Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Khắc phục tình trạng bé sơ sinh rốn lồi an toàn hiệu quả nhất

Bé sơ sinh rốn lồi là một dị tật khá phổ biến, đặc biệt là với bé sinh non. Hầu hết bố mẹ khi nhìn thấy bé sơ sinh bị lồi rốn đều rất lo lắng và tìm đủ mọi cách khắc phục tình trạng này. Khi bé khóc to, cố ưỡn mình để đi ị hoặc vặn mình, bố mẹ sẽ thấy rõ hơn chiếc rốn lồi của con đang phình to lên. Rốn lồi tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ nhưng nó lại làm mất thẩm mỹ và khiến trẻ mất tự tin khi đến tuổi trưởng thành.Vậy nguyên nhân bé sơ sinh rốn lồi là gì và làm thế nào để khắc phục tình trạng bé sơ sinh rốn lồi, mang lại sức khỏe tốt nhất? mời mọi người cùng cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

bé khóc rốn lồi lên thành bụng

Bé khóc khiến rốn lồi lên trên thành bụng. Ảnh: Internet

Rốn lồi được miêu tả đúng như cái tên của nó, tại vị trí rốn của bé có một cục nhỏ lồi hẳn lên trên, đặc biệt phình to hơn khi bé vặn mình hoặc quấy khóc.

1. Nguyên nhân bé sơ sinh rốn lồi

Khi bé có những biểu hiện như hay vặn mình, uốn mình, khóc ưỡn người hoặc rặn mạnh những lúc đi ngoài ở bé sơ sinh là những biểu hiện bình thường và chúng sẽ mất dần trong những tháng tiếp theo. Vì thành bụng tại khu vực quanh rốn của bé sơ sinh vẫn còn mỏng, nên việc lặp đi lặp lại liên tục những biểu hiện vặn mình, khóc ưỡn người,.. này ở một số bé sẽ khiến rốn bé mỗi lúc lại lồi cao hơn. Khi trong thành bụng có một áp lực đủ mạnh sẽ đẩy ruột đến chân rốn và làm cho chân rốn căng phồng lên cao. Cứ tiếp tục như thế trong một thời gian, chân rốn sẽ không trở lại với hình dạng lúc ban đầu và sẽ luôn hình hài như vậy cho đến khi đứa bé lớn khôn.


Rất nhiều bố mẹ lo lắng không biết bé bị lồi rốn có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé hay không. Việc bé sơ sinh rốn lồi không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng đặc điểm này sẽ khiến phần bụng của đứa trẻ mất vẻ thẩm mỹ và bé trở nên tự ti.

lồi rốn ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Lồi rốn gây mất thẩm mỹ: Ảnh: Internet

2. Triệu chứng bé sơ sinh rốn lồi

Ngay sau những tuần đầu sau sinh mà có thể phát hiện thoát vị rốn ở bé. Tuy nhiên, một số bé phải đến lớn lên mẹ mới có thể nhìn thấy rõ.  Các mẹ có thể nhận biết triệu chứng bé sơ sinh rốn lồi qua:

  • Có mô phình ra ở vùng dưới da khu vực rốn.
  • Khi bé ngồi, đứng thẳng sẽ nhìn thấy rõ hơn hoặc khi bé hoạt động cơ bụng mạnh như khóc, ho.
  • Lấy tay ấn nhẹ, bố mẹ có thể đẩy 1 phần mô bị lồi vào trong
  • Những mô này kích thước không giống nhau ở mỗi bé, thường chúng chỉ nhỏ dưới 2,5cm.
  • Bé không cảm thấy đau.

3. Cách điều trị cho bé sơ sinh rốn lồi

3.1. Phẫu thuật cho bé sơ sinh rốn lồi

Thông thường, vòng rốn sẽ đóng lại trước khi bé được 1 tuổi và trẻ không cần điều trị hoặc sẽ thu nhỏ dần khi bé lớn lên. Tuy nhiên trong một số trường hợp sau bố mẹ nên đưa bé đi phẫu thuật:

  • Trẻ 5 tuổi nhưng vẫn thấy vòng rốn chưa đóng lại.
  • Phần mô lồi ra quá lớn hoặc khiến bé bị khó chịu.
  • Bé bị thoát vị nghẹt cần được phẫu thuật ngay lập tức.
  • Dù đã lớn nhưng rốn bé vẫn lồi trông mất thẩm mỹ.
  • Sau khi phẫu thuật bé có thể được xuất viện ngay và chăm sóc tại nhà bố mẹ không nên quá lo lắng.

3.2. Chữa lồi rốn bằng phương pháp dân gian

Mẹ dùng một đồng xu hoặc một thẻ nhựa hình tròn với đường kính tương đương đem gói trong một miếng gạc vô trùng và đặt lên rốn của bé. Tiếp theo, dùng băng quấn rốn loại thun mỏng một lớp quấn quanh bụng bé.


Để mắt theo dõi xem đồng xu ấy có rơi ra hay không khi bé lặp lại những biểu hiện trên, đồng xu không thể cố định mãi ở một vị trí mà có thể rơi ra bất cứ lúc nào nên bố mẹ cần chú ý hơn. Khi thấy trẻ có biểu hiện gào khóc dữ dội, hãy bế trẻ lên và dỗ dành để trẻ có được cảm giác chở che và nín dần.

đùng đồng xu chữa rốn lồi

Dùng đồng xu chữa rốn lồi cho bé. Ảnh: Internet

Nếu bé thường rặn nhiều mỗi lúc đi tiêu, bố mẹ hãy chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ cho trẻ. Khi bé có hiện tượng đi ngoài cách khoảng 3-4 ngày, bố mẹ hãy cho trẻ dùng đu đủ hoặc súp khoai lang để giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn.


Hiện tượng bé sơ sinh rốn lồi sẽ tự nhỏ lại và trở về bình thường. Nhưng nếu như rốn trẻ vẫn căng phồng to lên và có dấu hiệu mỗi lúc một to hơn, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

4. Cách phòng tránh bé sơ sinh rốn lồi

Các mẹ có thể phòng tránh bé sơ sinh rốn lồi bằng những biện pháp đơn giản dễ thực hiện như:

  • Hạn chế việc trẻ khóc, gào để hạn chế áp lực từ bụng lên rốn là nguyên nhân khiến rốn lồi ra. Hãy bế trẻ lên và dỗ dành để trẻ nín dần.
  • Tránh táo bón cho bé bằng cách thay đổi dinh dưỡng nhiều chất xơ cho bé. Cho bé dùng súp đu đủ, súp khoai lang giúp bé dễ tiêu hơn.
  • Massage nhẹ nhàng thành bụng cho trẻ mỗi ngày.
dỗ bé nín khoác ngăn rốn lồi

Dỗ bé nín mỗi khi khóc hạn chế bị rốn lồi. Ảnh: Internet

  • Vệ sinh cẩn thận vùng rốn cho bé.
  • Không nên quấn chặt bụng bé, vừa khồn giảm rốn lồi mà lại gât khó chịu thêm cho bé.

Hiện tượng bé sơ sinh rốn lồi chủ yếu là do trẻ hay vặn mình, uốn mình, khóc rướn người. Đa số tình trạng rốn lồi sẽ tự nhỏ lại và trở về bình thường, nhưng nếu như rốn bé vẫn căng phồng to lên và có dấu hiệu mỗi lúc một to hơn, thì bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời, hiệu quả. Hy vọng bài viết cung cấp cho bố mẹ những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc rốn cho bé và hãy luôn đồng hành cùng mom.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Hạnh Sử tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart