Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Kế hoạch hóa gia đình ở vùng cao có gì đáng cân nhắc?

Kế hoạch hóa gia đình ở vùng cao đã được thực hiện từ rất lâu. Rất nhiều phương pháp về kế hoạch hóa gia đình được phổ biến đến mọi gia đình ở những vùng dân cư còn có trình độ thấp hơn so với mặt bằng chung này. Kế hoạch hóa gia đình là phương pháp hiệu quả đối với công tác dân số tại những tỉnh miền núi. Nó không chỉ giúp các hộ gia đình phát triển kinh tế gia đình một cách bền vững mà còn giúp việc giáo dục con cái một cách hoàn thiện và toàn diện.

1. Khái niệm kế hoạch hóa gia đình

Kế hoạch hóa gia đình được hiểu bằng việc duy trì mô hình gia đình có hai con thay vì có quan niệm sinh nhiều con như ngày xưa. Việc thực hiện mô hình gia đình hai con nhằm đảm bảo chất lượng dân số cả thể chất lẫn chất lượng cuộc sống. Việc này cũng thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo ở những nơi có kế hoạch hóa gia đình ở vùng cao.

Nhiều gia đình tại miền núi còn đông con và khó khăn

Nhiều gia đình tại miền núi còn đông con và khó khăn. Ảnh: Internet

2. Kế hoạch hóa gia đình ở vùng cao có được thực hiện đúng và hiệu quả?

Mục tiêu của kế hoạch hóa gia đình ở vùng cao nhìn chung đều giống nhau. Tại Yên Bái, công tác này có mục tiêu đến năm 2021 sẽ tập trung duy trì mức sinh hợp lý ở vùng thấp, tiếp tục giảm sinh ở vùng cao, vùng có mức sinh cao, nâng cao chất lượng dân số, khống chế tốc độ gia tăng chênh lệch giới tính khi sinh, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.


Tại Sơn La, vào năm 2015 chiến dịch “Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến các xã có mức sinh cao, khó khăn”. Nói về những lần triển khai Chiến dịch, ông Kiều Liêm – nguyên Chủ tịch UBND xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, tâm sự: Nhiều năm làm cán bộ xã ở đây, tôi thấy rằng công tác Dân số luôn được huyện Mộc Châu và tỉnh Sơn La quan tâm nhưng hiệu quả nhất vẫn là những đợt Chiến dịch được triển khai tại xã, bản. Một điểm đáng tuyên dương là công tác này được triển khai tại 70 xã và chia thành 2 đợt Chiến dịch trên cơ sở điều kiện thực tiễn của địa bàn.

Cải thiện mức độ dân trí cũng nằm trong mục tiêu của công tác.

Cải thiện mức độ dân trí cũng nằm trong mục tiêu của công tác. Ảnh: Internet

Theo Nghị quyết số 21-NQ/TW, công tác thực hiện kế hoạch hóa gia đình ở vùng cao còn gặp nhiều hạn chế. Cụ thể là trong 25 năm thực hiện, vẫn còn chênh lệch mức sinh ở giữa các vùng: mức sinh của Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long bình quân mỗi phụ nữ sinh dưới 2 con. Trong khi đó tại trung du và miền núi phía Bắc con số này là 2,69.


Thậm chí có những nơi mức sinh cao như Lai Châu ( tỉ lệ sinh là 3 con). Tại những nơi có tỉ lệ sinh cao như vậy, thường cả 2 khía cạnh kinh tế gia đình và chất lượng dân số đều bị giảm sút.

3. Trung ương Đảng có động thái gì trong kết quả của công tác này?

Cùng với việc nhận xét kết quả đạt được trong 25 năm thực hiện kế hoạch hóa gia đình ở vùng cao, Ban chấp hành Trung ương quyết định chuyển trọng tâm dân số nhưng vẫn duy trì kế hoạch hóa gia đình theo hướng tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp.


Duy trì những hoạt động và chủ trương đã được đề ra để cân bằng dân số tại những vùng xa, vùng núi cao thưa dân.

25 năm thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình ở vùng cao

25 năm thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình ở vùng cao. Ảnh: Internet

Dù sao việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình ở vùng cao không thể diễn ra ngày một ngày hai được. Có một phát biểu cho rằng: ” Để thành công trong một việc, bạn cần sự ủng hộ của cả tập thể và không thể thiếu một chất xúc tác đó là thời gian”. Mom.vn tin rằng những nỗ lực và cố gắng của cấp chính quyền sẽ giúp cho công cuộc kế hoạch ở vùng cao thuận lợi hơn nữa.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart