Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Mẹ có nên bế vác trẻ sơ sinh sớm không? – Tác hại khi bế vác trẻ quá sớm là gì?

Bế vác trẻ sơ sinh sớm thường xảy ra ở trường hợp cha mẹ muốn vừa có thể vừa chăm trẻ vừa có thể làm các việc khác trong gia đình. Nhưng liệu ba mẹ có nên bế vác trẻ sơ sinh sớm hay không, vì khung xương của trẻ sơ sinh trong giai đoạn này vẫn còn khá yếu, nhất là phần cổ. Liệu trẻ sẽ bị ảnh hưởng gì khi được ba mẹ bế vác quá sớm? Mom.vn mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây để có được thông tin chính xác nhé.

1. Trẻ mấy tháng tuổi thì bế vác được?

Trẻ sơ sinh thích được bế vác là do ở tư thế này bé có tầm nhìn rộng hơn và nhìn ngắm thế giới xung quanh một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trên thực tế các chuyên gia khuyến cáo, trong giai đoạn bé từ 0 – 3 tháng tuổi, mẹ nên hạn chế bế vác trẻ vì lúc này trọng lượng đầu của bé bằng 1/4 cả cơ thể, nếu bế vác trẻ sơ sinh sớm phần đầu của bé sẽ dồn áp lực lớn lên xương cột sống, về lâu dài cột sống có thể ảnh hưởng.

có nên bế vác trẻ sơ sinh sớm

Có nên bế vác trẻ sơ sinh sớm. Ảnh: Internet

Ở một số trường hợp, mẹ sẽ phải giúp bé ợ hơi bằng cách vỗ lưng cho bé. Để bảo đảm an toàn và tránh gây tổn thương cho bé, mẹ nên một tay đỡ lấy phần đầu và cổ của bé, tay còn lại thì đỡ phần thân dưới và mông sao cho phần thân áp vào ngực mẹ.


Tuy nhiên, mẹ không nên để mặt bé úp vào người của mẹ vì có thể ảnh hưởng tới hô hấp của bé, do đó khi bế đứng, mẹ hãy xoay mặt bé ra bên ngoài nhé.

2. Có nên bế vác trẻ sơ sinh sớm?

Giai đoạn trẻ sơ sinh lúc mới chào đời đến 6 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng nhất để kiến tạo xương. Đây cũng là giai đoạn xương bé chịu ảnh hưởng nhiều từ tác động bên trong và bên ngoài cơ thể trẻ.

nên bế vác trẻ khi trẻ hơn 3 tháng tuổi

Nên bế vác trẻ khi trẻ hơn 3 tháng tuổi nhưng không quá lâu. Ảnh: Internet

Nhiều ba mẹ có thói quen “cắp nách” trẻ đi chơi mà không để ý đến chân bé. Thói quen này nếu diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng nhiều đến xương chậu, xương đùi, cẳng chân khiến chân bé bị vòng kiềng, chân chữ X hoặc chữ O.


Nếu ở bé gái sẽ khiến méo khung chậu và bé trai bị lệch tinh hoàn tác động trực tiếp đến việc sinh sản sau này ở bé trai. Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý là những trường hợp trẻ bị còi xương, thiếu Vitamin D cũng sẽ dễ bị tật chân vòng kiềng nữa đấy.

3. Một số thói quen xấu khi bế trẻ sơ sinh mẹ cần tránh

3.1 Bế trẻ rung lắc mạnh

Khi chơi đùa, trẻ rất thích thú khi được rung lắc, biểu hiện của trẻ thường là cười rất khoái chí làm bố mẹ vui. Tuy nhiên, việc rung lắc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ của trẻ, về lâu dài có thể để lại những di chứng nặng nề. Bố mẹ nên biết, não của trẻ rất mềm, màng não mỏng, khối cơ đỡ đầu yếu …


Nếu bế trẻ mà rung lắc mạnh có thể gây ra chấn thương ở não – một tai nạn hết sức nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc đung đưa, rung lắc trẻ chỉ làm trẻ thích thú ngay lúc đó, về sau trẻ sẽ cáu gắt, khó chịu và dễ khóc hơn.

mẹ bế vác bé

Tuyệt đối không bế rung lắc trẻ sơ sinh. Ảnh: Internet

3.2 Không rửa tay trước khi bế trẻ sơ sinh

Cơ thể của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm,  dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập. Nếu bế trẻ sơ sinh mà người lớn không vệ sinh tay sạch sẽ có thể là một nguồn lây bệnh nguy hiểm cho trẻ nhỏ.


Vì thế, ba mẹ hãy duy trì thói quen rửa sạch tay sau đi vệ sinh, sau khi đi ngoài đường về, hoặc ngay cả sau khi hắt hơi … đây là thói quen rất tốt để bạn phòng tránh lây bệnh cho con.

hãy rửa tay trước khi bế trẻ sơ sinh

Hãy rửa tay trước khi bế trẻ sơ sinh. Ảnh: Internet

4. Cách phòng tránh trẻ bị vòng kiềng ở chân

  • Từ bỏ thói quen bế vác trẻ. Khi bế nên khép đùi bé về phía sau để giúp làm thẳng chân bé.
  • Khi trẻ ngủ các mẹ nên dùng tay nắn nhẹ nhàng chân con.
  • Trong chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày mẹ nên bổ sung các loại thức ăn như thịt, cá, tôm…để bổ sung Vitamin D và Canxi.
  • Khoảng 2-3 tháng bổ sung 1 viên Vitamin D3 cho trẻ. Đây là viên uống bổ sung không nên lạm dụng và dùng nhiều.
bế vác trẻ sơ sinh sớm khiến trẻ bị vòng kiềng chân

Bế vác trẻ sơ sinh sớm khiến trẻ bị vòng kiềng ở chân. Ảnh: Internet

  • Tắm nắng đầy đủ cho trẻ mỗi buổi sáng sớm. Về mùa hè nên tắm nắng từ 6h30 đến 7h30, không nên tắm nắng buổi chiều. Tia hồng ngoại có nhiều trong nắng ban mai, tác động lên da tạo vitamin D3 giúp cho quá trình hấp thu canxi từ ruột vào máu và tăng tái tạo xương ở trẻ.
  • Khi tắm nắng cho trẻ nên mặc quần áo cộc, mỏng và tránh nơi có gió to, mạnh không tốt cho hô hấp của bé.
  • Không được ép trẻ đứng hoặc đi quá sớm khi xương chân của trẻ chưa đủ thời gian phát triển, điều này sẽ khiến chân bé bị vòng kiềng.
không nên tập cho trẻ đứng quá sớm

Mẹ không nên tập cho trẻ đứng quá sớm. Ảnh: Internet

Bế vác trẻ sơ sinh sớm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và ngoại hình của trẻ khi trưởng thành. Do đó, khi ẵm bế trẻ sơ sinh ba mẹ cần hết sức chú ý bởi nếu không bế bé đúng cách có thể gây ra dị tật, từ đó dẫn đến vấn đề trẻ có dáng đi xấu về sau. Mom.vn cũng hi vọng rằng bài viết này đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho mẹ nhé. Chúc các bé của mẹ sẽ luôn cứng cáp và khỏe mạnh.

Ngọc Hoài – Tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart