Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Đánh bay hiện tượng bé sơ sinh có đờm trong cổ họng ngay tại nhà

Khi bé sơ sinh có đờm trong cổ họng gây khó chịu cho bé, lo lắng cho cha mẹ. Chúng ta nên biết chất nhầy có trong mũi hay họng của bé sơ sinh được gọi ngắn gọn là “đờm”. Nếu đờm được tạo ra nhiều và bị tắc lại trong khoang mũi, có thể dùng bông tăm trẻ em để lấy ra khá dễ dàng. Nhưng nếu bé sơ sinh có đờm nằm trong cổ họng, muốn loại bỏ nó là một vấn đề khá phức tạp. Trên thực tế, đờm vốn cũng có một chức năng có lợi cho bé, nó có tác dụng đáng kể trong việc ngăn chặn bụi bẩn và vi khuẩn thâm nhập vào bên trong cơ thể. Nhưng do một nguyên nhân nào đó như bệnh cảm, đờm được sản sinh nhiều, lúc này chúng gây khó khăn trong việc hô hấp của bé.Vì vậy, bài viết này chúng tôi giúp các ông bố bà mẹ tìm ra nguyên nhân nào gây cho bé sơ sinh có đờm, và giới thiệu thêm về cách chăm sóc bé yêu khi bị đờm. Tất cả phương pháp này bạn có thể làm ngay tại nhà nhé!

1. Nguyên nhân đờm xuất hiện ở bé sơ sinh

Vài tháng sau sinh, bé chủ yếu chỉ dùng mũi của mình để hít thở dẫn đến khả năng loại bỏ chất nhầy kém hơn rất nhiều. Lâu ngày, chấy nhầy tích tụ ngày càng nhiều và hình thành đờm trong cổ họng bé gây khó thở, khò khè hoặc ho dai dẳng.

thời tiết thay đổi

Thời tiết thay đổi bé dễ bệnh và có đờm trong họng. Ảnh: Internet

Vì đường thở nhỏ trong khoang mũi của bé sơ sinh nên không đủ đáp ứng nhu cầu của việc loại bỏ lượng chất nhờn trong cổ họng. Thực tế cho thấy, trong 1 – 2 tháng sau sinh có đến hơn 80% bé sơ sinh đã có sẵn đờm trong họng mà không vì nguyên nhân nào liên quan đến bệnh cảm lạnh hay cảm cúm.


Bé có thể loại bỏ đờm trong họng ra ngoài thông qua hắt hơi hay tống ngược vào đường tiêu hóa. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể bé để giúp dễ dàng hô hấp hơn.


Một nguyên nhân khác mà hay gặp là do các bệnh lý y tế bao gồm nhiễm trùng, tổn thương cổ họng, cảm lạnh, cảm cúm hoặc một số bé sơ sinh có thể bị dị ứng khi trở mùa cũng gây ra đờm trong cổ họng.

2. Phương pháp trị đờm cho bé sơ sinh tại nhà

2.1.  Dùng thuốc y tế

Trên thị trường có nhiều loại thuốc có tác dụng long đờm, loại bỏ đờm nhưng thuốc này không được dùng cho trẻ dưới 4 tuổi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

chỉ định bác sĩ

Hãy dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Ảnh: Internet

Dù biết rằng thuốc y tế có tác dụng, nhưng những loại thuốc này sẽ gây hại (tác dụng phụ) cho sức khỏe của bé sơ sinh, gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé sơ sinh.

2.2.  Hút mũi và dùng nước muối sinh lý

Theo nhiều chuyên gia y tế nhận định, việc sử dụng nước muối sinh lý kết hợp hút mũi là biện pháp loại đờm khá hiệu quả mà cha mẹ áp dụng ngay tại nhà cho bé sơ sinh có đờm.


Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nước muối sinh lý 0.9 %, có thể mua tại các nhà thuốc tây.
  • Dụng cụ y tế hút dịch mũi, được làm từ nhựa hoặc silicon.

Nhỏ từ từ nước muối sinh lý vào 2 bên mũi của bé sơ sinh có đờm. Mỗi bên nhỏ khoảng 3 giọt nhằm để làm loãng dịch đờm trong họng. Mẹ không được nhỏ quá nhiều nước muối vì nó có thể khiến bé bị sặc.

hút mũi cho bé sơ sinh có đờm

Phương pháp hút mũi được nhiều cha mẹ áp dụng. Ảnh: Internet

Vệ sinh sạch dụng cụ hút mũi. Bóp bóng trước khi đặt đầu hút vào một bên mũi của bé, mẹ dùng một tay bịt chặt bên mũi còn lại của bé và nhả bóng từ từ ra.


Dịch đờm sẽ theo không khí bị hút ra ngoài. Mẹ hãy thực hiện lặp lại liên tục tùy theo mức độ dịch đờm có trong cổ họng của bé. Duy trì việc hút đờm mỗi ngày từ 2 đến 3 lần cho đến khi các triệu chứng bé sơ sinh có đờm không còn đáng ngại nữa.

2.3. Tăng độ ẩm trong phòng ngủ của bé

Độ ẩm trong phòng ngủ của bé quyết định lớn đến độ đặc hay loãng của đờm trong cổ họng. Khi trong phòng bé có đô ẩm cao sẽ giúp không khí ẩm hơn, theo đó làm mềm và loãng dịch nhầy trong cổ họng.


Ngược lại nếu phòng bé có không khí khô ( do dùng điều hòa ), mẹ nên trang bị thêm một máy tạo độ ẩm không khí trong phòng nhưng nhớ đặt máy xa bé nhất có thể nhé.

máy tạo độ ẩm

Đặt thêm máy tạo độ ẩm trong phòng bé. Ảnh: Internet

Một điều đáng lưu ý, vì hầu hết máy tạo độ ẩm hoạt động bằng cách phun sương vào không khí. Vì vậy, nếu bé nhà bạn bị ho khan mẹ nên dùng sương ấm, còn khi bé ho ướt thì dùng sương mát sẽ tốt cho bé nhiều hơn.

2.4. Xông hơi tinh dầu khuynh diệp

Khi bé sơ sinh có đờm thì việc hô hấp của bé gặp nhiều khó khăn, lúc này mẹ nên dùng một vài giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc bạc hà, nhỏ vài giọt vào một chậu nước nóng đang bốc hơi, đặt gần vị trí của bé. Việc làm này là cách kích thích bé thở sâu hơn và dễ dàng hơn do đặc tính của tinh dầu.

xông tinh dầu

Xông hơi từ tinh dầu giúp bé hô hấp dễ hơn. Ảnh: Internet

Nhìn chung, hiện tượng bé sơ sinh có đờm trong cổ họng là một hiện tượng sinh lý vô cùng bình thường. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên cha mẹ nên thường xuyên theo dõi các biểu hiện sức khỏe của bé hàng ngày để bảo đảm bé phát triển toàn diện nhất. Những nội dung chính trên đây chúng tôi đã giới thiệu hầu hết các nguyên nhân và cách chữa trị cho bé sơ sinh có đờm ngay tại nhà hiệu quả, mẹ hãy an tâm thực hiện các phương pháp này cho bé nhé.

Hạnh Sử tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart