Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam – Những thành tựu và thách thức là gì?

Tính đến thời điểm năm 2018, kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam đã thực hiện được 25 năm. Trong giai đoạn này, chúng ta gặp phải khó khăn gì? Kết quả ra sao? Chắc chắn là điều mà nhiều người muốn tìm hiểu. Để biết được chính sách kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam có hiệu quả không thì chúng ta cần hiểu được khái niệm, nội dung và thực trạng của chính sách kế hoạch hóa này. Trong 25 năm qua, có những bước đột phá và cũng có nhiều thách thức khiến chủ trương của nhà nước Việt Nam chưa được toàn dân thực hiện tốt như mong đợi.

1. Khái niệm kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam

Kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam là sự nỗ lực của các cặp vợ chồng trong việc kiểm soát tình trạng sinh con, hạn chế sinh con ngoài ý muốn nhờ vào những phương pháp tránh thai tự nhiên và nhân tạo.

trẻ em

Thực hiện kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam đã thành công chưa? Ảnh: Internet

2. Nội dung của chính sách kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam được phổ biến gồm những nội dung gì?

Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 7 đã ban hành Nghị quyết số 04- NQ/TW về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào ngày 14/1/1993. Tại nghị quyết này, nhiều nội dung đã được thông qua đó là:

  • Mỗi gia đình chỉ nên có 1 hoặc 2 con (không kể đến những trường hợp con sinh ra mang dị tật hay khiếm khuyết thì bố mẹ có quyền sinh thêm. Tuy nhiên cần xác định được những khiếm khuyết có phải mang gen di truyền không).
  • Thời điểm sinh đẻ tốt của phụ nữ là từ 22 – 34 tuổi. Từ 35 tuổi trở đi thì người phụ nữ thường không có thể trạng tốt để sinh con. Vì thế con sinh ra có thể dễ mắc bệnh hơn.
Gia đình hạnh phúc

Gia đình nhỏ của ca sĩ Kiwi Ngô Mai Trang. Ảnh: Internet

  • Không được công bố giới tính thai nhi để giảm tỉ lệ chênh lệnh giới tính. Trong 1 thống kê từ năm 2015, cứ 112,8 bé trai được sinh ra thì có 100 bé gái tương ứng. Nếu theo tình hình này, vào năm 2021, Việt Nam sẽ có từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không lấy được vợ. Việc tăng tỉ lệ cân bằng giới tính cũng là một trong những biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
  • Cùng với tỉ lệ phá và nạo thai cao tại Việt Nam, các cô gái trẻ thường có nguy cơ tắc vòi trứng, thủng tử cung hay nặng nề hơn là mất đi khả năng làm mẹ cũng như tử vong. Vì thế, việc giảm tỉ lệ nạo phá thai cũng là một nội dung không thể thiếu trong kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam.
  • Nước ta cần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.
  • Phân bố dân số hợp lí và nâng cao chất lượng dân số.

3. Thực trạng của vấn đề kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam có khả quan?

Trong 25 năm tuyên truyền và thực hiện, Việt Nam đã có những thành tựu trong kế hoạch hóa gia đình. Ta đã hạn chế sinh hơn 27 triệu người. Tại những khu vực như Đông Nam Bộ hay Đồng bằng sông Cửu Long, các cặp vợ chồng có xu hướng giảm sinh. Hiện nay, ở độ tuổi sinh nở, tỉ lệ sinh của phụ nữ là 2.1 con.

kế hoạch hóa gia đình

Tránh già hóa dân số dựa vào việc nới lỏng chính sách 2 con. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, vấn đề già hóa dân số cũng đang diễn ra. Từ 2011, Việt Nam  đã rơi vào tình trạng này. Khi môt nước có số dân từ 60 tuổi trở lên chiếm 20% tổng số dân hoặc tỉ lệ người dưới 65 tuổi trở xuống chiếm 14% tổng dân số thì đất nước đó được coi là nước có dân số già. Còn nếu tỉ lệ người từ 60 tuổi chỉ chiếm 10% hoặc tỉ lệ người trên 65 tuổi chỉ chiếm 7% thì nước đó đang già hóa dân số. Vì tình hình già hóa dân số nên việc nới lỏng chính sách 2 con cũng đang được đề nghị. Dự kiến vào năm 2018 sẽ đưa ra một dự thảo Luật Dân số mới để Quốc hội thông qua.

Kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam trong 25 năm qua đã có thành tựu lẫn thách thức và khó khăn. Cụ thể, chúng ta đã giảm được tỷ lệ sinh nhưng sự phát triển của khoa học công nghệ lại giúp gia tăng tuổi thọ gây ra tình trạng già hóa dân số. Vì vậy, để tránh khỏi thực trạng dân số già cũng như đạt được sự ổn định kinh tế thì chúng ta đang chủ trương thay thế việc kế hoạch hóa gia đình thành chính sách dân số và phát triển.

Như Ngọc – Tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart