Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Hướng dẫn mẹ bỉm cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm và phòng ngừa hăm tã ở trẻ

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm tã trong quá trình nuôi con được nhiều ông bố, bà mẹ đặc biệt quan tâm đến. Bởi thời gian gần đây, tã giấy đã được các bà mẹ “ưu ái” sử dụng nhiều vì tính tiện lợi, nhanh, tiết kiệm thời gian giặt dũ trong việc chăm sóc em bé. Và đây cũng là tác nhân chủ yếu thường khiến cho các bé sơ sinh dễ bị hăm. Thông thường tình trạng này hay gặp ở các bé khoảng từ 3 – 6 tháng tuổi.Vậy câu hỏi đặt ra là bố mẹ chúng ta phải làm gì khi trẻ bị hăm, chăm sóc bé như thế nào để làn da nhạy cảm của bé không bị tổn thương? Hãy cùng Mom.vn theo dõi bài viết sau để hiểu hơn về làn da và có cách chăm bé tốt nhất mẹ nhé!

Trẻ sơ sinh thường bị hăm tã

Trẻ sơ sinh thường bị hăm tã trong những năm đầu đời. Ảnh: Internet

1. Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh

Hăm ở trẻ sơ sinh  là phản ứng của da, khi da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng, da bị tổn thương, hăm có thể gây ra mụn nhọt, da sẽ bị trầy sướt, dễ nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm do ẩm ướt. Hăm ở trẻ sơ sinh thường  tồn tại sau 2-3 ngày hoặc lan rộng,  thì có thể vùng da đó đã bị bội nhiễm hay nhiễm nấm, cần phải được khám và điểu trị kịp thời cho con. Nếu bố mẹ để tình trạng hăm tã này kéo dài sẽ khiến trẻ bị tổn thương vùng sinh dục, viêm đường tiết niệu… ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ nhỏ.


Một trong những nguyên nhân bị hăm đơn giản mà các mẹ có thể dễ nhận biết đó là do trẻ nhỏ bài tiết liên tục, việc vệ sinh và thay tã không kịp thời hoặc bé bị ủ quấn trong tã quá lâu không tạo được sự thông thoáng gây nên. Vấn đề này thường hay gặp ở các bé đeo tã giấy liên tục suốt ngày đêm. Vì vậy, mẹ nên giảm số giờ mặc tã cho bé vào ban đêm lẫn ban ngày và cố gắng không mặc khi không cần thiết và thay tã thường xuyên cho bé để tránh nước tiểu ứ đọng quá lâu.

trẻ sơ sinh bị hăm tã

Do bé đi vệ sinh liên tục và vùng da này không được khô thoáng. Ảnh: Internet

Trong trường hợp này nếu thấy bé bị viêm da thì phải dừng ngay việc mặc tã cho bé, để làm khô thoáng và sạch sẽ vùng da bị viêm, nếu vẫn không khỏi, bạn hãy mang đến bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp chữa trị tốt nhất.

2. Dấu hiệu và triệu chứng

Hăm da là tình trạng rất phổ biến, các bé đều bị một dạng hăm da nào đó một vài lần khi lớn lên. Hăm da còn có thê xuất hiện sau khi ăn thức ăn hàng ngày của bé có thêm các loại thực phẩm cứng hoặc khi bé đang dùng thuốc kháng sinh.


Khi bé bắt đầu bị hăm, mẹ có thể nhận ra bằng những dấu hiệu sau:

  • Da bị mẩn đỏ
  • Hăm thường xuất hiện ở vùng bụng, bộ phận sinh dục và trong các kẽ da ở đùi và mông do không được vệ sinh khô thoáng.
  • Vùng da bị hăm thường nóng và có thể đỏ hơn các vùng da bình thường khác.
  • Bé có thể khó chịu, quấy khóc, đặc biệt là khi mẹ thay tã hoặc lau vùng mặc tã cho bé
  • Những trường hợp bị nặng có thể gây đau cho bé và xuất hiện các vết loét.
Vùng da bé bị hăm đỏ

Vùng da bé bị hăm đỏ, thậm chí xuất hiện vết loét khi bị nặng. Ảnh: Internet

3. Cách chăm sóc cho bé bị hăm

Để da bé được khỏe mạnh, bớt đi những lo lắng trong việc chăm sóc con thì chính những bà mẹ cần có những kinh nghiệm trong việc chăm sóc bé bị hăm tã và phòng ngừa cho con ngay từ đầu.


Đối với việc đóng tã cho con, mẹ nên cho bé mặc các loại tã lót ít lớp, thoáng hoặc đặt bé trên tấm vải lót, trên tấm nhựa. Cởi tã cho bé và để da bé được tiếp xúc với không khí, dành thời gian cho bé được chơi đùa. Mẹ có thể đổi loại tã cho bé nếu cho rằng loại tã bé đang sử dụng có thể làm bé bị kích ứng da hoặc hăm da.


Nếu mẹ đang cho bé dùng loại khăn lau chỉ sử dụng 1 lần và bé bị mẩn đỏ, thì nên ngưng sử dụng loại sản phẩm này hoặc đổi sản phẩm khác để xem tình hình của bé như thế nào. Tốt nhất, dùng nước sạch để vệ sinh cho bé sẽ an toàn. Bởi một số sản phẩm có thể gây kích ứng làn da non nớt và nhạy cảm của con mà chúng ta không thê biết. Nếu đang dùng bột giặt, chất tẩy mạnh hoặc nước xả vải và bé có dấu hiệu bị ngứa, mẩn đỏ, mẹ cũng nên cân nhắc chuyển sang dùng sản phẩm khác.

Mẹ nên thay tã và lau sạch vùng tiếp xúc tã thường xuyên

Mẹ nên thay tã và lau sạch thường xuyên cho bé. Ảnh: Internet

Khi bé có những dấu hiệu ban đầu, mẹ  thoa thuốc mỡ hoặc dầu lên mông bé, cách làm này giúp bảo vệ da bé. Đặc biệt, nên thoa cho bé sau mỗi lần thay tã. Tránh dùng các sản phẩm của người lớn cho da bé.


Lưu ý là tránh sử dụng các loại bột phấn, vì  nếu hít vào chúng có thể gây kích ứng có phổi của bé. Tránh dùng bột bắp trị hăm nó có thể giúp vi khuẩn sinh sôi trong vùng da tiếp xúc với tã của bé. Các mẹ có thể dùng bông gòn hoặc khăn bông mềm để lau khô cho trẻ và tuyệt đối không chà xát để tránh gây tổn thương cho vùng da của trẻ.

4. Cách đề phòng hăm tã ở trẻ sơ sinh

  • Giữ vùng da mặc tã khô và sạch, thường xuyên thay tã cho bé từ 6-8 tã trong vòng 1 ngày.
  • Hạn chế sử dụng các loại khăn lau sử dụng 1 lần, vì loại khăn này có thể gây kích ứng hoặc khô da bé.
  • Rửa vùng da mang tã của trẻ bằng nước sạch sau mỗi lần thay tã, không được chà mạnh vào da còn non của trẻ.
  • Tránh dùng các loại xà phòng mạnh, nên dùng các loại xà phòng dịu nhẹ là tốt nhất.
  • Vỗ nhẹ vào vùng mang tã của con để làm khô sau khi rửa sạch
  • Tránh mang các loại tã quá chật cho bé, vì chúng có thể chà mạnh lên vùng bẹn da bé, gây rát đỏ và dẫn đến bị hăm.
Không sử dụng phấn bột khi trẻ bị hăm

Không sử dụng phấn bột khi trẻ bị hăm. Ảnh: Internet

5. Khi nào cần đi khám?

Thông thường, hăm da ở trẻ rất dễ điều trị và sẽ bớt đi trong vài ngày sau khi đã được chăm sóc cũng như điều trị tại nhà. Nếu như đã dùng mọi biện pháp mà vẫn không bớt, mẹ nên cho bé thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay. Có một số trương hợp, hăm tã có thể dẫn đến nhiễm khuẩn phái sinh, đòi hỏi phải điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé sau này. Mẹ nên đưa bé đến khám nếu tình trạng hăm xảy ra cùng với các triệu chứng sau đây:

  • Sốt
  • Phồng rộp hoặc mưng mủ vùng da hăm
  • Chảy máu
  • Vùng da chai cứng
  • Các đốm đỏ tập trung tạo thành vùng da cứng đỏ
  • Mưng mủ hoặc chảy mủ
Mẹ nên đến khám bác sĩ khi cấp độ hăm của trẻ nặng dần

Mẹ nên đến khám bác sĩ khi cấp độ hăm của trẻ nặng dần. Ảnh: Internet

Các bậc cha mẹ cần và nên biết để điều trị và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm tã kịp thời. Vấn đề hăm tã tuy không nguy hiểm, nhưng nếu các mẹ chủ quan và không giữ vệ sinh hằng ngày cho bé cũng như không thăm khám khi tình trạng hăm nặng sẽ ảnh hưởng rất lớn về sau cho con. Chính vì thế, điều đầu tiên để mẹ khỏe bé ngoan là luôn giữ vệ sinh và thay tã thường xuyên cho con, không nên lơ là với việc chăm con để phòng ngừa trước dấu hiệu bị hăm tìm đến. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart