Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Kinh nghiệm cai sữa cho con hiệu quả nhanh mà mẹ cần biết

Kinh nghiệm cai sữa cho con được các mẹ áp dụng thành công và chia sẻ lại giúp những người mới làm mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm hay khi nuôi con nhỏ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu của trẻ mỗi ngày, vì trẻ đã quen với việc bú sữa mẹ nên cai sữa trở thành một cú sốc rất lớn mà nhiều bé không thể chấp nhận được. Tùy vào mức độ nghiện ti mẹ của mỗi bé mà khả năng cai sữa cho con của các mẹ có độ thành công khác nhau. Có mẹ cai sữa cho con dễ dàng trong một vài ngày mà bé không hề quấy khóc, nhưng có mẹ lại mệt mỏi vật vã trong quá trình cai sữa cho con, gây tổn hại sức khỏe cho cả mẹ và bé.Thực tế, các mẹ có thể cai sữa cho con dễ dàng trong một nốt nhạc nếu áp dụng đúng phương pháp. Để giúp các mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm cai sữa cho con hay và hiệu quả, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một vài bí quyết cai sữa thành công nhanh chóng dưới đây, mời các mẹ cùng theo dõi và áp dụng nhé.

kinh nghiệm cai sữa cho con

Cai sữa cho con luôn là vấn đề được các mẹ quan tâm. Ảnh: Internet.

1. Khi nào nên cai sữa cho con?

Mẹ hãy cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời, đó là món quà quý giá nhất mà mẹ dành cho bé. Sau 6 tháng, mẹ có thể chuyển dần sang việc cho bé ăn dặm tới khi bé được 1 tuổi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là khi đủ 1 tuổi bé sẽ không được bú mẹ nữa.


Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi, tuy nhiên mẹ vẫn có thể cho bé bú đến khi nào muốn, miễn là cả hai người cùng cảm thấy thoải mái. Nếu muốn cai sữa cho bé sớm trước khi bé 1 tuổi cũng không gây hại gì cả, nhưng mẹ phải đảm bảo rằng con bạn luôn được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển sau khi cai sữa.

khi nào cai sữa cho bé

Mẹ chỉ nên cai sữa khi bé đã sẵn sàng và đủ tuổi. Ảnh: Internet.

2. Kinh nghiệm của các mẹ khi cai sữa cho con

Một số kinh nghiệm cai sữa cho con giúp quá trinh cai sữa trở nên thuận lợi hơn:

2.1. Phương pháp thích hợp khi cai sữa cho bé

Nếu mẹ đang tích cực cai sữa cho con, hãy dành nhiều thời gian để vuốt ve, tâm sự và ôm con nhiều hơn. Nhiều mẹ cai sữa cho con nhưng lại đắn đo với quyết định này bởi sợ con sẽ lệ thuộc vào sự chăm sóc. Nhưng thực chất, em bé cần những điều này để bù đắp cho sự thiếu hụt về các tiếp xúc vật lý khi cai sữa.


Hãy làm một điều gì đó cùng bé, đừng xem ti vi, trả lời điện thoại hay làm các việc lặt vặt khác. Thỉnh thoảng, một cái ôm nhẹ cũng đủ để an ủi bé và hãy cố gắng dành nhiều thời gian cho bé càng tốt. Hãy để bé biết rằng tất cả mọi cách mà bạn có thể rằng bạn luôn muốn gần gũi với bé.


Nếu bé bộc lộ mạnh mẽ niềm ham muốn việc bú sữa, đừng từ chối. Nhưng nếu mẹ đang trong quá trình giúp bé cai sữa và em bé không đòi hỏi sữa mẹ, thì mẹ cũng không nên gợi ý điều đó.

ôm ấp vuốt ve trẻ

Mẹ nên dành nhiều thời gian vuốt ve, tâm  sự với con. Ảnh: Internet.

2.2. Bổ sung sữa ngoài cho bé khi cai sữa

Nếu em bé lớn hơn 9 – 10 tháng tuổi và vẫn bú sữa mẹ thường xuyên và đang dần tiếp cận tới các thực phẩm rắn, thì bé không cần bất cứ lượng sữa bổ sung nào. Thay vì các loại sữa bổ sung, mẹ có thể gợi ý trẻ bằng các đồ ăn rắn cùng với nước lọc và hoa quả, hay các loại sữa khác nếu có.


Sau 12 tháng tuổi, sữa sẽ không còn đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống của bé. Nếu trẻ không chịu uống sữa hay không còn bú, mẹ có thể dùng sữa chua, pho mát và kem để thay thế. Ngoài ra, mẹ có thể đưa sữa vào các thực phẩm khác như bánh, khoai tây nghiền,….

2.3. Bé bị ốm khi cai sữa phải làm sao?

Sữa mẹ cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cần thiết khi bé bị ốm, những đứa trẻ không bú sữa sẽ có nguy cơ đối mặt với việc thiếu hụt nước trong quá trình ốm bởi chúng sẽ không uống những thứ đồ khác. Thông thường, không ai cổ vũ một người mẹ tiến hành cai sữa khi bé bị ốm. Hãy tiến hành cai sữa khi bé khỏe mạnh và đã sẵn sàng với những sự thay đổi.

không cai sữa khi bé bị ốm

Không nên tiến hành cai sữa khi bé đang bị ốm. Ảnh: Internet.

Nếu em bé bị ốm trong quá trình cai sữa mẹ, hãy nghiêm túc cho bé bú khi cần cho tới khi bé khỏe mạnh. Việc tiếp tục cho bé bú sữa có thể sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục và không có cách nào giúp bé khỏe mạnh nhanh hơn khi cho bú. Khi bé đã khỏe lại, mẹ mới có thể tiến hành cai sữa cho mẹ như kế hoạch đã định.

3. Dấu hiệu bé chưa sẵn sàng cai sữa

Mẹ hãy quan sát các biểu hiện của bé về sự khó chịu, không hài lòng trong quá trình cai sữa để biết việc cai sữa có quá khó khăn với bé hay không. Một vài dấu hiệu bé chưa sẵn sàng cai sữa:

  • Bé hay khóc, rên rỉ, bám chặt lấy mẹ hoặc tức giận nhiều
  • Tần suất thức giấc vào ban đêm của bé tăng lên
  • Bé bắt đầu sợ hoặc ngày càng sợ sự chia cách
  • Bé có những thói quen mới về việc dính chặt tới một món đồ chơi hoặc một chiếc chăn
  • Bé xuất hiện những cơn đau bụng, táo bón, nôn mửa hay lời ăn
  • Bé hình thành các hành động tránh né, xa lánh
  • Bé có thói quen bú ti giả, bú ngón tay
dấu hiệu bé chưa sẵn sàng cai sữa

Quan sát xem việc cai sữa có quá sức đối với trẻ. Ảnh: Internet.

Trên đây là những kinh nghiệm cai sữa cho con không đau mà cực hiệu quả, hy vọng sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều cách hay khi thực hiện cai sữa cho con yêu của mình, đảm bảo thành công mà không tốn nhiều thời gian hay công sức. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ góp phần giúp ích được cho các mẹ trong quá trình nuôi con và hãy thường xuyên truy cập mom.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị nhé.

 

 

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart