Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Đau chuyển dạ kéo dài – Nguyên nhân và cách xử trí an toàn mẹ bầu cần biết

Bà bầu đau chuyển dạ kéo dài là tình trạng thường xảy ra ở những sản phụ sinh con so, gây mệt mỏi và đau đớn. Sinh con là trải nghiệm vô cùng đặc biệt của người phụ nữ, có những người chuyển dạ sinh con rất nhanh nhưng cũng có nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng chuyển dạ kéo dài, khó sinh. Việc chuyển dạ của bà bầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, cơ địa người mẹ, vị trí thai nhi, tuy nhiên đa số các mẹ bầu thường chuyển dạ trong vòng 12 – 18 tiếng, chỉ có 5 – 8% phụ nữ gặp phải tình trạng đau chuyển dạ kéo dài đến 24 tiếng. Thời gian chuyển dạ lâu không có nghĩa là mức độ nguy hiểm cao hơn, tuy nhiên chuyển dạ quá lâu khiến mẹ bầu mệt mỏi, mất sức khi chính thức vượt cạn.Thông thường nếu chuyển dạ quá lâu thì các bác sĩ sẽ can thiệp để thai nhi ra đời nhanh hơn. Tuy nhiên các sản phụ có thể hạn chế tình trạng đau chuyển dạ kéo dài bằng nhiều cách khác nhau. Vậy nguyên nhân bà bầu đau chuyển dạ kéo dài là gì? Phải làm gì khi bà bầu đau chuyển dạ kéo dài? Để giải đáp chi tiết vấn đề này, mời mọi người cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

đau chuyển dạ kéo dài

Đau chuyển dạ kéo dài thường gặp ở mẹ bầu sinh con so. Ảnh: Internet.

1. Đau chuyển dạ kéo dài là gì?

Chuyển dạ là một loạt các cơn co tử cung dữ dội xuất hiện và lặp đi lặp lại liên tục. Các mẹ bầu sẽ thất những cơn đau co thắt  ở vùng lưng dưới và vùng bụng dưới. Các cơn đau co thắt sẽ giúp làm giãn mở cổ tử cung của người phụ nữ, giúp đẩy em bé ra khỏi tử cung và âm đạo, rời khỏi cơ thể người mẹ một cách dễ dàng. Thông thường các cơn đau chuyển dạ kéo dài từ 12 – 18 tiếng.


Chuyển dạ kéo dài là tình trạng có những cơn đau co thắt của tử cung kéo dài từ 20 tiếng trở lên và em bé vẫn chưa chịu ra đời. Các bác sĩ cho rằng, chuyển dạ kéo dài là khi có thời gian chuyển dạ từ 18 đến 24 giờ đồng hồ.

đau chuyển dạ kéo dài là gì

Đau chuyển dạ kéo dài xảy ra từ 18 – 24 giờ đồng hồ. Ảnh: Internet.

2. Nguyên nhân bà bầu đau chuyển dạ kéo dài

So với những mẹ bầu sinh con lần 2 thì những người sinh con so dễ gặp phải tình trạng đau chuyển dạ kéo dài hơn. Ngoài ra còn có các yếu tố khác dẫn đến tình trạng này như:

2.1. Đầu thai nhi quá lớn so với khung chậu người mẹ

Trường hợp đầu thai nhi quá lớn so với khung chậu của mẹ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau chuyển dạ kéo dài, các bác sĩ thường gọi tình trạng này là bất tương xứng đầu chậu. Nếu nghi ngờ mình có tình trạng bất tương xứng đầu chậu trước khi sinh, các mẹ hãy khám bác sĩ để được chỉ định đẻ mổ tránh tình trạng đau chuyển dạ kéo dài làm mẹ kiệt sức khi sinh nhé.

2.2. Nước ối bất thường

Một trong những nguyên nhân làm cơn đâu chuyển dạ kéo dài là do mẹ bầu bị đa ối hoặc thiếu ối. Với những mẹ bầu bị đa ối, tử cung quá căng làm rối loạn những cơn co tử cung. Với những mẹ thiếu ối, ngôi thai bất thường, khó có thể tinh chỉnh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chuyển dạ kéo dài. Hầu hết những trường hợp này, bác sĩ đều chỉ định mổ lấy thai để bảo đảm an toàn.

co tử cung yếu khiến chuyển dạ chậm

Nước ối bất thường khiến việc chuyển dạ xảy ra chậm hơn. Ảnh: Internet.

2.3. Cơn co thắt tử cung yếu

Các cơn co thắt giúp tử cung sản phụ mở rộng, đồng thời đẩy thai nhi ra ngoài nên nếu cơn co thắt yếu sẽ làm các cơn đau chuyển dạ kéo dài. Nếu gặp phải tình trạng này, các sản phụ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng biện pháp kích thích sinh sản tự nhiên.

2.4. Vị trí thai nhi

Khi xuất hiện các cơn co thắt chuyển dạ nhưng thai nhi vẫn chưa di chuyển đến tử cung để chào đời thì đây cùng là nguyên nhân làm cơn đau chuyển dạ kéo dài hơn.

2.5. Bà bầu nằm sai tư thế

Khi đau bụng chuyển dạ, các mẹ thường mệt mỏi nên chỉ nằm trên giường, nhưng điều này lại khiến các cơn co thắt hoạt động không đủ mạnh, không đủ áp lực đẩy thai nhi ra ngoài.

nằm nhiều khiến chuyển dạ kéo dài

Nằm nhiều khi đau chuyển dạ khiến các cơn đau kéo dài hơn. Ảnh: Internet.

2.6. Ngôi thai thay đổi bất ngờ

Trong những tháng đầu thai nhi nằm trong bụng mẹ với tư thế hướng đầu lên trời nhưng vào những tuần cuối thì thai nhi sẽ quay đầu để chuẩn bị cho quá trình chào đời. Chỉ có 3% không chịu quay đầu khi sắp sinh, tuy nhiên lại có vài trường hợp thai nhi đã quay đầu nhưng lại bất ngờ thay đổi tư thế vào phút chót, điều này gây khó khăn cho quá trình sinh nở làm cơn đâu chuyển dạ kéo dài hơn.

2.7. Bàng quang đầy

Khi bàng quang đầy sẽ khiến các cơn co thắt hoạt động yếu hơn, chính vì vậy bà bầu nên đi tiểu thường xuyên để các cơn co thắt hoạt động mạnh hơn, đồng thời hạn chế được tình trạng són tiểu ngay trong quá trình sinh con.

2.8. Gây tê ngoài màng cứng

Ngày nay phương pháp gây tê ngoài màng cứng giúp các mẹ bầu giảm đau khi chuyển dạ , giúp cổ tử cung mở nhanh hơn. Tuy nhiên nếu gây tê ngoài màng cứng quá sớm sẽ khiến cho quá trình chuyển dạ sinh con chậm hơn bình thường.

gây tê ngoài màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng có thể dẫn đến đau chuyển dạ kéo dài. Ảnh: Internet.

3. Cách xử trí khi đau chuyển dạ kéo dài

3.1. Mẹ bầu nên làm gì khi chuyển dạ kéo dài?

Để cho quá trình chuyển dạ sinh con diễn ra suôn sẻ thì các mẹ nhớ đi tiểu thường xuyên để tránh bàng quang bị căng. Nếu chưa đi ngoài trong vòng 24 giờ thì các mẹ cũng nên đi vệ sinh để tránh ruột đầy làm quá trình chuyển dạ kéo dài.


Để sự chuyển dạ diễn ra nhanh hơn, các mẹ hãy tận dụng trọng lực bằng cách ngồi xổm, đứng hoặc đi dạo để giúp đẩy em bé ra ngoài dễ dàng.

đi lại giúp chuyển dạ nhanh

Đi lại thường xuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng. Ảnh: Internet.

3.2. Bác sĩ làm gì để thúc đẩy chuyển dạ

Để làm quá trình đau chuyển dạ kéo dài trở nên nhanh hơn, các bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Nếu bạn đang ở kỳ chuyển dạ đầu và cổ tử cung không giãn hoặc mỏng đi, bác sĩ có thể đề xuất bạn hoạt động hoặc ngủ và nghỉ ngơi. Việc này cũng giúp loại trừ khả năng chuyển dạ giả một cách hiệu quả.
  • Nếu cổ tử cung của bạn vẫn không giãn hoặc mỏng đi với tốc độ như mong đợi, bác sĩ có thể cố làm mọi việc diễn ra nhanh hơn bằng cách cho dùng Pitocin (oxytocin), prostaglandin E, hoặc một chất kích thích chuyển dạ khác. Bác sĩ cũng có thể đề nghị một cách tăng chuyển dạ mà bạn có thể tự làm là kích thích núm vú.
  • Nếu đã ở trong kỳ chuyển dạ tích cực mà cổ tử cung của bạn vẫn đang giãn rất chậm, hoặc nếu em bé không đi xuống ống sinh với tốc độ trên 1 cm/giờ ở những phụ nữ mang con so, hoặc 2 cm/giờ ở những người khác, bác sĩ có thể gây vỡ ối hoặc tiếp tục cho dùng oxytocin.
bác sĩ dùng biện pháp thúc đẩy chuyển dạ

Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp thúc đẩy chuyển dạ nhanh hơn. Ảnh: Internet.

  • Nếu bạn đã rặn quá 2 tiếng nếu không gây tê ngoài màng cứng hoặc 3 tiếng nếu bạn được gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ sẽ đánh giá lại vị trí của em bé, xem bạn cảm thấy thế nào, sau đó có thể cố gắng đưa em bé ra bằng cách dùng giác hút hoặc dùng kẹp lấy thai, hoặc quyết định cho sinh mổ.

Trên đây là chi tiết nguyên nhân và cách xử lý đau chuyển dạ kéo dài hiệu quả, mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các mẹ sinh con thoải mái, dễ chịu hơn, chào đón con yêu của mình đến thế giới một cách an toàn nhất. Sinh con là thiên chức của người phụ nữ, tuy nhiên trong quá trình chuyển dạ sinh con có thể gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm nên các mẹ hãy trang bị đầy đủ kiến thức sinh sản để hạn chế được những hậu quả xấu nhé.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart