Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Hướng dẫn cách sơ cứu trẻ bị ngã chuẩn nhất cho các mẹ thông thái

Bố mẹ nên chuẩn bị cho mình kỹ năng sơ cứu trẻ bị ngã, bởi đây là tai nạn rất hay gặp ở trẻ em, đa số những lần bé bị ngã thường không để lại nhiều di chứng nặng nề, tuy nhiên không vì thế mà bố mẹ lơ là việc sơ cứu cho con. Với những trường hợp bé ngã đập đầu xuống đất, mẹ nên đặc biệt lưu ý nếu không muốn có điều đáng tiếc nào xảy ra.Khi bé ngã, nhiều tình trạng có thể nghiêm trọng và tổn thương não bộ, dưới dạng chảy máu, chấn động não hoặc chấn thương hộp sọ do va đập khi bé bị té ngã. Đặc biệt, cũng có những trường hợp sau khi ngã sẽ gây tụ máu khá nguy hiểm. Vì vậy, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để nắm được cách sơ cứu khi bé nhà bạn bị ngã nhé.

trẻ khóc vì bị ngã

Trẻ em rất dễ bị ngã do hiếu động. Ảnh: Internet

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị ngã

Khi người lớn bất cẩn, không trông coi, để ý đến trẻ trẻ đúng cách khiến trẻ có thể ngã từ xe đẩy, trên võng, trên giường hoặc trên cao xuống, thậm chí khi đang bế con, để con tuột tay cũng dẫn đến ngã đau, gây thương tích. Ngoài ra, khi trẻ hiếu động có thể leo cầu thang, trèo hoặc đứng trên ghế, đồ vật kê không vững, chạy nhảy ở những nơi trơn trượt như: nhà tắm, sàn nước, sàn nhà mới lau, sân chơi sau mưa…cũng làm cho trẻ dễ té ngã.


Bên cạnh đó, trẻ còn có thể té ngã khi chơi với nhau, vì các bé thường nô đùa, xô đẩy nhau ngã. Với những môn thể thao được khuyến khích như bóng đá, đá cầu, kéo co…thì trong quá trình chơi trẻ cũng có thể bị ngã hoặc do người lớn để các em chơi ở những chỗ nguy hiểm, không đảm bảo điều kiện về an toàn sân chơi hoặc không có người lớn hướng dẫn, trông coi.

trẻ nghịc ngợm leo cầu thang

Trẻ nghịch ngợm leo cầu thang nên dễ bị ngã. Ảnh: internet

Đặc biệt, khi bị ngã tiếp xúc xuống nền xi măng, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Trẻ cũng thường hay nghịch ngợm nên sẽ bị ngã do trèo cây, trèo tường, trèo cột điện, cầu thang, ban công…Như vậy có rất nhiều nơi để trẻ bị ngã và trẻ có thể ngã bất cứ lúc nào, người lớn chúng ta không kiểm soát được.

2. Làm gì khi bé ngã đập đầu?

Khi bé bị ngã, quan trọng nhất là các mẹ cần phải giữ bình tĩnh, tránh la hét hoảng hốt vì như vậy có thể khiến trẻ sợ hãi hơn. Sau đó, mẹ nên đến kiểm tra tổng thể những vết thương trên người của con, nếu chảy máu có thể dùng bông băng sạch để giúp bé cầm máu tạm thời. Không dùng những vật dụng như giẻ lau, khăn giấy bẩn vì điều này có thể khiến vết thương của trẻ bị nhiễm trùng.


Trong trường hợp đầu bé sưng lên thành một cục to, mẹ nên dùng khăn để chườm lạnh cho bé trong khoảng 15 – 20 phút để giảm vết sưng tấy. Nếu thấy bé tỉnh táo và không có triệu chứng nào bất thường như ngất xỉu, hôn mê hay co giật…mẹ có thể yên tâm.

trẻ bị ngã đập đầu

Kiểm tra và tiến hành sơ cứu ban đầu nếu vết thương chảy máu. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ bỏ qua việc để ý vết thương của bé, hãy tiếp tục theo dõi bé thêm từ 1- 2 ngày xem tình trạng bé ra sao. Sau khi bé ngã, mẹ nên giữ bé tỉnh táo trong ít nhất 1 tiếng sau khi ngã, và có thể cho con ngủ một giấc ngắn sau đó, nhưng không quá 20 – 30 phút. Lưu ý, các ông bố bà mẹ nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu nhận thấy bé bị thương nghiêm trọng và trở nên mất ý thức.


Có nhiều trường hợp, sau khi bị ngã dù không chấn thương sọ não nhưng nhiều bé vẫn bị nôn ói từ một vài lần. Chính vì vậy, trong 1- 2 giờ đầu sau khi bé ngã, mẹ chỉ nên cho bé uống nước hoặc bú mẹ, không nên cho bé ăn thức ăn dạng rắn, đặc khó ăn.

3. Cách sơ cứu trẻ bị ngã và có chấn thương

Khi bé bị ngã đập đầu và có chấn thương, trước tiên mẹ hãy tìm cách xoa dịu chỗ đau cho bé, không phản ứng quá mức nếu cú ngã nhẹ không gây tổn thương nghiêm trọng tránh khiến bé cảm thấy hoảng sợ.

trẻ bị ngã sang một bên

Xác định mức độ chấn thương của trẻ để kịp thời sơ cứu ban đầu. Ảnh: Internet

Nếu trẻ bị ngã đau mà không bị ngất xỉu, mẹ có thể chỉ cần mời thầy thuốc. Với trường hợp trẻ ngã rồi bất tỉnh, nôn ói, miệng và mũi có chảy máu, tay chân co giật bất thường, người nhà cần gọi bác sĩ hoặc đưa tới phòng cấp cứu ngay lập tức. Trong khi di chuyển hoặc chờ đợi bác sĩ tới thì người nhà cần nhớ:

  • Tránh không di động trẻ.
  • Đặt người trẻ nằm thẳng, đầu hơi thấp hơn chân, nghiêng mặt về một bên để chất lỏng không chảy vào họng khi nôn ói, tránh cho trẻ bị sặc.
  • Không được cho trẻ uống hay ăn bất cứ thứ gì.

Trong suốt 36 giờ đầu, người thân cần phải theo dõi liên tục, thỉnh thoảng lại gọi xem bé có tỉnh hay không vì nếu có hiện tượng chảy máu trong não, trẻ có thể ngủ thiếp đi và chuyển qua trạng thái hôn mê mà người thân không hề hay biết. Đối với trường hợp trẻ bị trẹo khớp hoặc bị gãy xương sau khi ngã, không cử động được tay, hoặc chân, hoặc cử động thì đau nhói ở chỗ nào đó, lúc này mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu hoặc mời bác sĩ tới.

cầm máu tạm thời

Băng bó cho trẻ trong quá trình đợi bác sĩ. Ảnh: Internet

Trong quá trình đợi, cố gắng giữ cho trẻ ở yên một tư thế nào khiến trẻ đỡ đau nhất, nếu có chảy máu thì nên sơ cứu cầm máu tạm thời cho con. Mẹ có thể rửa sạch vết thương bằng nước sạch sau đó lau bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc sát trùng nếu có và dùng băng vô trùng băng cầm máu, chờ bác sĩ tới hoặc đưa trẻ tới phòng cấp cứu để lau rửa và khâu vết thương.

3. Những điều nên và không nên làm khi sơ cứu trẻ bị ngã

3.1 Không nên  

  • Chườm nóng: Lấy khăn ấm đắp lên chỗ bị thương là một sai lầm, như vậy tuy có cảm giác dễ chịu nhưng lại gây hại. Vì khi bị ngã, mạch máu đang bị xuất huyết, mạch máu bị giãn ra và làm cho máu chảy nhiều hơn khi chườm nóng, dẫn đến bầm tím càng nặng và khó lành.
  • Bôi dầu gió: Sau khi bị ngã, các bà mẹ thường có thói quen xoa dầu gió cho trẻ và xoa bóp. Nhưng thực tế, làm như vậy tình trạng vết thương sẽ càng nặng hơn, chỗ sưng sẽ không giảm, đặc biệt đối với với vết thương hở lại càng không nên.
trẻ bị ngã bị thương ở đầu gối

Nên băng vết thương hở chứ không nên xoa dầu gió khi bé ngã. Ảnh: Internet

  • Bôi rượu ngâm mật gấu: Kinh nghiệm xa xưa thường có thói quen xoa mật gấu, nhưng đối với vết thương ở trẻ con thì đây là việc làm rất nguy hiểm. Rượu gây nóng nên càng dễ gây xuất huyết do giãn mạch máu, nếu như trẻ có vết xước da thì càng không tốt.

3.2 Việc nên làm

  • Chườm đá lạnh: Đây là cách có thể làm co mạch máu rất nhanh, lưu ý là nên bọc viên đá trong miếng khăn sạch để không tiếp xúc trực tiếp với nước quá lạnh cho trẻ.
  • Dán miếng hạ sốt: Những miếng dán hạ sốt cất giữ trong tủ lạnh có thể dùng đắp lên chỗ bị ngã, phần gel lạnh sẽ làm co mạch máu mà không khiến trẻ khó chịu.
túi đá lạnh để chườm khi bé ngã

Nên dùng đá lạnh để chườm lên vết sưng của bé. Ảnh: Internet

  • Bôi mỡ lạnh: Có thể nhiều mẹ không hề biết đến cách sơ cứu này, mỡ lợn sạch, rán lấy phần nước mỡ để vào tủ lạnh. Khi bé bị ngã, các mẹ chỉ cần lấy bôi lên chỗ bị ngã, sẽ giúp chườm lạnh tức thì cho bé mà không gây khó chịu.

Cách sơ cứu trẻ bị ngã  thực ra không khó, chỉ cần người lớn không chủ quan và nhận thức đúng những điều cần làm để trang bị cho mình cũng như trẻ những kỹ năng cần thiết tự tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Các bậc cha mẹ có con nhỏ, cần phải nắm rõ cách sơ cứu kịp thời cho các bé khi bị ngã nhé. Chúc bé yêu luôn vui vẻ, mạnh khỏe.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart