối ưu về cảm xúc, trí tuệ, thể lực. Có thể chính những vuốt ve trẻ được nhận thêm khi ngủ với cha mẹ đã kích thích tăng trưởng. Chưa kể, việc được bú mẹ khi ngủ chung cũng giúp trẻ lớn nhanh hơn.


tu khoa

  • co nen cho tre so sinh nam nghieng khi ngu
  • tre so sinh nam nghieng co sao khong
  • tu the ngu cua tre so sinh
  • tre so sinh nam noi som co sao khong
  • cho trẻ sơ sinh nằm sấp trên bụng mẹ
  • bé nằm sấp chổng mông khi ngủ
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart