Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Dấu hiệu khi mẹ bầu bị ngạt mũi và cách chăm sóc đúng cách

Dấu hiệu khi mẹ bầu bị ngạt mũi và cách chăm sóc đúng cách để mẹ bầu có thể lướt qua cơn bệnh nhanh chóng. Ngạt mũi là một triệu chứng bình thường nhưng nó thường đem đến cho bạn sự khó chịu. Mẹ bầu bị ngạt mũi tình trạng tưởng bình thường nhưng nếu kéo dài và đi kèm với các triệu chứng khác thì ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Cá biệt có trường hợp còn gây sinh non và dị tật ở trẻ. Nếu ngạt mũi, kèm theo hắt hơi, xuất hiện dấu hiệu ngứa ở mắt, mũi, họng thì có thể mẹ bầu bị dị ứng. Thời kỳ mang thai, khả năng mắc dị ứng ở phụ nữ thường cao hơn, đó có thể là kết quả của một tác nhân gây dị ứng mà mẹ bầu từng gặp phải trước đó hoặc đôi khi, là do những yếu tố hoàn toàn mới.

Hãy cùng adayne.vn tìm hiểu một số dấu hiệu và cách chăm sóc đúng cách khi mẹ bầu bị ngạt mũi để mẹ khỏe và thoải mái hơn trong thai kỳ.

Dấu hiệu

Nếu chứng ngạt mũi khiến mẹ bầu không thể chịu nổi, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ thật kỹ các triệu chứng và đề nghị được dùng loại thuốc an toàn cho thai phụ. Nhìn chung, bác sĩ sẽ tránh chỉ định việc dùng thuốc trong quý I của thai kỳ; bởi vì, đây là thời điểm các cơ quan của thai được hình thành.

Có thể mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định loại thuốc thông mũi dạng xịt hoặc dạng nhỏ. Mẹ bầu nên tránh dùng thuốc quá liều hoặc quá lâu; bởi vì, thuốc xịt (nhỏ) mũi có thể gây viêm mũi và khiến mũi bị tắc trầm trọng hơn.

Dấu hiệu khi mẹ bầu bị ngạt mũi và cách chăm sóc đúng cách

Cách chăm sóc bản thân

Nên uống đủ nước mỗi ngày và kê đầu trên một chiếc gối có độ cao vừa phải khi mẹ bầu ngủ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý những điểm sau:

– Tắm nước ấm, dưới vòi hoa sen; tiếp đến, mẹ bầu đưa một chiếc khăn mặt (được nhúng nước ấm) đối diện với mặt và tập thở. Hơi nước ấm có tác dụng giảm thiểu cảm giác tắc mũi và khiến mẹ bầu dễ chịu hơn.

Dấu hiệu khi mẹ bầu bị ngạt mũi và cách chăm sóc đúng cách

– Có thể nhỏ mũi bằng dung dịch chứa muối loãng, giúp các mạch máu trong khoang mũi lưu thông dễ dàng.

– Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên dùng một chiếc máy tạo độ ẩm trong phòng, nhất là khi mẹ bầu ngủ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý vệ sinh phòng ngủ và giường chiếu luôn được sạch sẽ.

– Tránh những nguyên nhân tiềm tàng không có lợi cho sức khỏe như khói thuốc lá, rượu và sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Mẹ bầu cũng nên tránh luyện tập hoặc đi dạo trong môi trường đầy khói bụi, ô nhiễm.

Lưu ý dùng nước nhỏ mũi

Thuốc nhỏ mũi dạng dung dịch nước muối sinh lý (natri clorid – NaCl 0,9%) hay được dùng cho mẹ bầu và cả bé sơ sinh. Loại thuốc nhỏ mũi này có thể dùng cho mẹ bầu thường xuyên.

Dấu hiệu khi mẹ bầu bị ngạt mũi và cách chăm sóc đúng cách

Các loại thuốc nhỏ mũi không nên tự ý dùng: Mẹ bầu không nên tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mũi có tính chất làm co mạch, chống xung huyết tại niêm mạc mũi. Khi dùng thuốc nhỏ mũi có chứa dược chất có tác dụng cường giao cảm thần kinh (hay trực giao cảm thần kinh) như naphazolin (biệt dược Nasoline, Rhinex 0,05 %), oxymetazolin, xylometazolin… làm cho co mạch và giảm sung huyết ở niêm mạc mũi, có thể gây co mạch toàn thân, co mạch ở cả tim, gan, thận rất nguy hiểm cho mẹ bầu.

Trên đây là dấu hiệu và cách chăm sóc mẹ bầu khi bị ngạt mũi. Tình trạng mẹ bầu bị nghẹt mũi diễn ra rất phổ biến nhưng đừng vì thế mà chủ quan. Nếu đã thử các cách mà tình trạng nghẹt mũi vẫn không thuyên giảm và còn đi kèm với nhiều triệu chứng khác, tốt nhất mẹ bầu nên đi đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. adayne.vn chúc các mẹ luôn khỏe để chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ ra đời nhé.

 

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart