Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ không?

Cho trẻ sơ sinh nằm sấp nhất là khi còn nhỏ có thể dễ gây ngạt thở, nôn ói hay trào ngược a-xít..nhưng nằm sấp cũng có lợi cho phổi và  không phải đối mặt với nguy cơ biến dạng đầu..

Trẻ nằm sấp khi ngủ có tốt không?

Theo các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh nằm sấp ngay từ những ngày đầu có thể giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn. Nhưng do thói quen, nhiều mẹ có thói quen cho con nằm ngửa mỗi khi bé nằm. Vì vậy, khi phải thay đổi thói quen để chuyển sang tư thế mới, nhiều bé sẽ cảm thấy hơi lạ lẫm và khó chịu.


Khi tập cho trẻ sơ sinh nằm sấp, mẹ nên đảm bảo bé không đói hay quá mệt. Nếu bé vừa ăn xong thì hãy đợi khoảng 1 tiếng sau đó rồi hạy cho bé tập để tránh trường hợp bé bị nôn ói hay trào ngược a-xít.


Khi thấy bé bắt đầu khóc, dù chỉ mới tập được khoảng 1 phút, hãy giữ nguyên tư thế của bé rồi vỗ về bé bằng cách nói chuyện hay chơi cùng bé. Khi thấy bé có vẻ mệt, mẹ nên bế bé lên, cho nghỉ ngơi một chút rồi tiếp tục bài tập cho bé.


Ưu điểm: Khi trẻ nằm sấp, đặc biệt là  hoá ra lại rất có lợi cho sự phát triển của ngực và phổi, và có thể cải thiện dung tích phổi, hệ hô hấp của em bé để thúc đẩy sự phát triển. Đây là lý do tại sao rất nhiều bà mẹ nước ngoài sẵn sàng hơn cho con ngủ sấp hoặc lật sấp bé khi mới vài ngày tuổi. Khi nằm sấp, bé cũng không phải đối mặt với nguy cơ biến dạng đầu. Hầu hết thai nhi trong tử cung đều ngủ với tư thế này

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ không?

Nhược điểm: Tay chân của em bé không được cử động thoải mái. Ngực và bụng áp chặt vào đệm cũng dễ khiến bé bị nóng, dễ bị nổi mẩn, chàm. Ngủ sấp có thể dẫn đến sự nghẹt thở. Với trẻ dưới 1 tuổi và trẻ sơ sinh, phần đầu to và nặng, trong khi sức đỡ của gáy chưa được phát triển tương ứng, bé chưa thể tự linh hoạt xoay trở, rất dễ bị những vật dụng như chăn, gối chặn 2 lỗ mũi dẫn đến nghẹt thở.

Nằm ngủ sấp khiến con ra nhiều mồ hôi hơn. Nếu mẹ không chú ý lau mình cho bé thường xuyên sẽ dẫn đến bị cảm.


Với trẻ em, tư thế nằm sấp khi ngủ trong một thời gian dài khiến xương mặt dễ bị biến dạng ảnh hưởng đến thẩm mỹ do xương mặt và vòm họng của chúng chưa phát triển đầy đủ. Nếu nằm nghiêng bên trái, tim bị đè lên ảnh hưởng đến tuần hoàn và với người có bệnh dạ dày thì bệnh lâu khỏi, thậm chí có thể nặng thêm.


Bé ngủ hay nằm sấp là không tốt cho sức khỏe bởi vì khi nằm sấp sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của bé. Khi hít vào thở ra lồng ngực và bụng của bé không thể nở ra và co lại như bình thường. Thở không tốt có thể dẫn đến thiếu oxy và tuần hoàn của tất cả các cơ quan khác.

Tư thế ngủ cho con chỉnh lại như thế nào?

Khi con đã ngủ say, mẹ có thể chỉnh lại tư thế ngủ cho cháu khi cháu đã ngủ say. Hãy để cháu nằm ngửa khi ngủ là tốt nhất, với các gợi ý như sau:


Thử đặt bé nằm sát vào cũi hoặc mé trong của giường sao cho khoảng cách giữa bé và cũi là nhỏ nhất, đồng thời, bạn hãy dùng một cái gối nhỏ chặn bên phần thân còn lại của bé. Như vậy bé sẽ không có cơ hội lật người khi ngủ.


Dùng một miếng lót chặn dọc theo thanh chắn của cũi, tiếp giáp với chỗ bé nằm, giúp hạn chế trường hợp bé dùng tay, bám vào thành cũi và lật úp người trong lúc ngủ.


Tranh thủ chơi với bé lúc bé thức, bạn có thể đặt bé nằm sấp để chơi đùa với bé. Đặt bé nằm sấp trên một mặt phẳng và đưa cho bé một món đồ chơi nhỏ để trước mặt bé để bé phải dướn người lấy đồ chơi. Cách này giúp bé tự điều khiển được các vùng cơ cổ – chuẩn bị cho bé học bò, ngồi sau này. Càng cho bé thực hành nhiều, khả năng điều khiển các vùng cơ vùng đầu, vùng cổ của bé càng tốt.


Tuy nhiên, mẹ cũng chú ý tư thế ngủ còn tùy thuộc vào yếu tố bệnh lý. Nếu bé bị bệnh tim nặng, viêm khí phế quản, hen phế quản nên chọn tư thế nửa nằm nửa ngồi sẽ cảm giác đỡ hơn. Người bị bệnh viêm gan cấp tính có triệu chứng đau âm ỉ vùng hạ sườn nên chọn tư thế nằm ngủ nghiêng về bên trái…

Các tư thế nằm ngủ của trẻ sơ sinh

Cho con nằm ngửa, nằm sấp hay nằm nghiêng thì tốt nhất cho trẻ vẫn luôn là thắc mắc của nhiều chị em lần đầu làm mẹ.

Ngủ ngửa, lưng chạm xuống đệm

Ưu điểm: Nằm ngửa giúp các cơ của em bé ở trong trạng thái thoải mái nhất, những cơ quan như tim, đường tiêu hoá không bị chèn ép và cha mẹ có thể quan sát những thay đổi trên khuôn mặt bé, chân tay con có thể di chuyển tự do. Nằm ngửa cũng hạn chế việc miệng, mũi bị chặn, ngây ngạt thở.


Nhược điểm: nằm ngửa cũng có nhược điểm, là em bé dễ bị trớ, sặc. Nếu con vừa ăn xong hoặc vừa nằm ngửa vừa ăn, sữa sẽ tập trung ở cổ họng của bé, nếu phát hiện không kịp thời sẽ bị nghẹt thở vào khí quản và phổi.


Thêm vào đó, vì hộp sọ của bé chưa hoàn thiện nên khi ngủ ngửa liên tục trong thời gian dài cũng sẽ gây bẹt đầu.

Ngủ nghiêng bên trái hoặc phải

Ưu điểm: Tư thế này giúp tiêu hóa tốt, làm giảm khả năng bị trớ, sặc sữa khi ngủ, sữa sẽ không chảy vào cổ họng, gây nghẹt thở. Ngủ nghiêng cũng đồng thời tránh áp lực lên tim.


Nhược điểm: Không phải lúc nào trẻ cũng có thể duy trì nằm nghiêng, mẹ có thể để chèn thêm chăn để đỡ ở phía sau lưng giúp bé duy trì được tư thế ngủ này. Khi bé ngủ ở tư thế nghiêng mẹ nên đặt tay của bé về phía trước mặt. Có như vậy khi bé bị lật sẽ vẫn ở tư thế nằm nghiêng mà không thể trở thành tư thế nằm sấp được. Ngoài ra để tránh sự phát triển của bất đối xứng trên khuôn mặt bé, mẹ cũng cần cho bé đổi bên thường xuyên.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart