Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Đau đẻ có đáng sợ không và nên làm gì giúp mẹ bầu bớt lo lắng?

Câu hỏi đau đẻ có đáng sợ không luôn là tâm lý chung của các mẹ lúc mang bầu lần đầu tiên. Do tâm trạng bà bầu bị hoang mang bởi vẫn nghe mọi người truyền tay nhau “không gì đau bằng đau đẻ, đau chết đi sống lại” nên luôn canh cánh bất an. Nỗi lo về đau đẻ có đáng sợ không khiến tâm lí mẹ bầu trở nên căng thẳng nhưng trên thực tế lại không đáng sợ như vậy.Vì tâm lí lo lắng về việc đau đẻ nên mẹ bầu không biết phải lựa chọn giữa việc sinh thường hay sinh mổ. Chưa có kinh nghiệm, chưa có nhiều kiến thức sẽ phần nào ảnh hưởng tâm lí trong thời kì mang thai. Hãy cùng Mom.vn tìm hiểu những chia sẻ dưới đây để giải quyết vấn đề đau đẻ thực sự có đáng sợ hay không các mẹ nhé.

mẹ bầu suy nghĩ

Các mẹ bầu luôn lo lắng vì không biết cơn đau đẻ có đáng sợ không. Ảnh: Internet

1. Thế nào là đau đẻ?

Theo những nghiên cứu về cảm xúc và thay đổi của thai phụ trong quá trình mang thai cho đến lúc chuyển dạ, khái niệm đau đẻ được hiểu nôm na là diễn biến cơn đau của cơ thể người mẹ chuẩn bị sinh con. Những thể trạng, các tác nhân bên ngoài và bên trong của từng người khác nhau nên để định nghĩa đau đẻ như thế nào thì không có khái niệm chính xác. Có những người trải qua cơn đau hàng giờ liền trước khi sinh và cũng có những người sinh con rất dễ dàng.


Tuy nhiên một số biện thuyết cho rằng cơn đau đẻ dựa trên một cơ chế hoạt động của cơ thể tiết ra hormone thông báo cho thai phụ thúc đẩy quá trình co thắt tử cung để đứa trẻ chào đời.

mẹ bầu đau đẻ

Cơn đau đẻ khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu. Ảnh: Internet

2. Diễn biến của quá trình đau đẻ

Giai đoạn đầu cổ tử cung co bóp để mở rộng ra, lúc này các cơn đau trở nên dài và liên tục hơn, khoảng 1 phút và trở lại sau 3 phút theo một chu kì lặp lại tương tự.  Các vị trí sẽ trải dài từ bụng đến lưng hoặc tầng sinh môn hoặc thậm chí mẹ bầu không thể xác định được vị trí của cơn đau.


Cơn đau có thể kéo dài vài giờ tùy vào thể trạng nhưng mẹ bầu không nên cố gặng vì lúc này em bé chưa thể chào đời và có thể khiến cổ tử cung bị tổn thương nếu cố sức.


Đến giai đoạn thứ hai khi cổ tử cung đã mở rộng, cơn đau không còn tăng lên mà giảm dần để mẹ bầu có sức trở lại rặn cho em bé ra ngoài. Lưu ý tranh thủ kết hợp hít thở mạnh cùng những cơn co để giúp bé dễ dàng ra nhanh hơn cùng với các đợt co thắt mạnh cuối cùng.

mẹ bầu rặn đẻ

Quá trình rặn đẻ kèm những cơn đau có thể kéo dài hàng giờ liền. Ảnh: Internet

Cuối cùng sau khi bác sĩ giúp bạn thực hiện các công việc cần thiết cho bé, cắn rốn và khâu tầng sinh môn, cảm giác đau sẽ mất đi sau vài phút và bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc khi nhìn thấy đứa con bé bỏng chào đời.

3. Một vài lưu ý cho mẹ bầu lo lắng về nỗi sợ đau đẻ

3.1 Đi nặng lúc rặn đẻ

Có một vài trường hợp chia sẻ rằng họ đi nặng hoặc nôn ói trong lúc rặn đẻ và cảm thấy hơi xấu hổ về điều này. Nhưng đây không phải là trường hợp hiếm và bác sĩ cũng như y tá không quan tâm về điều đó mà họ đang cố hết sức để giúp bạn đón đứa trẻ chào đời vì vậy không cần phải lo lắng.

3.2 Có thể ăn nhẹ khi đau đẻ

Một số mẹ bầu thắc mắc liệu có thể ăn khi đau đẻ và điều này hoàn toàn không gây hại. Không nên ép mình hoặc kiêng khem vì điều gì khi bạn cảm thấy đói, vì mẹ bầu cần nhiều sức để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn và cơ thể chỉ hoạt động hiệu quả khi được ăn no. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bảo vệ sức khỏe trước khi chuyển dạ tốt hơn.

mẹ bầu ăn nhẹ với hoa quả

Ăn nhẹ trong cơn đau đẻ giúp lấy lại sức trước khi sinh con. Ảnh: Internet

3.3 Đừng quá lo nếu bạn không biết rặn đẻ

Một cuộc khảo sát 10 mẹ bầu thì có 9 người không biết rặn đẻ và quên mất phương pháp như thế nào khi vào phòng sanh. Cô Tracy Donegan – một hộ lí ở Mỹ cho biết:” mẹ bầu đừng quá lo lắng vì những cơn gò, cơn đau khi chuyển dạ sẽ giúp bé ra ngoài một cách tự nhiên theo phản xạ rặn. Và nên nhớ nghe theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh việc tổn thương xương chậu vì rặn bừa”.

4. Cách giúp mẹ bầu giảm cơn đau đẻ

4.1 Tập hít thở

Các bác sĩ thường khuyên thai phụ hít thở sâu và chậm không chỉ giúp cho việc xoa dịu cơn đau mà còn giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn.

4.2 Vận động nhẹ

mẹ bầu tập yoga

Ra ngoài vận động nhẹ, hít thở sâu sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Ảnh: Internet

Trong thời gian mang thai để cho việc chuyển dạ và đau đẻ diễn ra nhanh chóng, mẹ bầu nên thực hiện các phương pháp tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga chuyên sâu cho thai phụ. Điều này sẽ giúp cho khung chậu nở ra và nâng cao sức khỏe, có ích cho quá trình sinh con.

4.3 Sử dụng các liệu pháp tâm lí

Một khái niệm tâm lí học cho rằng khi bạn không nghĩ đến sẽ giúp vượt qua nỗi sợ. Vì vậy việc áp dụng phương pháp nói chuyện thôi miên hay nói chuyện với người thân sẽ giúp thai phụ quen đi cơn đau đang trải qua.


Ngoài ra hiện nay còn có phương pháp gây tê ngoài màn cứng (đẻ không đau) dựa trên tác dụng của thuốc khiến tê liệt cảm giác phần dưới giúp thai phụ tránh cảm giác đau trong thời gian ngắn. Tuy nhiên đây được xem là phương pháp cuối cùng để tránh sốc tâm lí hoặc trầm cảm sau khi sinh do khi chuyển dạ quá đau khiến sợ hãi. Vì khi thuốc hết tác dụng nhanh nhưng thai phụ chưa sinh vẫn xuất hiện cảm giác đau trở lại.

mẹ bầu trò chuyện với bác sĩ tâm lí

Nói chuyện thôi miên giúp mẹ bầu dịu hẳn cơn đau đẻ. Ảnh: Internet

Khi mang thai cho đến lúc chuyển dạ hoặc cả khi sinh con hành trình của người mẹ đối mặt với nhiều khó khăn và những cơn đau khác nhau. Sinh con dù rằng là phương pháp nào cũng sẽ có những nỗi đau nhưng khi nhìn thấy thiên thần bé nhỏ trong tay cảm giác đau đớn nào cũng xứng đáng. Đừng lo lắng hay thắc mắc liệu đau đẻ có đáng sợ không, vì bạn đã làm được điều vĩ đại mà không phải ai cũng có thể làm được. Và đau đẻ sẽ không còn làm bạn sợ hãi nữa bởi đó chính là sự đánh dấu quan trọng cho sự dũng cảm của thiên chức người làm mẹ như bạn.

Lý Ngân Tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart