Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con đầu lòng

5 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con so thường gặp ở bà bầu tháng cuối như hay đi tiểu, thay đổi dịch âm đạo, âm đạo xuất hiện dịch màu hồng đỏ, rỉ nước ối…

5 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con đầu lòng

Theo các sách y học, quá trình sinh con gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là khi cổ tử cung (là vùng cơ giữa tử cung và âm đạo) giãn rộng ra. Giai đoạn thứ hai (đẻ) bắt đầu khi đứa trẻ được đẩy ra khỏi tử cung, đi qua cổ tử cung, qua âm đạo và ra ngoài. Trong giai đoạn cuối, nhau thai được đưa ra ngoài.


Mỗi thai phụ có những trải nghiệm khác nhau đối với từng giai đoạn trong khi sinh con. Khoảng thời gian trước khi sinh và giai đoạn thứ nhất thường kéo dài rất lâu trước khi giai đoạn thứ hai ập tới nhanh dữ dội. Giai đoạn cuối thường rất mờ nhạt, vì lúc đó sản phụ đang quá háo hức ngắm nhìn đứa con mới lọt lòng hơn là chú ý tới cơ thể của chính họ.

Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con so

Trên thực tế, nếu dành thời gian theo dõi, mẹ hoàn toàn có thể nhận ra những dấu hiệu sắp sinh con sớm. Những dấu hiệu này có thể xuất hiện sau tuần 37 thai kỳ vì lúc này bé đã được coi là đủ ngày, tháng và có thể chào đời khỏe mạnh hoàn toàn.

1/ Tăng tiết dịch âm đạo

Khi mẹ đang đến gần những ngày sinh nở, một dấu hiệu rất dễ dàng nhận ra đó là sự tăng tiết dịch ở âm đạo. Nguyên nhân là do cổ tử cung bắt đầu mở dần và tiết dịch âm đạo sẽ làm cổ tử cung mềm hơn, tạo điều kiện cho ca sinh nở được dễ dàng

2/ Bụng bầu sắp sinh

Trong vài tuần cuối của thai kỳ, chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Điều này báo hiệu cho bạn biết em bé sẽ chào đời trong khoảng 1-2 tuần tới. Tuy nhiên với mẹ mang bầu lần hai thì có thể khác một chút. Ở lần bầu bí thứ 2 chị em sẽ không nhận thấy bụng bầu tụt xuống cho đến ngày sinh nở bởi vì cơ xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở đủ rộng. Để biết bụng bầu đã tụt chưa, mẹ có thể quan sát ngực xem có còn chạm vào phần trên của bụng nữa không? Nếu thấy ngực không chạm được vào phần trên của bụng nữa thì chắc chắn em bé đã tụt sâu xuống dưới. Đây là dấu hiệu đầu tiên mẹ có thể dễ dạng nhận ra rằng đã sắp đến ngày được gặp mặt con yêu rồi.

3/  Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu sắp sinh

Đi tiểu thường xuyên là do áp lực của thai lên bàng quang mẹ tăng lên. Một vài người mẹ xuất hiện những cơn co cơ nhẹ ở bụng, kèm theo chứng tiêu chảy. Chị em bầu nhớ là đừng nhịn tiểu nhé, sẽ làm không chỉ mẹ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến con nữa đó

4/ Xuất hiện dịch nhầy đỏ

Trong thời gian mang thai, chất nhầy ở trong cổ tử cung có nhiệm vụ “đóng nắp” bọc nước ối nhưng đến những ngày cuối thai kỳ, chấy nhầy này ít dính đi và nước ối dễ dàng rò rỉ hoặc vỡ hẳn. Chất nhầy này thường có màu hồng đỏ. Chính vì vậy, trong khoảng 1 tuần trước ngày lâm bồn, chị em thường thấy âm đạo xuất hiện dịch màu hồng đỏ.


Khi thấy xuất hiện triệu chứng này chứng tỏ cổ tử cung của bạn đã bắt đầu mở và quá trình sinh nở diễn ra trong 1-2 ngày tới hoặc cũng có thể lên đến 1 tuần.

5/ Ngừng tăng cân hoặc sụt cân

Một vài thai phụ bị giảm tới ½-1kg cân nặng một ngày trước khi lâm bồn. Đó là do nội tiết tố làm giảm lượng chất lỏng giữ trong cơ thể mẹ.


Kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột và gây ra đau lụng + đi phân lỏng và đi thường xuyên. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho rằng, những kích thích tố này là thuốc sổ tự nhiên đào thải cặn bã trong ruột để thai nhi thoải mái trong bụng mẹ. Những hormone này cũng có thể khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn


Trong thời gian mang thai, em bé được bảo vệ trọng một bọc nước ối và khi đến ngày sinh nở bóc nước ối này sẽ vỡ ra hoặc rò rỉ dần. Khi bị vỡ ối là dấu hiệu báo mẹ đã sắp sinh nở chỉ trong khoảng 12-24 giờ tới.

Chuẩn bị đồ cho bà bầu sắp sinh

Danh sách những thứ cần chuẩn bị trước khi sinh để mang theo và sẵn sàng cho quá trình sinh nở của bạn được an toàn và tốt hơn. Việc chuẩn bị trước sinh này nên được hoàn thành khi thai nhi được tám tháng, vì đây là thời điểm bạn có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào


Bạn nên chuẩn bị đồ trước khi sinh gồm hai túi nhỏ khi đến bệnh viện: một túi gồm những vật bạn sẽ cần trong quá trình chuyển dạ và một túi dùng sau khi sinh nở. Dưới đây là những gì các bà mẹ có kinh nghiệm đã đem theo khi sinh con ở bệnh viện

1/ Những vật dụng cần cho giai đoạn chuyển dạ

Chứng minh thư hoặc các loại giấy tờ tùy thân có hình ảnh như bằng lái xe, sổ khám thai và các giấy tờ bệnh viện cần thiết khác.

  • Bản kế hoạch sinh con, nếu đã chuẩn bị.
  • Kính cận, nếu cần.
  • Áo choàng tắm, một hoặc hai áo ngủ, dép và vớ. Bệnh viện sẽ cung cấp những vật dụng này cho thai phụ, nhưng bạn cũng nên chuẩn bị sẵn nếu thích dùng đồ của riêng mình hoặc dự phòng khi cần. Nên chọn những áo ngủ thoải mái, tay áo rộng rãi để giúp việc đo huyết áp được dễ dàng, có thể đem theo áo cũ để không ngại vấy bẩn.
  • Dép và áo choàng có thể có ích nếu bạn muốn đi bộ trong lúc đợi sinh.

2/ Những vật dụng giúp bạn thư giãn

Đó có thể là gối của riêng bạn, máy nghe nhạc hoặc các thiết bị điện tử cầm tay để giải trí, hình ảnh của một ai đó hoặc một món đồ nào đó bạn thích, bất cứ điều gì có thể khiến bạn cảm thấy yên tâm. Bạn cũng có thể đem theo sách hoặc tạp chí để đọc trong lúc chờ đợi.

3/ Những vật dụng cho người nhà của bạn

Một máy ảnh hoặc máy quay phim với pin, bộ sạc và thẻ nhớ nếu bạn muốn được ghi lại sự kiện lớn này. Bệnh viện có thể không cho phép quay phim lúc vượt cạn, nhưng thường không có quy định trong lúc chuyển dạ hoặc sau khi sinh. Nếu bạn có kế hoạch sử dụng điện thoại để chụp ảnh hoặc video, nhớ sạc đầy pin và mang theo bộ sạc.


Lưu ý: Không phải tất cả các bệnh viện cho phép bạn sử dụng ổ cắm trong phòng sinh, vì vậy nên mang theo pin dự phòng.

4/ Những vật dụng cho giai đoạn sau sinh

Một chiếc áo ngủ mới, nếu bạn thích mặc đồ của riêng bạn.


Điện thoại di động và bộ sạc. Bạn nên lưu số điện thoại của những người quan trọng đối với gia đình bạn trong điện thoại. Vì sau khi em bé ra đời, bạn hoặc ông xã có thể muốn gọi cho gia đình và bạn bè để thông báo tin vui.


Đồ ăn nhẹ. Sau nhiều giờ vượt cạn, bạn có thể sẽ đói, nhưng lại không thích ăn những thực phẩm của bệnh viện. Do đó, bạn nên mang theo bánh quy giòn, trái cây tươi hoặc trái cây sấy khô, các loại hạt, đồ ăn nhẹ hoặc bất cứ món gì bạn thích.


Đồ dùng nhà tắm. Chuẩn bị một vài vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng và kem đánh răng, son dưỡng môi, chất khử mùi, lược, đồ trang điểm và một dây cột tóc hoặc kẹp tóc. Các bệnh viện thường cung cấp một số vật dụng cơ bản nhưng bạn có thể tự chuẩn bị nếu muốn dùng riêng.


Áo ngực cho con bú hay áo ngực thường dùng thoải mái. Dù bạn cho con bú hay không, trong vài ngày đầu sau khi sinh, ngực của bạn thường sẽ nhạy cảm hơn và sưng lên khi sữa tới. Một chiếc áo ngực tốt và miếng lót thấm sữa sẽ giúp bạn thuận tiện hơn.


Quần lót thai sản. Bệnh viện sẽ cung cấp cho sản phụ quần lót giấy dùng một lần và băng vệ sinh nhưng bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn. Không nên dùng quần lót vải vì sẽ rất mau dơ. Nên chuẩn bị luôn tấm lót chống thấm vì sau khi sinh bạn sẽ chảy nhiều sản dịch.


Một cuốn sách về chăm sóc trẻ sơ sinh. Các bệnh viện có thể sẽ cung cấp cho bạn sách, nhưng bạn có thể chuẩn bị một cuốn của riêng mình nếu thích. Tất nhiên, các y tá có thể tư vấn và hướng dẫn bạn cách ẵm, cách thay tã và tắm cho trẻ sơ sinh nếu bạn cần.


Một cây bút và cuốn sổ ghi chép hoặc có thể thay bằng phần mềm ghi chú trên điện thoại. Bạn có thể dùng chúng để theo dõi các cữ bú của bé và viết câu hỏi bạn thắc mắc cho y tá, lưu lại những gì các bác sĩ nhi khoa nói với bạn, ghi lại những kỷ niệm của ngày đầu tiên cùng bé… Bạn cũng có thể đem theo nhật ký trẻ sơ sinh để ghi lại mọi việc từ khi bé của bạn chào đời cho đến sau này.


Một bộ quần áo mặc khi xuất viện. Bạn nên chọn quần áo rộng rãi, có dây rút hoặc đàn hồi ở phần eo vì vòng 2 của bạn lúc này vẫn chưa trở lại như trước khi mang thai đâu nhé, và một đôi giày đế bằng thoải mái.

5/ Những vật dụng cho em bé

Quần áo và tã lót của trẻ sơ sinh bằng chất liệu thoáng mát, găng tay, tất chân và một chiếc mũ mềm. Thêm một cái chăn để quấn bé khi đưa bé ra ngoài. Nếu thời tiết đang lạnh, có thể đem thêm mền cho trẻ sơ sinh. Nằm than sau khi sinh tốt hay không?

Lời khuyên từ các bà mẹ đã có kinh nghiệm

Trên đường đến bệnh viện, bạn có thể nên mang theo một cái khăn tắm không còn dùng nữa, lót nó dưới chỗ bạn ngồi, bên dưới là tấm ni lông. Như vậy bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc làm sạch xe hơi nếu bạn có vỡ ối trên đường đi.


Mẹ nào bị cận thì nên mang cả kính hoặc kính sát tròng. Mình đã đeo kính trong suốt quá trình chuyển dạ lần sinh nở đầu tiên. Nhưng trời quá nóng, kính bị mờ sương và mình không thể nhìn thấy những gì đang diễn ra, rất bực bội. Một rắc rối phát sinh không đáng có khi đang phải chịu nỗi đau vượt cạn. Vì vậy, tốt nhất là mang cả hai. Bạn có thể chuyển đổi qua lại khi cần.


Nên mang theo nhiều quần áo để thay đổi vì bạn vẫn ở lại viện một vài ngày sau khi sinh. Mình đã đổ mồ hôi như điên sau sinh, cộng thêm luôn có nhiều người đến thăm khiến tâm trạng mình vô cùng khó chịu. Có nhiều đồ thoải mái để thay đổi thì tốt hơn.


Không được quên quần lót dùng một lần đâu nhé. Các quần lót giấy và băng vệ sinh mà bệnh viện đưa cho bạn có thể không thoải mái lắm… Tốt nhất là có đồ riêng. Ngay cả khi bạn đã về nhà, sản dịch vẫn tiếp tục chảy ra và cơ thể bạn lúc này chưa quay lại như trước khi có thai, cho nên trong vài tuần đầu, bạn chưa thể mặc đồ lót như thường ngày được


tu khoa

  • dau hieu chuyen da sap sanh
  • bieu hien sap sinh con nhu the nao
  • dau hieu sap sinh o tuan 38

 

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart