Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Dấu hiệu đau chuyển dạ sắp sinh con và những lưu ý mẹ cần biết

Khi xuất hiện những dấu hiệu đau chuyển dạ thì các mẹ bầu nên nhanh chóng vào viện để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp diễn ra. Chuyển dạ là quá trình sinh lý, trong đó thai và nhau thai sẽ được đưa ra khỏi tử cung người mẹ thông qua đường âm đạo. Mọi người thường nghĩ rằng khi thai nhi đủ tháng thì các mẹ bầu sẽ xuất hiện các cơn đau chuyển dạ, báo hiệu thời gian vượt cạn chính thức sắp tới. Nhưng thực chất khi bước vào tháng cuối thai kỳ thì các mẹ đã xuất hiện những cơn đau nhẹ làm nhiều người nhầm tưởng đó là dấu hiệu đau chuyển dạ, nhất là những người lần đầu sinh con chưa có kinh nghiệm. Vậy dấu hiệu đau chuyển dạ thật sự diễn ra như thế nào? mời mọi người cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.Ở giai đoạn cuối thai kỳ, các cơn gò tử cung sẽ xuất hiện khi thai nhi muốn chào đời, cơn gò tử cung là một dấu hiệu đau chuyển dạ chính xác nhất báo hiệu thời gian sinh con đã tới. Khi xuất hiện cơn co thắt tử cung đều đặn và mạnh dẫn thì mẹ có thể sinh trong vài giờ hoặc một vài ngày tới, tùy theo sức khỏe và mức độ chuyển dạ của mỗi người.

dấu hiệu đau chuyển dạ

Dấu hiệu đau chuyển dạ ở tháng cuối thai kỳ. Ảnh: Internet.

1. Dấu hiệu đau chuyển dạ

1.1. Âm đạo chảy nước và máu

Trước khi sinh khoảng 24 giờ, âm đạo của thai phụ thường chảy ra chất màu hồng của máu hoặc đột nhiên âm đạo chảy ra nhiều nước màu vàng. Nếu thấy máu đỏ là do màng tử cung cuối thai kỳ tiết ra chất tuyến tiền liệt và nhau thai tiết ra hoóc môn sinh dục nữ,  hoóc môn progestogen gây ra. Tử cung trưởng thành, chất nhầy trong cổ tử cung chảy ra, màng thai ở gần cửa trong cổ tử cung tách ra khỏi thành tử cung, dẫn đến các mạch máu nhỏ vỡ ra, trong chất nhầy cổ tử cung có lẫn ít máu.

1.2. Bà bầu đi tiểu nhiều và tử cung co thắt nhiều lần

Đối với người sinh con lần đầu, trước khi sinh khoảng 2 tuần, do đầu thai nhi chúi xuống dưới để ra ngoài, tạo áp lực lên bàng quang, vì thế số lần tiểu tiện tăng lên và đi lại khó khăn hơn. Triệu chứng đau bụng từng cơn xuất hiện và tử cung co thắt, cường độ tăng dần lên. Đến lúc này, thai phụ sẽ cảm thấy đau dữ dội và chỉ muốn tiểu tiện.

thai nhi tụt xuống dưới

Thai nhi tụt xuống tạo áp lực cho bàng quang. Ảnh: Internet.

1.3. Đau eo lưng và chân trương phù

Đầu thai nhi ép xuống và ép thần kinh hệ dẫn đến chân của thai phụ không được thoải mái, gây trương phù, đại tuỷ bị co, eo đau… Các triệu chứng này cũng báo hiệu hiện tượng sắp sinh ở thai phụ.

1.4. Đau từng cơn đều đặn phần bụng

Thai nhi đã đủ tháng mà bà bầu thường có cảm giác đau tức phần bụng dưới hoặc đau mỏi lưng, nếu thời gian đau liên tiếp nhưng không đều thì chỉ cần nghỉ ngơi sẽ giảm hoặc hết. Nếu bụng đau từng cơn đều đặn, sau khi nằm nghỉ vẫn không hết mà đau hết cơn này đến cơn khác, thời gian cách nhau dẫn rất ngắn thì đây là dấu hiệu đau chuyển dạ thật.

2. Cơn co bóp chuyển dạ thật như thế nào?

Các cơn co bóp xuất hiện trong những tháng cuối cùng và nhất là trong những tuần cuối cùng trước khi sinh. Nếu những cơn co bóp này không theo nhịp điệu chính xác, không mang tính chu kỳ, chúng hỗn loạn và không đau đơn, đây là dấu hiệu đau chuyển dạ giả.

cơn co thắt chuyển dạ

Các cơn co thắt là dấu hiệu đau chuyển dạ chính xác nhất. Ảnh: Internet.

Nếu cơn đau có cảm giác như xương căng ra, cơn đau này tương ứng với việc đầu thai nhi đang tiến vào khung xương chậu hoặc xương chậu đang có sự thay đổi. Kèm theo đó là những cơn co bóp và đau đớn càng lúc càng mạnh thì đây chính là dấu hiệu đau chuyển dạ sắp sinh thật sự.


Những cơn co bóp đầu tiên thường được cảm nhận trong bụng, nhưng chúng cũng có thể được cảm nhận được ở ngang thắt lưng.Ban đầu các co bóp ít mãnh liệt, nhưng không phải lúc nào cũng dễ nhận thấy, chúng giống như một cú kẹp đơn giản hoặc cơn đau lúc hành kinh. Những cú kẹp này dè dặt đến nỗi bạn không chắc là chúng có phải là những cơn co bóp hay không, chỉ có cách đơn giản là bạn đặt tay lên bụng nếu thấy bụng cứng lại có nghĩa là tử cung đang co bóp.


Những đặc tính của co bóp tử cung đó là:

  • Các co bóp đều đặn, chúng trở lại theo một nhịp điệu chính xác, hơn nữa bạn có thể ghi lại thời điểm diễn ra giữa hai lần co bóp.
  • Các lần co bóp càng lúc càng gần lại.
  • Các cơn co bóp càng lúc càng kéo dài.
  • Các cơn đau càng lúc càng dữ dội, đau đớn.

Khi mẹ cảm thấy những co bóp rất nhịp nhàng, càng lúc càng gần, càng dài ra, càng mãnh liệt, càng đau đớn, thì đây là lúc chuẩn bị cho đứa con ra đời.

co thắt là dấu hiệu đau chuyển dạ

Các cơn co thắt nhịp nhàng và mạnh dần là dấu hiệu sắp sinh. Ảnh: Internet.

3. Cách thở và thư giãn khi có dấu hiệu đau chuyển dạ

Khi có dấu hiệu đau chuyển dạ thì việc thở và thư giãn có ý nghĩa rất quan trọng. Sự kết hợp giữa thở và thư giãn như thế nào cho đúng và phát huy được tác dụng cho giai đoạn chuyển dạ cũng là một điều cần được quan tâm.

3.1. Khi cơn co bóp đến gần

Khi bạn thấy những dấu hiệu đau chuyển dạ thì các cơn co bóp đang chuẩn bị xảy ra, lúc này các mẹ hãy hít thở thật sau theo lối thở hoàn toàn, sau đó thở nông với những lần hít vào thở ra nhanh, nhẹ và nhịp nhàng. Mẹ cần thở nhẹ trong khi co bóp để tránh cho cơ hoành không tựa vào tử cung ngăn cản tử cung co bóp mạnh. Bởi vì cơ hoành là cơ nằm giữa lồng ngực và bụng, khi thở nó co lại và hạ xuống. Do đó, thở càng sâu, cơ hoành càng hạ xuống, khi thở nông và nhẹ, cơ hoành chỉ động đậy sơ sơ.


Đôi khi trong lúc chuyển dạ, trong cánh tay và trong cẳng chân xảy ra những hiện tượng kiến bò có kèm theo những cơn co cơ và cảm giác khó chịu toàn thân. Tất cả tình trạng này sẽ biến mất nhanh khi tiêm canxi vào tĩnh mạch.

cách thở khi có dấu hiệu đau chuyển dạ

Khi có cơn co bóp chuyển dạ các mẹ nên hít thở thật sâu. Ảnh: Internet.

Trong suốt thời gian chuyển dạ, nhất là cuối giai đoạn giãn nở, nếu đầu đứa trẻ đã tiến vào, có thể bạn cảm thấy nhu cầu “rặn” giữa những cơn co bóp.Vào giai đoạn này bằng cách rặn, bạn sẽ không giúp cho việc chuyển dạ, bạn chỉ làm cho nó gây đau đớn hơn mà thôi. Hơn nữa điều đó không có ích lợi gì chỉ làm phí thời gian và công sức của bạn. Rặn khi cổ tử cung chưa được giãn nở đầy đủ sẽ cản trở việc giãn nở và kéo dài thời gian sinh đẻ. Ngoài ra những cố gắng rặn quá sớm ngày có nguy cơ làm cho bạn mệt mỏi và mất sức vào lúc bạn cần tham gia tích cực vào việc sinh đẻ và phung phí toàn bộ cơ năng của bạn. Bác sĩ hộ sinh sẽ thông báo cho bạn khi nào bạn có thể rặn được.

3.2. Khi hết cơn co bóp

Khi bạn cảm thấy cơn co bóp chấm dứt, bạn hãy hít thở hoàn toàn trở lại, thật sâu, thật chậm, nhưng trong một tiếng thở dài, sâu. Sau đó bạn thở lại bình thường, thư giãn càng nhiều càng tốt, điều đó sẽ giúp bạn làm chủ hoàn toàn cơ co bóp tiếp theo. Và nếu mỗi cơn co bóp bạn lại bắt đầu lại chu kỳ: thở sâu, thở nông, thở hoàn toàn.

bà bầu thư giãn

Khi hết cơn co thì mẹ nên thư giãn để làm chủ cơ co bóp tiếp theo. Ảnh: Internet.

3.3. Thư giãn tâm trí

Dù ở thời điểm này, bạn rất đau nhưng tập kiên nhẫn thư giãn tâm trí. Cũng như khi ngồi thiền, bạn cố gắng để cho tâm trí mình thật sự trống rỗng, lắng dịu và đừng nghĩ ngợi bất cứ điều gì. Hãy thở chậm và đều, động tác thở ra nhẹ như đang thở dài, không nên thở quá mạnh. Nếu không thể tập được theo cách này, bạn có thể tập trung vào những gì bạn thường cảm thấy thú vị trong cuộc sống và cố gắng đừng đuổi theo bất kỳ ý nghĩ nào đó bất chợt nảy ra.


Trên đây là những dấu hiệu đau chuyển dạ thật sự chính xác nhất, hy vọng sẽ giúp các mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức sinh sản hữu ích cho bản thân, nhanh chóng nhận biết được các cơn đau chuyển dạ của mình và chuẩn bị đầy đủ đến bệnh viện chờ sinh, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Chúc các mẹ bầu khỏe mạnh, quá trình vượt cạn diễn ra suôn sẻ nhanh chóng và hãy luôn đồng hành cùng chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Lan Hương tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart