Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu khoa học và đủ chất

Mang bầu 3 tháng đầu là thời kỳ quan trọng của thai nhi và người mẹ ;Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường., chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) ..

Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào trong 3 tháng đầu?

Hầu hết phụ nữ không thấy triệu chứng thai nghén hay còn gọi là ốm nghén cho đến khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, tuy nhiên, không phải ai cũng giống ai. Một số người có thể cảm nhận rõ những biến đổi trên cơ thể mình ngay từ lúc thụ thai. Nếu bạn cố gắng để có thai từ trước, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những dấu hiệu khác thường từ sớm. Những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh hoặc phải dùng biện pháp hỗ trợ để thụ tinh thường nhận biết những dấu hiệu thai nghén rất sớm.

Những thay đổi về thể chất

Một trong những thay đổi đầu tiên là việc tăng lưu lượng máu đến tử cung, âm đạo, cổ tử cung và âm hộ khiến các mô ở những bộ phận này có vẻ xanh hoặc đỏ tía. Một số người không tự nhận thấy triệu chứng thai nghén này trừ khi bác sĩ khám phụ khoa hoặc chồng của họ quan sát kỹ mới thấy.


Đói nhiều hơn, có cảm giác cồn cào trong bụng kéo dài và chỉ thấy dễ chịu hơn khi ăn vào, tuy nhiên cảm giác này sẽ tiếp tục lặp lại sau đó. Hay mắc tiểu dù mỗi lần tiểu không nhiều như thường lệ. Tình trạng này thoạt đầu có vẻ giống như bị nhiễm trùng đường niệu hoặc do uống nhiều chất chứa caffeine.


Buồn nôn và khó chịu trong dạ dày. Tuy không đến mức nôn nhưng bạn cảm thấy tình trạng bất ổn ấy xuất hiện cả ngày lẫn đêm. Ngực bị đau, nặng và nhạy cảm. Đầu vú có thể trở nên nhạy cảm và bị nứt đáng kể. Quần vú có thể sậm màu và lan rộng hơn bình thường. Cảm giác khó chịu hơn cả những ngày sắp hành kinh.


Bạn có thể chảy máu nhẹ vùng âm đạo. Có thể chỉ là những đốm nhỏ chứ không nhiều như khi hành kinh. Hiện tượng xuất huyết dưới da này xảy ra khi trứng mới thụ tinh bám vào thành tử cung dày với nhiều mạch máu.  Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là tắt kinh dù đã đến ngày. Tùy chu kỳ của mỗi người, người phụ nữ sẽ thấy kinh sau khi rụng trứng 2 tuần. Một vài phụ nữ vẫn thấy kinh chút ít trong thai kỳ nhưng không phổ biến.


Hay cảm thấy mệt đến mức không biết có chịu nổi qua ngày không. Điều này càng tệ hơn nếu bạn còn phải chăm sóc một đứa trẻ khác khiến bạn phải tốn nhiều thời gian và sức lực. Nếu bạn đã biết cách đo biểu đồ thân nhiệt để dự đoán ngày rụng trứng, bạn có thể nhận thấy thân nhiệt tăng lên trong khoảng 18 ngày. Điều này hoàn toàn bình thường ở thời điểm rụng trứng, mặc dù nó thường trở về mức bình thường nếu một trứng đã thụ tinh không bám được vào thành tử cung.

Thay đổi tâm lý khi ốm nghén

Một số phụ nữ miêu tả cảm giác khác lạ như có điều gì đó đang thay đổi trong cơ thể mình. Số khác lại có thể xác định khoảnh khắc khi phôi bám vào thành tử cung. Điều này thường là giữa ngày thứ 8 và thứ 10 sau khi trứng rụng.


Dễ khóc và bùng nổ cảm xúc hơn bình thường: Hầu hết phụ nữ đợi trễ kinh mới thử thai tại nhà. Có thể kết quả âm tính giả nếu việc thử thai thực hiện trước khi nồng độ nội tiết tố thai kỳ xuất hiện trong nước tiểu của người phụ nữ. Tuy nhiên, kết quả dương tính với việc thử thai là luôn luôn chính xác!

Thực phẩm cho người mang thai 3 tháng đầu tốt cho thai nhi

Dinh dưỡng trong lúc mang thai 3 tháng đầu là rất quan trọng đối với bà bầu vì đây là giai đoạn ốm nghén nhiều nhất và dễ xảy thai nhất

Ăn như thế nào trong 3 tháng đầu mang thai?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu khoa học và đủ chất

Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng sản phụ, quá trình mang thai là thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của người phụ nữ. Thai phụ có “đặc quyền” được đòi hỏi bất cứ đồ ăn, thức uống gì và vào bất cứ thời điểm nào (kể cả nửa đêm) mà người nhà vẫn phải chiều vì “chứng ăn dở” của bà bầu.


Tuy nhiên, lời khuyên cho chị em là nên tạm hoãn những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ, vì ăn vào ngon miệng một người mà tới hai người “khổ”. Có trường hợp mẹ không muốn ăn nhưng cũng phải cố ăn để cho bé yêu trong bụng có đầy đủ dưỡng chất. Đôi khi các bà mẹ cũng biết những gì là tốt, cần cho con nhưng vì ốm nghén hay “nuông chiều” bản thân trong giai đoạn mang thai vất vả nên chỉ ăn những gì mình thích.

Nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu?

Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…

Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ

Sau 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ mới hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Đây là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì thế cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:

  • Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).
  • Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
  • Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.
  • Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…
  • Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.
  • Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…

Những lưu ý khi “yêu” trong 3 tháng đầu thai kỳ

Sau đây là một số lưu ý đối với các thai phụ trong khi “yêu” ở thời kỳ đầu của thai kỳ:

  • –hông tác động, kích thích TD quá mạnh: Thời gian này, túi thai còn bám lỏng lẻo, chưa cấy sâu vào niêm mạc tử cung. Trong tinh dịch cũng có chứa chất nội tiết tố Prostaglandin có tác dụng làm co bóp tử cung dễ gây sảy thai. Ngoài ra việc kích thích đầu vú (núm vú) của thai phụ cũng làm cơ thể phóng thích chất oxytocin nội sinh, là một nội tiết tố có tác dụng gây co bóp tử cung lúc chuyển dạ. Vì vậy trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các động tác quan hệ phải hết sức nhẹ nhàng, tránh kích thích đầu vú và không để tinh dịch xuất vào trong âm đạo (có thể dùng bao cao su hoặc các biện pháp xuất tinh ngoài…)
  • Quan hệ nhẹ nhàng, tránh thô bạo: Cần phải nhẹ nhàng trong khi quan hệ. Hành động thô bạo quá cùng với các hiệu ứng kích thích TD khiến cho vùng mông xung huyết, tử cung co bóp dễ khiến bị sẩy thai.
  • Không nên quan hệ quá lâu: Giảm thiểu thời gian quan hệ TD bởi vì sự co bóp của tử cung và sự xung huyết trong thời gian này dễ gây sẩy thai và đồng thời cũng nên chú ý, dương vật không nên cho sâu vào âm h

Các tư thế quan hệ an toàn và thích hợp

Vào thời kỳ này, bất luận là quan hệ chính diện, sau lưng hay nghiêng đều được, trong thời gian này bụng chưa to lắm nên không ảnh hưởng đến tư thế giao hợp. Nhưng khi tử cung đã to hơn thì có một số tư thế trở nên không thuận lợi.


Vì vậy nên tìm một tư thế thích hợp trong những tư thế sau:

  • Tư thế Doggy: Với tư thế này, chồng bạn cũng vẫn “yêu” bạn từ phía sau nhưng bạn sẽ quỳ bằng cả tay và chân, thân song song mặt sàn. Chồng bạn quỳ phía sau, ôm hông của vợ để làm điểm tựa và dễ điều khiển.
  • Tư thế cô gái cao bồi: Chồng bạn nằm ngửa, bạn ngồi lên người chàng và quay mặt vào anh ấy. Bạn chủ động tạo kích thích bằng cách di chuyển cọ xát từ trước ra sau.
  • “Yêu” qua đường miệng: Theo ý kiến của các chuyên gia TD cho rằng, việc “yêu” qua đường miệng không hề nguy hiểm trong quá trình mang thai. “Yêu” qua đường miệng đôi khi còn giúp cho bà bầu đạt được những khoái cảm mới lạ hơn nhiều so với những kiểu “giao ban” thông thường, hơn thế nữa, nó cũng rất an toàn cho bạn và thai nhi. Tuy nhiên, bạn lưu ý không để anh xã thổi không khí vào vùng kín sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Tư thế cưỡi ngựa: Chồng ngồi trên ghế, vợ ngồi trên chồng, quay mặt đối diện hoặc quay lưng lại, chân để dưới sàn nhà. Tư thế này giúp người vợ điều khiển được mức độ thâm nhập của ông xã.
  • Tư thế úp thìa:  Với tư thế này, cả hai nằm cùng chiều, vợ nằm nghiêng quay lưng về phía chồng, nằm cong như hình chữ C, chồng bạn sẽ “yêu bạn từ đằng sau. Kiểu “yêu” này cũng giúp chồng bạn dễ kích thích các điểm nhạy cảm trên cơ thể vợ và giúp cả hai đều có thể đạt được cực khoái.

tu khoa

  • thai 3 tháng đầu nên kiêng gì
  • mới có thai nên nằm tư thế nào
  • bà bầu nằm nghiêng bên phải có sao không
  • dinh duong ba bau 3 thang dau
  • mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart