Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Da bé sơ sinh sần sùi – Nguyên nhân và cách chữa trị là gì mẹ có biết?

Sau khi sinh, mẹ hay thấy da bé sơ sinh sần sùi do tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Lúc này da của bé rất nhạy cảm nên rất dễ bị ngứa và nỗi mẩn đỏ gây sần sùi. Bé có thể bị mẫn ngứa trên mặt, chân tay, lưng hoặc toàn thân. Khi bé bị bệnh mẫn ngứa, nổi đỏ khắp người, mẹ đừng quá hốt hoảng lo lắng mà hãy bình tĩnh tìm nguyên nhân dị ứng mẫn ngứa cho bé, có thể do thời tiết, do bé dị ứng bụi trong chăn nệm, do bé dị ứng sữa hay do nguyên nhân khác. Vậy, nguyên nhân gây ra hiện tượng da bé sơ sinh bị sần là do đâu? Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.

1. Các nguyên nhân khiến da bé sơ sinh bị sần sùi

1.1 Da bé sơ sinh bị sần sùi do bệnh chàm

Chàm là bệnh ngoài da thường gặp nhiều ở bé sơ sinh từ 1 đến 5 tháng tuổi. Nguyên nhân bị chàm có thể do bé bị dị ứng sữa, hay còn được gọi là chàm sữa. Dấu hiệu nhận biết là bé mọc các mục trắng như màu sữa trên mặt, cổ, bụng… gây cho bé cảm giác khó chịu hay quấy khóc. Bị chàm nếu nhẹ sau một thời gian ngắn bé sẽ tự khỏi, nếu nặng hơn cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn cách điều trị.

bệnh tràm ở trẻ

Da bé sần sùi do bệnh chàm. Ảnh: Internet

1.2 Da bé sần do hạt kê

Hạt kê hay gặp ở bé từ 3 tuần tuổi. Dấu hiệu là sẽ xuất hiện các mụn nhọt trên mặt và trán của bé. Tuy nhiên, loại mụn này không làm bé khó chịu hay ảnh hưởng nhiều. Mẹ cũng đừng quá nóng lòng tự điều trị bằng các loại mỹ phẩm, thuốc bôi ngoài da. Vì như thế sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu tình trạng này xuất hiện liên tục trong 3 tháng đầu thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

1.3 Hội chứng nổi sần da lưng, cổ, và rốn

Đây là tình trạng tuy ít thấy nhưng nếu có sẽ gây cho bé cảm giác đau, ngứa khó chịu. Nếu da bị nổi sần ở phần lưng, bé sẽ rất khó khăn khi nằm. Nguyên nhân đa phần do vệ sinh cho bé không thường xuyên hoặc tả quấn quá chặt cũng gây ra hiện tượng này.

hạt kê ở trẻ

Hạt kê hay gặp ở bé sơ sinh từ 3 tuần tuổi. Ảnh: Internet

1.4 Sần đỏ nổi ở miệng bé

Miệng bé đôi khi nổi sần màu đỏ có thể khi cho bé bú xong, mẹ lau chùi không  sạch sẽ hai khóe miệng khiến vi khuẩn nấm “sinh sản”. Mẩn đỏ cũng khiến cho bé ngứa ngáy khó chịu, biếng ăn, quấy khóc…Bạn cần thường xuyên vệ sinh miệng cho bé. Theo kinh nghiệm từ lâu nay thì mẹ hãy rửa miệng cho bé bằng nước muối. Nếu không đỡ, bạn nên đưa bé đi khám.

bé nổi sần trên miệng

Miệng bé sần đỏ do vệ sinh kém. Ảnh: Internet

2. Mẹ cần chú ý điều gì khi chữa trị cho da bé sơ sinh sần sùi?

  • Khi thấy da bé bị sần sùi, mẹ không nên lo lắng rồi tự tìm những loại thuốc bôi cho bé mà chưa có được sự tư vấn của bác sĩ.
  • Hãy đảm bảo vệ sinh thân thể cho bé thật sạch sẽ, hạn chế sử dụng những loại sữa tắm, phấn rôm và thay vào đó là tắm nước ấm thông thường và có thể kết hợp các loại lá thảo dược lành tính, không gây kích ứng da.
  • Thay tã thường xuyên cho bé, hạn chế dùng các loại tã giấy không rõ nguồn gốc bởi nguy cơ gây hăm cao.
  • Thường xuyên vệ sinh chăn mền gối cho bé, chọn chất liệu vải thoáng mát, cotton thấm hút mồ hôi để làn da của bé luôn được an toàn.
giữ gìn vệ sinh bé

Mẹ hãy giữ gìn vệ sinh thân thể bé thật sạch sẽ. Ảnh: Internet

  • Đảm bảo giữ cho gáy, rốn, lưng của trẻ luôn khô thoáng, sạch sẽ.
  • Nếu tình trạng này nghiêm trọng hơn thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được điều trị kịp thời, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Bài viết trên đây gợi ý một số thông tin xoay quanh vấn đề da bé sơ sinh sần sùi. Các mẹ có thể tham khảo để tích lũy thêm kinh nghiệm chăm sóc bé yêu nhà mình tốt nhất. Việc chăm sóc bé yêu luôn cần sự cẩn thận và chu đáo, vì vậy, các mẹ cần trang bị thêm kiến thức cho mình để luôn có thể chăm con thật tốt nhé. Chúc các bé của mẹ luôn khỏe mạnh và chóng lớn!

Hạnh Sử tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart