Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy tại nhà mẹ không nên bỏ qua

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy tại nhà khi bú sữa mẹ hiệu quả  đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé yêu là mối quan tâm của các ông bố bà mẹ. Trẻ sơ sinh cơ thể còn yếu ớt, dễ mắc bệnh nên các mẹ thường phải chăm sóc cẩn thận kĩ càng hơn rất nhiều. Các bậc làm cha mẹ cần trang bị những kiến thức nhất định về bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là cần thiết để có cách bảo vệ và xử lý kịp thời khi phát hiện con mình nhiễm bệnh.


 Vậy, bố mẹ làm thế nào để nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, nguyên nhân từ đâu và cách xử lý tình trạng này như thế nào để đảm bảo an toàn cho bé yêu nhà bạn, hãy cùng Mom.vn đi sâu và tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

trẻ thường bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa còn yếu

Năm đầu đời trẻ thường bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa còn yếu. Ảnh: Internet

Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức thường đi ngoài từ 2 – 3 lần mỗi ngày với phân sệt.  Khác với tình trạng bé bị táo bón rất dễ nhận biết, tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, bố mẹ sẽ khó nhận ra và không hề biết. Tiêu chảy sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, khiến quá trình trao đổi chất, cân bằng thân nhiệt của bé bị ảnh hưởng nhanh chóng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu mất nước nhiều.

1. Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, nhưng đa phần do 1 trong 4 nguyên nhân chính sau đây:

1.1 Nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Trẻ có thể bị nhiễm trùng đường ruột do virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Đối với trường hợp Virus gây tiêu chảy ở một số trẻ có thể tự khỏi và không cần điều trị. Còn những trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể được chữa bằng kháng sinh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, còn có các trường hợp trẻ bị tiêu chảy khác là do nhiễm ký sinh trùng có trong nước pha sữa công thức.

Khi bị nhiễm trùng đường ruột trẻ sẽ bị tiêu chảy

Khi bị nhiễm trùng đường ruột trẻ sẽ bị tiêu chảy. Ảnh: Internet

1.2 Dị ứng thực phẩm

Trẻ sơ sinh mới bắt đầu làm quen với môi trường bên ngoài,, vì vậy có thể bị dị ứng với protein có trong sữa công thức, hoặc dị ứng với thức ăn, đặc biệt là thức ăn đóng hộp, khi mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm, dẫn đến tiêu chảy.

1.3 Khả năng dung nạp thức ăn kém

Có những trường hợp trẻ có vấn đề về đường tiêu hóa khi dung nạp một số loại thức ăn. Những dưỡng chất có trong các loại thức ăn này không đi được vào máu mà nằm lại trong ruột, dẫn đến tình trạng dạ dày khó tiêu hóa, cơ thể thiếu chất, gây nên đau bụng, tiêu chảy.

1.4 Rối loạn tiêu hóa bình thường

Bình thường, một số trẻ có thể bị tiêu chảy do hệ thống tiêu hóa của trẻ, bao gồm cả đường ruột, lúc này vẫn còn non nớt và nhạy cảm với những thay đổi bên ngoài bụng mẹ. Dù chỉ là thay đổi nhỏ từ sữa mẹ chuyển sang sữa công thức cũng có thể làm trẻ bị tiêu chảy hoặc trong lần đầu tiên ăn dặm, bé cũng có thể bị hiện tượng này.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Ảnh: Internet

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh không giống như người lớn, không phải lúc nào bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày là mẹ vội quy kết rằng đã bị tiêu chảy. Trước tiên mẹ cần theo dõi và biết được khi nào bé đi ngoài bình thường và khi nào bất thường. Chẳng hạn, các trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi vẫn đi ngoài từ 2 đến 5 lần/ ngày. Còn với những bé trên 6 tháng thì việc đi ngoài 1-2 lần/ngày là hoàn toàn bình thường.


Thức ăn chính của bé sơ sinh là sữa mẹ nên trẻ sẽ đi ngoài thường xuyên hơn sau mỗi lần bú và phân thường rất mềm, lỏng, không nặng mùi. Nếu trẻ dùng sữa công thức thì phân sẽ đặc hơn và nặng mùi hơn so với bú mẹ. Ngoài ra, phân của trẻ cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào những gì mẹ đã ăn và chuyển qua sữa mẹ.


Vì vậy, đôi khi việc xác định chính xác các dấu hiệu bé sơ sinh bị tiêu chảy hay không khiến mẹ gặp nhiều khó khăn. Để dễ dàng nhận biết sớm các biểu hiện tiêu chảy của con mẹ hãy để ý:

  • Đột nhiên bé đi ngoài nhiều hơn so với những ngày thường.
  • Phân của trẻ lỏng hơn hoặc rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh hoặc nhợn hơn.
  • Bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân của trẻ còn có thể lẫn cả máu.
  • Kèm theo đó là trẻ có biểu hiện khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, có thể sốt hoặc không, nôn ói.
Khi bị tiêu chảy bé thường đi ngoài

Khi bị tiêu chảy bé thường đi ngoài nhiều và phân lỏng. Ảnh: Internet

3. Cách phòng để trẻ sơ sinh không bị tiêu chảy

Đối với những mẹ đang cho bé bú cần chú ý giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, bổ sung đủ nước, vitamin, chất xơ, chất khoáng trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu mẹ cho bé uống sữa công thức thì lưu ý sử dụng nguồn nước sạch khi pha sữa, rửa kỹ tay khi chăm sóc và cho trẻ ăn.


Đặc biệt, không cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh bừa bãi khi chưa có ý kiến của bác sĩ, dễ gây nên tác dụng phụ là tiêu chảy. Mẹ cũng nên duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo chất lượng sữa cho bé.

Vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh sạch sẽ mỗi khi bé đi ngoài để tránh lây lan. Ảnh: Internet

Mẹ có biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy còn do chế độ dinh dưỡng của mẹ có vấn đề ảnh hưởng tới nguồn sữa cho trẻ bú. Vì vậy, việc làm đầu tiên của mẹ khi trẻ bị tiêu chảy là chú ý hơn tới thành phần dinh dưỡng của chính mình cũng chính là dinh dưỡng cho trẻ. Trên đây là nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy tại nhà an toàn đơn giản mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng, để nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho bé yêu của mình. Chúc các mẹ luôn nuôi con khỏe mẹ nhé!

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart