Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Em bé sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không – Nguyên nhân do đâu và bố mẹ cần làm gì khi bé vàng da?

Em bé sơ sinh bị vàng da là trường hợp rất phổ biến, đó là một dấu hiệu cho thấy có quá nhiều bilirubin trong máu của trẻ  và lúc này gan của bé chưa đủ trưởng thành để loại bỏ. Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra khi cơ thể trẻ bị tăng bilirubin trong máu, chiếm từ 80 – 85% trường hợp ở trẻ sinh thiếu tháng. Cụ thể hơn, bệnh xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành, một lượng lớn bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, khiến cho da và lòng trắng trong mắt của trẻ sơ sinh có màu vàng.. Bệnh thường xuất hiện trong 5 ngày đầu tiên sau khi trẻ được ra đời, vì vậy, các bác sĩ có thể sẽ kiểm tra lại cho bé khi bé được 3-5 ngày tuổi.Nhưng em bé sơ sinh bị vàng da do sinh lý hay do bệnh lý thì cha mẹ cần có sự theo dõi của bác sĩ để nắm rõ cách điều trị cụ thể. Mặc dù các biến chứng là rất hiếm, tuy nhiên trẻ sơ sinh vàng da nặng hoặc vàng da kém đáp ứng điều trị có thể gây tổn thương não, bố mẹ cần phải quan sát và theo dõi kỹ.

Vàng da là một tình trạng phổ biến, thường gặp nhiều ở trẻ

Vàng da là một tình trạng phổ biến, thường gặp nhiều ở trẻ. Ảnh: Internet

1. Triệu chứng vàng da ở bé sơ sinh

Dấu hiệu của trẻ sơ sinh vàng da thường xuất hiện 48-36h sau khi sinh, thường sẽ nhận thấy vàng da đầu tiên trên mặt của bé. Nếu tình trạng nặng dần, có thể nhận thấy màu vàng trong mắt, ngực, bụng, cánh tay và chân.


Phụ huynh cần theo dõi vàng da ở trẻ dưới ánh sáng mặt trời hằng ngày để biết tình trạng của bé. Dùng tay ấn vào vùng trán, mặt, ngực, bụng, trên rốn, dưới rốn, cẳng chân, bàn chân, bàn tay , đùi, … của trẻ để xác định trẻ có bị vàng da hay không. Một số em bé da đỏ sẽ khó thấy, nên cách nhận biết vàng da dễ nhất mà phụ huynh có thể lưu ý để theo dõi trẻ đó là khi ấn vào thấy để lại màu vàng của da phía dưới chỗ ấn.

2. Nguyên nhân em bé sơ sinh bị vàng da

Vàng da thường có những nguyên nhân sau như:

  • Vàng da sinh lý: Trẻ bị từ 2-4 ngày sau mới sinh và khỏi trong vòng 10 ngày.
  • Vàng da do nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn da, vàng da có thể xuất hiện sớm, hoặc muộn.
  • Vàng da do mẹ bị bệnh giang mai: Khi mẹ bị bệnh giang mai, trẻ sẽ có thể bị vàng da thường nhẹ nhưng kéo dài, kèm theo gan to, lách to.
  • Vàng da do virus: Chủ yếu là do virus gây bệnh viêm gan truyền từ mẹ qua con.
  • Do bất đồng yếu tố Rh dẫn đến vàng da: Trường hợp này xảy ra khi người mẹ có yếu tố Rh(-), người bố có yếu tố Rh(+), con sinh ra có yếu tố Rh(+).
  • Tắc mật bẩm sinh dẫn đến vàng da: Nguyên nhân do đường mật bị teo nhỏ ở mức độ khác nhau.
Em bé vàng da nguyên nhân có thể từ người mẹ

Em bé vàng da nguyên nhân có thể từ người mẹ. Ảnh: Internet

3. Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

3.1 Vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý chỉ kéo dài tối đa hai tuần nếu thể chất của bé kém, da có màu vàng nhẹ và có xu hướng nhạt dần từ mặt đến các chi. Dấu hiệu vàng da do sinh lý không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, phân màu vàng và nước tiểu trong.

3.2 Vàng da bệnh lý

Vàng da bệnh lý kéo trên hai tuần và xuất hiện rất sớm, khoảng 2 ngày sau khi sinh, da có màu vàng xuất hiện toàn thân và tăng dần lên đến các chi. Nếu bé bị vàng da bệnh lý sức khỏe suy giảm, nước tiểu có màu vàng còn phân thì có màu vàng hay bạc màu. Ngoài ra trẻ còn có thể bị sốt, co giật hay không muốn bú… nếu nhận thấy bé có những triệu chứng trên mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

4. Bệnh vàng da được chữa trị như thế nào?

Trẻ vàng da sẽ phải được chữa trị nếu như nồng độ bilirubin ở trẻ cao hơn mức thông thường. Be cũng sẽ được đặt dưới một loại ánh sáng huỳnh quang để điều trị bệnh vàng da, phương pháp này được gọi là quang trị liệu. Da hấp thụ ánh sáng, làm thay đổi bilirubin để cơ thể dễ dàng đào thải hơn, phương pháp điều trị thông thường này được thực hiện tại bệnh viện. Nhưng đôi khi trẻ sơ sinh cũng có thể được điều trị tại nhà dưới ý kiến và lời khuyên của bác sĩ.

Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ

Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ. Ảnh: Internet

Mẹ nên lưu ý, không cố gắng tự điều trị vàng da cho trẻ bằng việc cho trẻ tắm nắng hoặc ở gần cửa sổ, mà việc sử dụng ánh sáng chuyên dụng cũng như kiểm soát chặt chẽ môi trường xung quanh là rất cần thiết để điều trị vàng da cho trẻ một cách an toàn tại bệnh viện.


Nếu như bệnh vàng da là do một vấn đề sức khỏe gây ra, trẻ sẽ cần được can thiệp bởi một số biện pháp điều trị khác như truyền máu  nếu trẻ bị vàng da nghiêm trọng do RH không tương thích.

5. Cha mẹ cần làm gì để giúp bé?

Khi trẻ bị vàng da, cha mẹ cần thực hiện các việc sau để hỗ trợ trẻ:

  • Quan sát kỹ vào da bé để kiểm tra khoảng 2 lần 1 ngày để chắc chắn rằng da đang dần trở về màu bình thường.
  • Nếu như da trẻ quá sậm màu, hãy chú ý đến màu lòng trắng trong mắt bé.
  • Cho bé làm các kiểm tra theo yêu cầu của bác sĩ
  • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu tình trạng vàng da nghiêm trọng hơn sau khi trẻ được 3 ngày tuổi
  • Cho trẻ bú đủ để giúp cơ thể đủ khả năng đào thải bilirubin.
  • Nếu mẹ không chắc chắn là bé đã được ăn đủ sữa chưa, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ, y tá hoặc chuyên gia để được tư vấn.
Cho con bú đầy đủ là cách tốt nhất để làm giảm vàng da ở trẻ

Cho con bú đầy đủ là cách tốt nhất để làm giảm vàng da ở trẻ. Ảnh: Internet

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị, vì thế các mẹ không nên quá lo lắng, nếu được nếu như có sự can thiệp sớm từ phía gia đình và các bác sĩ có chuyên môn. Theo dõi cẩn thận em bé sơ sinh bị vàng da trong 5-7 ngày đầu tiên sau sinh về các triệu chứng của bệnh vàng da, chẳng hạn như vàng da và mắt để có những phương án thăm khám sớm. Nếu mẹ nhận thấy rằng bé có các triệu chứng bệnh vàng da, hãy cho bé di khám ngay lập tức đừng kéo dài mẹ nhé.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart