Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Đau bụng dưới sau sinh 2 tháng do mắc bệnh phụ khoa mẹ phải làm sao?

Đau bụng dưới sau sinh 2 tháng không còn là hiện tượng bình thường nữa mà đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các mẹ về một căn bệnh phụ khoa nào đó. Bởi vì những bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa không hề hiếm gặp đối với nữ giới, đặc biệt, phụ nữ sau sinh chính là đối tượng dễ  mắc bệnh phụ khoa nhiều hơn so với những người phụ nữ bình thường khác. Vì vậy, các mẹ cần tìm hiểu những thông tin cần thiết về bệnh phụ khoa sau sinh qua bài viết dưới đây để biết cách phòng tránh nhé.

1. Đừng chủ quan khi bị đau bụng dưới sau sinh 2 tháng

Sau khi sinh, bộ phận tử cung đã bị giãn nở sẽ tích cực co bóp để tống sản dịch ra ngoài và thu nhỏ lại về kích thước ban đầu. Chính điều này sẽ khiến các mẹ bị đau bụng dưới sau sinh, nhưng những cơn đau này không kéo dài và quá dữ dội. Sau khoảng 42 ngày tính từ lúc sinh thì xem như giai đoạn hậu sản của mẹ đã kết thúc, tử cung đã được phục hồi như trước khi mang thai và mẹ sẽ không còn cảm thấy đau bụng nữa.

mẹ đừng chủ quan khi bị đau bụng dưới sau sinh 2 tháng

Mẹ đừng chủ quan khi bị đau bụng dưới sau sinh 2 tháng. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, có những mẹ vẫn bị đau bụng dưới sau sinh 2 tháng thì trường hợp này các mẹ không nên chủ quan. Đặc khi là cơn đau bụng ngày càng dữ dội, kèm theo những dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo, vùng kín ngứa ngáy, khí hư có mùi hôi, mệt mỏi, nóng sốt..thì nguy cơ mẹ đã mắc các bệnh phụ khoa sau sinh là rất cao.

2. Nguyên nhân khiến mẹ mắc bệnh phụ khoa sau sinh

Thứ nhất, cơ thể của mẹ sau sinh còn rất yếu, cần phải kiêng khem nhiều. Đặc biệt, sau sinh thì cổ tử cung của mẹ vẫn chưa khép lại hoàn toàn mà vẫn còn giãn rộng nên cần thời gian để thu nhỏ lại. Hơn nữa, giai đoạn sau sinh tử cung lại co bóp để tống sản dịch ra ngoài tạo nên một môi trường ẩm ướt khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập gây ra viêm nhiễm.


Thứ hai, để quá trình sinh nở được thuận lợi thì bác sỹ buộc phải rạch tầng sinh môn của sản phụ để đưa em bé ra ngoài. Sau sinh thì bác sỹ sẽ khâu lại tầng sinh môn cho các mẹ để vùng kín trở lại bình thường như trước đây. Trong trường hợp nếu các mẹ không vệ sinh vùng kín của mình sau sinh cẩn thận và đúng cách thì sẽ dẫn đến việc vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm khuẩn và lan dần vào bên trong gây ra các bệnh phụ khoa.

chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không đúng cách dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không đúng cách dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa sau sinh. Ảnh: Internet

Thứ ba, vì nhu cầu của bản thân hoặc chồng mà chị em sinh hoạt tình dục quá sớm sau sinh khi vết khâu tầng sinh môn chưa lành hẳn hoặc sản dịch chưa hết thì sẽ dẫn đến việc âm đạo bị tổn thương và nhiễm khuẩn, từ đó khiến cho chị em mắc phải các bệnh phụ khoa không mong muốn.

3. Một số bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ

Viêm âm đạo: Đây là một trong những căn bệnh phụ khoa phổ biến nhất ở nữ giới, diễn ra với những dấu hiệu đặc trưng như khí hư ra nhiều, nặng mùi, vùng kín ngứa ngáy, đau rát khi quan hệ, đi tiểu tiện thấy xót…nếu khám nội soi còn có thể thấy âm đạo sưng và đỏ tấy. Bệnh viêm âm đạo không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng căn bệnh này lại lây lan dễ dàng đến những bộ phận khác ở sâu bên trong tử cung và gây viêm nhiễm.


Viêm âm hộ: Căn bệnh này là sự viêm nhiễm ở bên ngoài cơ quan sinh dục nữ. Dấu hiệu dễ nhận biết của viêm âm hộ đó là ngứa ngáy vùng kín, mọc mụn quanh bẹn hoặc háng, những nốt mụn thậm chí có thể gây ngứa và đau nhức.

ngứa ngáy vùng kín là dấu hiệu chủ yếu của viêm nhiễm phụ khoa

Ngứa ngáy vùng kín là dấu hiệu chủ yếu của viêm nhiễm phụ khoa. Ảnh: Internet

Viêm cổ tử cung và tử cung: Những chứng viêm ở bên trong từ cổ tử cung đến tử cung thường do sự viêm nhiễm từ bên ngoài lan vào. Biểu hiện chủ yếu của bệnh lý này đó là khí hư giống như chảy mủ, màu sắc bất thường và có mùi hôi, đau bụng dưới dữ dội, xuất huyết âm đạo, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nóng sốt…


Viêm ống dẫn trứng: Đây là căn bệnh phụ khoa có nguyên nhân chủ yếu do chị em đặt vòng tránh thai sau sinh không an toàn và đảm bảo vệ sinh. Dấu hiệu của bệnh thường là kinh nguyệt thất thường, khí hư ra nhiều, đau ở vùng chậu và sốt cao. Một khi phát hiện bệnh các mẹ cần nhanh chóng điều trị vì để lâu sẽ gây tắc vòi trứng dẫn đến chửa ngoài dạ con hoặc thậm chí là vô sinh.

4. Làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm phụ khoa sau sinh?

  • Để phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh thì chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ và cẩn thận, cần thường xuyên thay băng vệ sinh khi tử cung còn tiết sản dịch để tránh sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm.
  • Cần chú ý chăm sóc vết mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn đúng cách. Nếu cần thiết hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ để sử dụng thuốc bôi ngoài da giúp vết thương nhanh lành hơn.
cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm sau sinh

Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm sau sinh. Ảnh: Internet

  • Cần kiêng quan hệ tình dục đến khi vết khâu tầng sinh môn hoặc vết mổ lành hẳn và sản dịch không còn xuất hiện nữa. Nếu vẫn còn lo lắng và không chắc chắn về vết thương thì mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo an toàn hơn.
  • Chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng qua thực đơn ăn uống hàng ngày, kết hợp với việc nghỉ ngơi hợp lý và vận động nhẹ nhàng sau sinh để sản dịch nhanh hết thì sức khỏe của chị em sẽ nhanh chóng hồi phục sau sinh.

Khi bị đau bụng dưới sau sinh 2 tháng, chị em cần đến bệnh viện để kiểm tra và chữa trị ngay nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, các mẹ sau sinh cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe cũng như kiêng cữ đầy đủ sau sinh để không bị viêm nhiễm phụ khoa và đảm bảo phục hồi thể chất tốt nhất sau sinh. Hy vọng đã đem đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích nhé.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart