Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Đau đẻ như thế nào mà lại khiến bà bầu như muốn chết đi sống lại?

Những ai mang thai lần đầu đều thắc mắc và lo lắng về cảm giác đau đẻ như thế nào. Sự hình dung kèm theo những tưởng tượng cho đến khi mẹ bầu trải nghiệm giây phút thiêng liêng đó theo cách của chính mình. Cùng Mom.vn một vòng trải nghiệm qua bài viết sau để tìm hiểu về cơn đau đẻ của phụ nữ là như thế nào nhé!Đau đẻ dưới góc nhìn y học là một trạng thái cảm xúc kéo dài với những cơ co thắt dồn dập, liên tục với đa dạng tần suất và cường độ khác nhau. Nhưng khó có thể diễn tả chính xác nó diễn ra như thế nào. Với những nghiên cứu dưới đây bạn sẽ phần nào biết được quá trình đau đẻ như thế nào theo cách tổng quan nhất.

sản phụ đau đẻ

Đau đẻ khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Ảnh: Internet

1. Đau đẻ diễn ra như thế nào?

Những cơn đau bắt đầu ở vùng dưới bụng hoặc diễn ra ở vùng lưng. Tần suất sẽ tăng dần, liên hồi kèm theo cơn gò khiến mẹ bầu như rơi vào trạng thái đau trong thời kì kinh nguyệt nhưng khó chịu và mệt mỏi hơn.


Một vài giờ sau đó, cơn chuột rút sẽ trở nên khó chịu gấp nhiều lần, mọi thứ như rơi vào một cơn hỗn loạn mà không có cơn đau đớn nào đã từng xảy ra tương tự. Tuy nhiên ở từng thể trạng của mỗi người cảm giác và cách định nghĩa khác nhau nên chưa thể hình dung chính xác xúc cảm của cơn đau đẻ thực chất bao gồm những diễn biến nào, ở đâu và kéo dài bao lâu.

sản phụ cố sức vì đau đẻ

Cơn đau đẻ khiến nhiều thai phụ không nói nên lời. Ảnh: Internet

Nhưng cơn đau đẻ được các mẹ bầu chia sẻ là một dạng cơn đau mà chưa có bất kì cơn đau nào khiến họ cảm thấy đau đớn tột cùng như thế. Một trạng thái cảm xúc từ trong ra ngoài khiến thai phụ khó có thể quên. Ngoài ra cơn đau đẻ thật sự cũng rất dễ nhầm lẫn với đau đẻ giả, hay còn gọi là cơn gò Braxton Hick với cường độ, mức độ và vị trí khác nhau trong thời kì mang thai đến lúc chuyển dạ.

2. Các loại cảm giác đau đẻ khi chuyển dạ đến lúc sinh

2.1 Những cơn đau âm ỉ

Khi bắt đầu chuyển dạ, vùng bụng xuất hiện những cơn đau nhè nhẹ, cảm thấy căng tức kéo dài khoảng 2 giờ hay ít hoặc nhiều hơn tùy vào thể trạng cơ thể của thai phụ. Đồng thời trạng thái đau cũng không diễn ra theo một qui luật nào.

sản phụ đau âm ỉ

Thai phụ cảm thấy những cơn đau âm ỉ trước khi chuyển dạ. Ảnh: Internet

2.2 Xuất hiện dạng đau theo cơn

Một vài giờ sau, các cơn đau kéo đến dồn dập hơn và cứ 5 phút lại diễn ra 1 lần, kèm theo mức độ và tần suất gia tăng hơn. Thai phụ cần đến bệnh viện ngay.

2.3 Đau dạng dồn dập

Lúc này cơn đau đang ở một trạng thái khác, không còn theo từng cơn mà xuất hiện dồn dập cứ 4 phút một lần và kéo dài khoảng 30 giây. Cảm giác dường như có ai đó đấm vào phần bụng, các cơ như bị xoắn chặt lại rồi thả lỏng và tiếp tục lặp lại tương tự.

san phu dau de nhu the nao

Cơn đau bắt đầu kéo dồn dập hơn. Ảnh: Internet

2.4 Chuyển sang đau liên tục

Giai đoạn này những cơn đâu không còn cách nhau theo một qui luật và liên tục diễn ra khiến thai phụ vã mồ hôi, người co lại, như bị ai kéo mạnh từ bên trong và không còn muốn nói gì.

2.5 Đau vật vã hơn

Khi này cảm giác đau đã gấp vài chục lần so với khi bắt đầu chuyển dạ, thắt lưng như bị ai đó nghiền nát. Mẹ bầu la hét, lăn lộn liên hồi vì không thể chịu nổi cơn đau.

sản phụ đau vật vã

Những cơn đau vật vã khiến thai phụ không chịu nổi. Ảnh: Internet

2.6 Đau đến mức muốn đi mổ

Đây không hẳn xuất hiện với tất cả các mẹ bầu nhưng khi trải qua cơn đau vật vã nhưng cổ tử cung chỉ giãn được vài phân phải đợi thêm vài giờ nữa, có thể là 4- 6 tiếng. Mẹ bầu chỉ muốn mổ ngay lặp tức và không thể chịu thêm cơn đau này.

2.7 Chịu đựng cơn đau đẻ sinh thường

Thông thường các bác sĩ khuyên thai phụ nên sinh thường để tốt cho thai nhi nên mẹ bầu tiếp tục cắn răng chịu đựng thêm một khoảng thời gian để cổ tử cung mở hểt ra và chuẩn bị sinh.

2.8 Cảm giác đau khi bị rạch tầng sinh môn

Khi vào phòng sinh có lẽ cơn đau đớn từ lúc chuyển dạ dần kết thúc mà xuất hiện một cơn đau mới là tầng sinh môn bị rạch và em bé chào đời. Cảm giác nhẹ tênh và hạnh phúc đã thay thế những cơn đau còn lại.

2.9 Đau khi bị khâu tầng sinh môn

Quá trình vượt cạn của mẹ bầu thành công và một thiên thần bé nhỏ xuất hiện, bác sĩ loại bỏ nhau thai, khâu tầng sinh môn nhưng cảm giác đau lúc này không còn khó chịu nữa.

sản phụ ôm con trong lòng

Sản phụ không còn cảm thấy đau khi ôm con vào lòng. Ảnh: Internet

3. Nguyên nhân chuyển dạ lại gây đau

Do là một dạng cơ nên tử cung có thể co thắt mạnh mẽ để đưa thai nhi ra ngoài vì vậy mà khi chuyển dạ lại trở nên đau mà dân gian hay còn gọi là đau đẻ. Các cơn đau do tử cung thắt chặt lên vùng bụng, đáy chậu, ruột, bàng quang và lưng đồng thời tạo sức ép lên thân mình tạo ra một cơn đau khủng khiếp.


Bên cạnh đó các cơn đau cũng chịu tác động mạnh mẽ của nhiều yếu tố như vị trí, kích thước, cường độ của các bộ phận cơ thể bên dưới và của thai nhi trong bụng mẹ. Ngoài ra còn các yếu tố khác như tâm lí, trạng thái cơ thể, các thuộc tính di truyền và kinh nghiệm của mẹ bầu.

mệt mỏi vì đau đẻ

Cơn co thắt của tử cung khiến thai phụ đau đẻ khó chịu. Ảnh: Internet

Với cái nhìn khách quan dựa trên nghiên cứu khoa học về quá trình chuyển dạ và các loại cảm giác cơ bản trong khi vượt cạn sẽ giúp các mẹ bầu lần đầu mang thai hoặc các mẹ bầu chưa có kinh nghiệm sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trước khi chào đón thiên thần của mình. Mong rằng bạn sẽ có hình dung khái quát về đau đẻ như thế nào để chuẩn bị tâm lí trước khi sinh và mẹ tròn con vuông.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart